Để không học sinh nào bị “bỏ rơi” trong lớp học
Nếu một lớp có nhiều đối tượng học sinh, có em học rất giỏi nhưng cũng có em rất yếu và sợ môn Toán, việc giáo viên cần làm là không để học sinh nào cảm thấy bị “bỏ rơi” trong lớp học.
Cô Tâm thường động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen và những món quà nhỏ.
Đó là chia sẻ của cô Dương Thị Thanh Tâm – Giáo viên Toán, Trường THPT Xuân Giang (Hà Nội). Cô Tâm cho hay, tâm lý của học sinh yếu rất sợ và ngại, không dám có ý kiến, cũng không dám hỏi cô giáo khi không hiểu bài. Thực tế, cô đã gặp nhiều trường hợp như vậy trong các lớp cô được đảm nhận.
“Việc đầu tiên để cho học sinh không sợ môn Toán đó là, tôi công bằng với tất cả các em, từ việc kiểm tra, hỏi kiến thức cũ đến kiến thức mới. Nhưng với những học sinh yếu tôi có một chút để tâm hơn. Tôi không yêu cầu cao đối với những học sinh này. Tôi thường lựa chọn kiến thức cơ bản và ở mức độ dễ, phù hợp với các em, khuyến khích động viên các em mỗi khi các em có tiến bộ” – cô Tâm chia sẻ.
Ngoài ra, cô Tâm thường khích lệ những mặt mạnh của các em như: Hăng hái xây dựng bài, viết chữ đẹp, ngoan, đi học đúng giờ, chăm chỉ … Cô luôn cố gắng tìm ra điểm tốt của các em để tuyên dương động viên bất cứ khi nào có cơ hội.
“Với tâm lý sợ yếu và dốt hơn các bạn nên các em học sinh này thường hay tự ti. Vì vậy, khi các em có sự tiến bộ là tôi động viên kịp thời bằng lời khen, bằng phần quà nhỏ, nhằm khích lệ các em tiếp tục cố gắng trong học tập.
Video đang HOT
Cô Dương Thị Thanh Tâm luôn được học trò yêu quý
Bên cạnh đó, tôi cũng cử một số học sinh học khá, giỏi kèm cặp thêm cho các bạn học yếu. Cuối học kì “đôi bạn cùng tiến” sẽ được tuyên dương, khen thưởng trước lớp. Tôi muốn mỗi một giờ học Toán, các em cảm thấy thú vị, thoải mái, không em nào cảm thấy bị bỏ rơi” – cô Tâm bộc bạch.
Theo cô Tâm, với sự phát triển của công nghệ, học sinh có rất nhiều kênh để lĩnh hội kiến thức. Nhưng vai trò của giáo viên không thể thay thế, bởi giáo viên ngoài việc truyền đạt kiến thức, còn là người định hướng cho học sinh tìm hiểu kiến thức và chiếm lĩnh kiến thức trên internet.
Giáo viên cũng là người cổ vũ, động viên giúp đỡ khi các em gặp khó khăn và trở ngại trong cuộc sống. Nhờ có giáo viên, các em mới có thể học tập theo nhóm, phát triển tâm tư, tình cảm, và phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Những lời động viên, khích lệ và khen thưởng kịp thời sẽ giúp các em có thêm nhiều động lực để học tập tốt hơn.
“Là một giáo viên, chúng tôi biết cần phải làm gì để vai trò của mình không bị thay thế bởi những “giáo viên ảo, lớp học ảo”. Theo đó, chúng tôi ý thức được rằng, cần phải luôn trau dồi kiến thức để không lạc hậu với thời đại; đồng thời trang bị cho mình những kĩ năng và năng lực sư phạm để giảng dạy, dẫn dắt học sinh trên con đường chinh phục kho tàng tri thức” – cô Tâm trao đổi.
Minh Phong (ghi)
Theo giaoducthoidai
Tấm lòng của người thầy cắm bản
Ở các xã vùng sâu Cư Pui, Cư Đrăm, Yang Mao của huyện Krông Bông (Đắk Lắk) hiện vẫn có hàng chục thầy cô giáo nhà cách trường vài chục cây số đường rừng.
Mỗi người một hoàn cảnh với bao khó khăn, vất vả. Song, họ vẫn nỗ lực vượt qua để bám trường, bám lớp, ươm mầm xanh cho các thế hệ nơi đây.
Cô H'Do Dur với các em học sinh lớp 1, điểm trường buôn Ea Chố, trường Tiểu học Yang Mao.
Tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm Hải Dương năm 2012, cô H'Do Dur (dân tộc M'nông) nhà ở xã Yang Tao (huyện Lắk) về nhận công tác tại trường Tiểu học Yang Mao (xã Yang Mao). Nhà cách trường hơn 60 km, bố mẹ già yếu, con nhỏ phải đem theo, hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, vài ba tuần mới về thăm nhà một lần.
Thế nhưng, gác lại những khó khăn, vất vả, cô H'Do Dur gắn bó với các em học sinh lớp Một trường Tiểu học Yang Mao từ khi mới về trường. Hàng ngày lên lớp, cô miệt mài luyện cho các em đánh vần, rèn từng nét chữ. Lớp học của cô hàng năm luôn có những học sinh đọc tốt, viết chữ đẹp. Cô H'Do Dur tâm sự: "Các em học sinh ở đây chủ yếu là người dân tộc M'nông, điều kiện giáo dục còn gặp rất nhiều khó khăn. Khi vào lớp 1, đa số các em chưa biết viết, nhiều em chưa biết cầm bút, phát âm không chính xác. Vì vậy thầy cô ở đây phải rất vất vả, bỏ ra nhiều công sức, thời gian và phải thật sự tỉ mẩn, tâm huyết, cầm tay, hướng dẫn từng em một".
Cô Hoàng Thị Vương (dân tộc Tày) cũng gắn bó với trường Tiểu học Yang Mao gần 8 năm nay. Tốt nghiệp trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật- Du lịch Nha Trang (khoa Sư phạm âm nhạc) về nhận công tác và được phân công làm tổng phụ trách Đội. Trong suốt những năm qua, cô Vương luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, dành nhiều thời gian, tâm sức tập luyện cho các em Đội viên - Nhi đồng; xây dựng nề nếp hoạt động Đội- Sao với nhiều hoạt động thiết thực như chương trình phát thanh Măng non, bài thể dục Earobic giữa giờ, các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ... Liên đội nhà trường luôn được đánh giá vững mạnh xuất sắc. Ngoài ra, cô Vương còn tham gia vận động quyên góp giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị bệnh hiểm nghèo.
Thầy Vũ Đức Thắng gắn bó với các em học sinh người Mông trường Ea Bar gần 10 năm.
Thầy giáo tật nguyền Vũ Đức Thắng, giáo viên trường Tiểu học Ea Bar (xã Cư Pui) "bám trụ" với học sinh người dân tộc Mông từ khi mới ra trường. Bị căn bệnh vẹo cột sống từ khi còn học lớp 6. Hiện nay bộ khung nẹp, 20 ốc vít vẫn còn nguyên trong cơ thể, chăn tay co quắp, đi lại, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn, nhà cách trường gần 40 km... Vượt qua tất cả, thầy Vũ Đức Thắng đã gắn bó với trường từ năm 2011 đến nay. Nhiệt tình, tâm huyết, tận tụy với học sinh trong từng tiết dạy, học tiếng Mông để giao tiếp với học sinh.
Tuy xa gia đình nhưng thầy Thắng chưa có ý định chuyển về gần nhà mà mong muốn tiếp tục ở lại công tác để đem con chữ đến cho các em học sinh người Mông. Thầy Thắng tâm sự: "Hiện tại mình chưa có ý định xin chuyển vì bố mẹ còn khỏe. Hơn nữa giờ có về gần nhà cũng không giúp được gì nhiều cho gia đình. Mình sẽ cố gắng khắc phục khó khăn, bệnh tật để tiếp tục giảng dạy cho các em học sinh vùng sâu".
Còn vợ chồng thầy Nguyễn Vân nhà ở thị trấn Phước An (Krông Pắc) về giảng dạy tại trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (xã Hòa Tân) từ năm 2008. Đầu năm học vừa qua do sáp nhập trường nên cả 2 vợ chồng thầy Vân được cấp trên điều động vào giảng dạy ở vùng sâu. Thầy Vân về trường Tiểu học Yang Hăn (xã Cư Đrăm) còn cô Thùy dạy môn mỹ thuật (vợ thầy Vân) về giảng dạy tại trường Tiểu học Nhân Giang (xã Yang Mao). Điều kiện rất khó khăn nhưng hai vợ chồng đã khắc phục để công tác tốt. Là giáo viên dạy âm nhạc, lại có giọng hát hay nên khi về nhận công tác, thầy Vân đã cùng với tập thể nhà trường tập luyện và tham dự hội diễn văn nghệ truyền thống ngành giáo dục và đã đạt giải A. Những tiết dạy của thầy được học sinh vô cùng thích thú.
Cô Hoàng Thị Vương cùng với phát thanh viên chương trình Măng non trường TH Yang Mao đang làm chương trình.
Thầy Vân chia sẻ: "Nhà cách trường hơn 70km, vợ mang bầu, con nhỏ 6 tuổi bị bệnh tim phải thuê nhà ở. Khó khăn, vất vả thật nhưng khi vào dạy thấy các em học sinh Tiểu học người dân tộc Mông ở đây ngoan, rất thích học hát. Đó chính là sự bù đắp lớn nhất cho những người thầy như chúng em".
Còn nhiều thầy cô nơi xa đến giảng dạy ở trường vùng sâu của huyện Krông Bông. Nhiều người đang phải ở trong những căn phòng tạm hoặc thuê nhà với nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều có chung một mục đích: nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, đem con chữ đến cho các em học sinh nơi đây.
Tùng Lâm
Theo daidoanket
Lớp học của thầy giáo làng ngậm bút viết chữ Thời gian đầu ngậm cái bút vào miệng để tập viết, cứ được vài chữ là tôi phải dừng lại nghỉ vì rất mệt mỏi, mắt thì hoa lên vì phải nhìn sát vào trang giấy. "Cũng không biết tôi bị bệnh từ bao giờ, thấy bố mẹ kể lại là khi được sinh ra tôi rất bụ bẫm, to và phát triển...