Để không còn những văn bản “chữa cháy”
Từ nhiều ngày nay, từ báo chí, mạng xã hội đến công sở, gia đình, nhóm các cụ hưu đón cháu trước cổng trường tiểu học…, một chủ đề luôn nóng và có lẽ còn tiếp tục nóng, đó là những “hạt sạn” trong cuốn Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn, được đưa vào giảng dạy từ năm học 2020 – 2021 này.
Ảnh minh họa
Dư luận cũng quan tâm đến sự phản ứng của ngành chủ quản, ở đây là Bộ GD& ĐT trước sự việc này.
Cần ghi nhận là ngay sau khi có ý kiến của cha mẹ học sinh phản ánh về tình trạng quá tải đối với con em mình là học sinh lớp 1, Bộ GD& ĐT đã có công văn yêu cầu các nhà trường điều chỉnh và đặc biệt là yêu cầu giáo viên không giao bài tập về nhà với các học sinh lớp 1 đã học 2 buổi/ ngày tại trường. Có thể nói đây là việc làm cần thiết, kịp thời. Tuy nhiên, sự mau lẹ của động thái này của lãnh đạo Bộ GD&ĐT lại gợi ra những cảm nghĩ ở một góc độ khác.
Để ý một chút thì thấy, thời gian gần đây, mỗi khi có những sự cố liên quan đến hoạt động của ngành, Bộ GD&ĐT (và không chỉ Bộ DG&ĐT) rất nhanh chóng ra các văn bản chỉ đạo, nhắc nhở, chấn chỉnh. Ví dụ dễ thấy và gần đây nhất là trước sự việc năm học mới 2020 – 2021 bắt đầu chưa được một tuần đã có 4 học sinh tử vong vì tai nạn tại trường ở Lào Cai, Nghệ An… ngày 8/9, Bộ đã có công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất trường học, đảm bảo an toàn cho học sinh. Cũng cần nhắc lại là ngay từ năm 2018, Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành công văn số 64/BGDĐT-CSVC ngày 09/01/2018 về việc cải tạo và bảo trì cơ sở vật chất trường học đảm bảo an toàn cho học sinh.
Tương tự, cuối năm 2019, khi xảy ra vụ trẻ tử vong vì bị bỏ quên trẻ trên xe đưa đón ở Trường Gateway (Hà Nội) và một số vụ xe đưa đón bốc cháy, làm rơi học sinh trên đường ở Bình Dương, Đồng Nai, Bộ GD&ĐT đã có ngay văn bản gửi giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh khi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng ô tô. Ngay đầu năm học này, khi xảy ra vụ việc một học sinh lớp 3 trường Đoàn Thị Điểm bị bỏ quên trên xe, Bộ cũng lập tức có văn bản nhắc nhở.
Thậm chí, Bộ GD&ĐT còn có công văn gửi Bộ GT-VT đề nghị “Rà soát, nghiên cứu, bổ sung các quy định của pháp luật và hướng dẫn cụ thể đối với loại hình vận tải hành khách là học sinh từ bậc mầm non đến phổ thông”, mặc dù theo Bộ GT-VT, những quy định nói trên đã có trong Luật Giao thông đường bộ hiện hành và Bộ GD&ĐT chỉ cần chỉ đạo và có biện pháp kiểm tra để các trường học thực hiện nghiêm khi tổ chức đưa đón học sinh đến trường bằng xe ô tô.
Có thể nói rằng, việc ra các văn bản nhắc nhở là cần thiết, nhưng việc cần thiết hơn là có sự chỉ đạo kịp thời và kiểm tra sát sao một cách thường xuyên để những sự việc đáng tiếc không xảy ra và không cần ban hành các văn bản theo kiểu chữa cháy như vậy.
Video đang HOT
Sự việc cũng tương tự đối với những lùm xùm xung quanh sự quá tải của chương trình lớp 1 mới cũng như những hạt sạn của Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Diều. Như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận xét, sách Tiếng Việt lớp 1 nếu khi mới nộp cho Hội đồng Thẩm định được đưa lên mạng để các chuyên gia, giáo viên, phụ huynh cùng góp ý ngay từ đầu sẽ chắc chắn bớt những hạt sạn đáng tiếc.
Cũng như vậy, giá như Bộ GD&ĐT, mà cụ thể ở đây là lãnh đạo Bộ cẩn trọng hơn trong lựa chọn, thành lập Hội đồng Thẩm định sách giáo khoa, chương trình đổi mới, ban hành những quy định chặt chẽ, khoa học về việc tham gia viết sách và đặc biệt là quy trình thực nghiệm được làm chặt chẽ chứ không phải theo kiểu vừa đá bóng vừa thổi còi như với nhóm Cánh Diều thì đã không xảy ra những chuyện đáng buồn như vừa rồi.
Chắc chắn trước yêu cầu của công luận và dư luận, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ GD&ĐT sẽ có biện pháp sửa chữa, điều chỉnh, khắc phục những vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, đây cũng là bài học mà Bộ GD&ĐT cần quan tâm để tránh phải ra những văn bản theo kiểu chữa cháy khi sự việc không hay đã xảy ra.
Học sinh học thế nào khi chờ sửa sách Cánh Diều?
Nhiều phụ huynh học sinh và giáo viên đang sử dụng sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều lo lắng việc sẽ dạy và học tiếp cuốn sách này ra sao trong khi chờ chỉnh sửa chính thức.
Những chi tiết không phù hợp trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều sẽ được chỉnh sửa, báo cáo Bộ GD-ĐT xem xét phê duyệt trước ngày 15.11 - NGỌC DƯƠNG
Phụ huynh lo lắng về "sản phẩm lỗi" đang sử dụng
Bộ sách Cánh Diều (Nhà xuất bản Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) được các trường lựa chọn nhiều nhất trong số 5 bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 được phê duyệt trong năm học này, với khoảng 30%.
Nhiều địa phương có tỷ lệ chọn bộ SGK Cánh Diều rất cao. Trong đó, riêng môn tiếng Việt có những địa phương 100% chọn SGK của Cánh Diều như: Phú Thọ, Thái Nguyên, Nam Định. Tỷ lệ chọn SGK Cánh Diều tính theo số học sinh (HS) ở nhiều tỉnh khá cao, như Tây Ninh 95%, Tiền Giang 75,86%, Thái Bình 64,08%, Hậu Giang 77%...
Tại TP.HCM, có khoảng 20% số trường tiểu học lựa chọn bộ sách Cánh Diều. Riêng tại Hà Nội, nơi có số trường học và HS lớp 1 cao nhất cả nước, cũng có tới khoảng 50% số trường tiểu học chọn SGK của bộ sách Cánh Diều. Một số quận như Tây Hồ có tới 14/15 trường tiểu học chọn bộ SGK tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều với hơn 2.700 HS...
Do vậy, trước thông tin nhiều nội dung trong SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều sẽ phải chỉnh sửa, thay đổi, nhiều phụ huynh có con học sách này cũng như giáo viên (GV) rất băn khoăn, không biết sách sẽ sửa thế nào, SGK mà con em họ đang dùng có dùng tiếp hay không?...
Một phụ huynh có con đang học lớp 1 Trường tiểu học Chu Văn An (Q.Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: "Sách là do nhà trường chọn, nhưng phụ huynh mới là người trả tiền cho sản phẩm ấy. Do vậy, với tư cách là khách hàng, chúng tôi có quyền được trả lời rõ ràng về "sản phẩm lỗi" mà chúng tôi đã nhận được. Đó là chưa kể việc chúng tôi phải được xin lỗi, thậm chí bồi thường...".
Đây cũng là tâm trạng của nhiều phụ huynh HS và cả GV. Câu trả lời mà nhiều phụ huynh và GV mong muốn nhận được là đơn vị cung cấp sản phẩm sẽ thu hồi sản phẩm ấy để đổi lại sản phẩm tốt hơn, hay sửa chữa, bổ sung thế nào? Bao giờ thì HS sẽ nhận được bản SGK đã sửa ấy?
Sách là do nhà trường chọn, nhưng phụ huynh mới là người trả tiền cho sản phẩm ấy. Do vậy, với tư cách là khách hàng, chúng tôi có quyền được trả lời rõ ràng về "sản phẩm lỗi" mà chúng tôi đã nhận được. Đó là chưa kể việc chúng tôi phải được xin lỗi, thậm chí bồi thường
Phụ huynh có con học lớp 1 Trường tiểu học Chu Văn An (Q.Tây Hồ, Hà Nội)
Điều mà phụ huynh và GV cũng đặc biệt quan tâm là từ nay đến ngày 15.11, còn gần 1 tháng nữa mới có nội dung chỉnh sửa được phê duyệt, và trong quá trình chờ đợi, HS sẽ học thế nào với SGK chưa sửa? Hiện nay, theo thiết kế chương trình ở lớp 1, mỗi tuần có tới 12 tiết tiếng Việt. Như vậy, nếu phải chờ trong 1 tháng nữa thì đã có khoảng 50 tiết học môn tiếng Việt trôi qua với rất nhiều bài học trong SGK.
Sẽ có hướng dẫn trong khi chờ nội dung sửa chính thức
Xung quanh những băn khoăn trên, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), cho biết Bộ đã yêu cầu nhà xuất bản (NXB) và tác giả SGK tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính. Trước mắt, khi chưa có nội dung chỉnh sửa chính thức, tác giả và NXB cần sớm xây dựng hướng dẫn để báo cáo Bộ GD-ĐT và gửi tới các trường, các GV, HS đang sử dụng bộ SGK Cánh Diều để áp dụng phù hợp.
Với câu hỏi sẽ chỉnh sửa SGK theo cách thức thế nào để nội dung ấy đến tay người dạy, người học, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết NXB là đơn vị có trách nhiệm đề xuất với Bộ phương án sửa để Bộ cho ý kiến. Về nguyên tắc là tất cả nhà trường, HS đã chọn, đã mua và sử dụng SGK này phải nhận được nội dung chỉnh sửa, hiệu đính sau khi nội dung đó đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt.
Một đại diện khác của Bộ GD-ĐT cho hay toàn bộ kinh phí cho việc chỉnh sửa, hiệu đính chắc chắn sẽ do NXB có SGK này chi trả, và nội dung hiệu đính tất nhiên phải phát miễn phí tới các nhà trường, HS, chứ không sử dụng ngân sách nhà nước, vì việc biên soạn SGK lớp 1 cũng không hề sử dụng ngân sách mà kinh phí là do các NXB đầu tư.
Yêu cầu thì nhà xuất bản sẽ thực hiện
Chiều 16.10, ông Lê Thanh Hà, Giám đốc NXB Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết nếu Bộ GD-ĐT yêu cầu thì NXB sẽ thực hiện theo đúng quy định và trên tinh thần cầu thị. Về phương án thực hiện, ông Hà cho biết đang chờ hướng dẫn chính thức của Bộ và sẽ làm tốt nhất có thể.
Hà Ánh
Bộ GD-ĐT cho biết riêng về nội dung chỉnh sửa, NXB SGK tiếng Việt lớp 1 của bộ Cánh Diều cũng sẽ xây dựng bản thảo và gửi Hội đồng thẩm định để thẩm định. Sau khi bản thảo được thẩm định đánh giá "đạt" sẽ báo cáo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét phê duyệt nội dung chỉnh sửa trước ngày 15.11.2020.
Quy trình sửa sách giáo khoa ra sao?
Thông tư 33 của Bộ GD-ĐT ban hành về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn, tổ chức cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, trong đó điều 9 có quy định về quy trình chỉnh sửa SGK.
Theo đó, quy trình chỉnh sửa thực hiện như quy trình biên soạn, trừ quy định về thực nghiệm (trường hợp phải tổ chức thực nghiệm chỉnh sửa do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định). Có thể hình dung tác giả biên soạn SGK sẽ gửi bản thảo chỉnh sửa đến NXB đã xuất bản cuốn sách đó. NXB tổ chức biên tập, hoàn thành dự thảo chỉnh sửa, và gửi Bộ tổ chức thẩm định. Bộ trưởng phê duyệt, cho phép sử dụng nội dung chỉnh sửa ấy.
Vì sao phải thu hồi sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều? Điều quan trọng nhất của việc biên soạn sách giáo khoa cho trẻ em là phải làm sao gieo những hạt mầm lương thiện để tư đó khơi gợi và thức tỉnh nhân tính. LTS: Tiếp tục bày tỏ quan điểm về sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Cánh Diều, nhà giáo Nguyễn Trọng Bình từ Cần Thơ cho rằng cần thu hồi...