Để không còn những bức thư đau lòng của con trẻ: Nên bắt buộc học làm cha mẹ?

Theo dõi VGT trên

Rất nhiều câu hỏi đã vang lên trong đầu óc, trong trái tim mỗi con người, khi bức thư được cho là của bé gái 12 tuổi rơi từ tầng cao xuống đất tử vong tại Hà Nội mới đây – được lan truyền trên mạng xã hội. Lá thư đã lấy đi nước mắt của biết bao người.

Dù chưa rõ tính xác thực của lá thư này, cũng như chưa biết chính xác nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng trên ra sao, nhưng có luồng ý kiến cho rằng, việc cha mẹ cãi nhau trước mặt con cái có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

Để không còn những bức thư đau lòng của con trẻ: Nên bắt buộc học làm cha mẹ? - Hình 1

Những khóa học kỹ năng làm cha mẹ rất cần thiết.

Không phải cứ sinh con ra là có thể làm cha mẹ

Điều đáng nói, đây không phải lần đầu tiên xảy ra sự việc đau lòng được cho là phản ứng của con trẻ khi chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau. Cách đây không lâu, em C.Th (15 tuổi, TP HCM) đã uống 17 viên thuốc chữa bệnh động kinh để khỏi phải chứng kiến những cuộc cãi vã của cha mẹ.

Trước đó, em N.T.D.K (17 tuổi, ở Phú Yên) cũng uống thuốc trừ sâu tự tử vì buồn bực về chuyện bố mẹ thường xuyên cãi nhau…

Hình ảnh cha mẹ cãi vã với những câu nói thậm tệ sẽ in đậm mãi trong ký ức của đứa con. Với đứa trẻ đa cảm, chúng sẽ thấy buồn bã, lo âu, suy nghĩ và dẫn đến hành động tiêu cực như tìm đến cái chết. Còn một số khác sẽ tác động đến việc hình thành tính cách khi trưởng thành, đứa trẻ sẽ trở nên hung hăng, thiếu kiềm chế, phản ứng tương tự khi xảy ra xung đột.

Và trong câu chuyện của bé gái 11 tuổi rơi từ tầng cao tại Hà Nội thì thông tin ban đầu cho thấy, cha mẹ của bé gái nhiều lần cãi vã căng thẳng. Hai hôm liên tiếp trước khi sự việc xảy ra, bố mẹ cháu bé đều to tiếng.

Chương trình giáo dục làm cha mẹ nên phù hợp với văn hóa, điều kiện của từng địa phương vùng miền

NGND.PGS.TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh cho rằng, khi xây dựng chương trình cần lưu ý thêm vấn đề giáo dục làm cha mẹ của những người khuyết tật, đặc biệt là đối tượng khiếm thính. Theo điều tra có khoảng 1,3 đến 1,5 triệu người không nghe nói được, thậm chí không biết đọc, biết viết, họ trao đổi bằng ngôn ngữ ký hiệu.

“Với đối tượng này, giáo dục làm cha mẹ sẽ thế nào, nên đưa những đối tượng đặc thù vào chương trình. Tương tự với các đối tượng là người dân tộc thiểu số, công nhân khu công nghiệp… không có nhiều thời gian cho con, cần cung cấp kiến thức gì để họ có thể nuôi dạy con hiệu quả?” – ông Nguyễn Võ Kỳ Anh đề xuất.

Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Bích Hạnh – Tổ chức Plan Việt Nam cho rằng, chỉ nên là chương trình khung bởi không thể có chương trình nào chi tiết cho các nhóm đối tượng khác nhau, ở các vùng miền khác nhau.

“Để chương trình phù hợp với từng vùng miền, các nhóm đối tượng, đạt được mục tiêu đặt ra, cần cân nhắc một số nguyên tắc sau: Chương trình phải phù hợp với văn hóa, điều kiện của từng địa phương vùng miền; hướng tới bình đẳng giới, sự tham gia của nam giới trong giáo dục làm cha mẹ, trong việc thực hành làm cha mẹ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn rất hạn chế; hướng tới việc thay đổi hành vi”, bà Hạnh nhấn mạnh.

Trong lá thư được cho là củ bé gái này, đã có những dòng thật non nớt nhưng cũng thật đớn đau – nỗi đau của một đứa trẻ mong được sống trong gia đình yên ấm và luôn nhớ về những tháng ngày hạnh phúc của gia đình.

Con nhớ… hồi chúng ta ở nhà cũ! Ngôi nhà đó không tiện nghi như bây giờ, nhưng nó có biết bao kỷ niệm con không thể quên!

Vì nhà chật bố mẹ phải ngủ chung, chứ không như nhà mới bố mẹ ngủ riêng, mẹ ngủ ở phòng, bố ngủ ở ghế. Trước đây, bố hay giúp mẹ việc nhà, giúp đỡ bọn con học hành, nhưng bây giờ thì không. Bố dành thời gian ở ngoài kiếm tiền, ít khi quan tâm gia đình như trước.

Con nhớ những kỳ nghỉ Tết và nghỉ hè, cả gia đình cùng đi chơi với nhau, con thấy rất vui. Nhưng bây giờ, 3 mẹ con đi riêng, 3 bố con đi riêng, làm con cứ thấy thiếu điều gì đó.”

Vẫn biết rằng, trong cuộc sống hôn nhân vợ chồng, cuộc sống gia đình khó mà tránh khỏi những mâu thuẫn, nhưng mỗi gia đình lại có cách ứng xử khác nhau. Một số đôi vợ chồng, dù giận nhau thế nào, họ cũng tỏ ra vui vẻ, thuận hoà, che giấu không để con biết. Nhưng nhiều người vì không kiềm chế được cảm xúc, sẵn sàng văng tục, chửi bậy, to tiếng với nhau trước mặt con cái mà không hề nghĩ đến những ảnh hưởng với con.

Việc cha mẹ bất hoà, đánh chửi nhau sẽ để lại cho trẻ những sang chấn tâm lý tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khoẻ, thể chất và tinh thần. Những đứa trẻ rất nhạy cảm, chúng cảm nhận được không khí gia đình thông qua hành động, lời nói của cha mẹ.

Một nghiên cứu đã chỉ ra một đứa bé 6 tháng tuổi đã có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu chứng kiến tranh cãi gay gắt của cha mẹ. Trẻ từ 1 đến 19 tuổi, đặc biệt trong giai đoạn tuổi teen rất nhạy cảm với những xung đột trong hôn nhân của cha mẹ.

Từng câu, từng chữ trong bức thư của cô con gái nhỏ như cứa ngàn nhát dao vào trái tim những bậc làm cha mẹ và truyền tải đi một thông điệp rằng: Làm cha, làm mẹ không hề dễ dàng chút nào, bởi đâu chỉ đơn giản là đẻ và nuôi!

Chương trình giáo dục làm cha mẹ – không nhiều người biết

Các kết quả nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, hỗ trợ làm cha mẹ vẫn còn là khoảng trống rất lớn. Trước khi bước vào hôn nhân hầu như thanh niên chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để làm cha mẹ.

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy con, cha mẹ cũng thiếu thông tin khoa học và thiếu sự hỗ trợ cần thiết để giải quyết các vấn đề liên quan đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Kiến thức, kỹ năng của cha mẹ về đặc điểm, nhu cầu phát triển của con, cách tác động phù hợp đến trẻ tạo cơ hội cho trẻ phát triển, cũng như ảnh hưởng của việc làm cha mẹ đối với kết quả phát triển của trẻ còn rất hạn chế.

Video đang HOT

Theo NGND.PGS.TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục phát triển tiềm năng của con người (IPD), từ năm 1986 ông đã thực hiện công trình nghiên cứu về giáo dục cha mẹ ở Thanh Hóa và một số tỉnh lân cận. Đây là một chương trình khá công phu, cũng đánh giá được thực trạng rằng kiến thức, kỹ năng của cha mẹ kém. Kể từ thời điểm đó, đã nhiều năm trôi qua nhưng thực tế hiện nay cũng không hơn được mấy.

Để không còn những bức thư đau lòng của con trẻ: Nên bắt buộc học làm cha mẹ? - Hình 2

Việc cha mẹ bất hòa, đánh chửi nhau sẽ để lại cho trẻ những sang chấn tâm lý tiêu cực ảnh hưởng đến sức khoẻ, thể chất và tinh thần.

Đúng như nhận định của NGND.PGS.TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh, có thể thấy, sau câu chuyện thương tâm của bé gái và sau rất nhiều câu chuyện thương tâm của những đứa trẻ khác vì cha mẹ, đáng tiếc rằng vẫn không có nhiều người nghĩ rằng, làm cha mẹ cũng cần phải học và cần thiết phải có chương trình giáo dục làm cha mẹ.

Trên thực tế, Chương trình quốc gia về giáo dục làm cha mẹ giai đoạn 2020-2025 là một trong những nội dung thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 938/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027″.

Theo đó, Chương trình quốc gia về giáo dục làm cha mẹ được xây dựng nhằm giúp cha mẹ và người chăm sóc trực tiếp có đủ kiến thức, kỹ năng về chăm sóc, giáo dục và phát triển trẻ phù hợp với các mốc phát triển từ 0 đến 16 tuổi, góp phần hỗ trợ phát triển toàn diện trẻ em.

Chương trình hướng đến một số mục tiêu cụ thể với cha mẹ, người chăm sóc trẻ trực tiếp có con từ 0 đến 16 tuổi: Phấn đấu đạt 80% được thông tin về nội dung chương trình giáo dục làm cha mẹ và hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình; phấn đấu đạt 70% được tiếp cận, tập huấn, cung cấp, hỗ trợ thông tin, kiến thức và kỹ năng về chăm sóc, giáo dục và phát triển trẻ phù hợp theo từng giai đoạn tuổi; phấn đấu 40% được tập huấn, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về định hướng nghề nghiệp cho trẻ em; có ít nhất 30% nam nữ trong độ tuổi kết hôn được tham gia tập huấn và cấp giấy chứng nhận về giáo dục tiền hôn nhân, giáo dục làm cha mẹ…

Dự kiến thời gian và lộ trình thực hiện Chương trình từ năm 2020 đến năm 2025. Trong đó 3 năm đầu xây dựng và triển khai thí điểm tại 3-5 tỉnh/thành phố (mỗi xã, phường xây dựng ít nhất 1 mô hình, dịch vụ hiệu quả về giáo dục làm cha mẹ như: Nhóm cha mẹ, câu lạc bộ mẹ – con, câu lạc bộ nuôi dạy con tốt, điểm tư vấn về giáo dục làm cha mẹ…); đánh giá kết quả thí điểm. Hai năm sau đó, triển khai rộng trên toàn quốc và đề xuất chính sách từ kết quả triển khai Chương trình.

Luật định hóa việc học làm cha mẹ

Đã và đang có rất nhiều cuộc hội thảo bàn bạc xung quanh dự thảo Chương trình quốc gia về giáo dục làm cha mẹ. Theo đó, có nhiều ý kiến cho rằng các cặp đôi sẽ phải qua lớp học tiền hôn nhân mới được cấp giấy đăng ký kết hôn và cần có ngân hàng tài liệu giáo dục làm cha mẹ…

Cụ thể, theo bác sĩ Đinh Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế, cần xây dựng được chuẩn năng lực làm cha mẹ. Đưa tất cả các kỹ năng mà cha mẹ cần có vào chuẩn năng lực này. Sau đó, cố gắng pháp chế hóa thành điều kiện để tiến tới hôn nhân.

“Chẳng hạn như, đầu tiên có thể vận động, khi các cặp đôi đến đăng ký kết hôn sẽ phải làm câu hỏi trắc nghiệm trong 15 phút, nếu trả lời đạt 50% trở lên thì sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Để thực hiện được điều này thì các cặp đôi phải qua lớp học tiền hôn nhân – một trong những điều kiện để đăng ký kết hôn. Nước ngoài làm được, tại sao Việt Nam lại không?” – bác sĩ Đinh Anh Tuấn nêu quan điểm.

Cũng theo bác sĩ Tuấn, có một thực tế là hiện nay nhiều nam giới không có kiến thức pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em, cũng như không biết phải chăm sóc con thế nào. Dự thảo Chương trình quốc gia về giáo dục làm cha mẹ chưa có giải pháp tác động đến người cha, do đó cần có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể khác thay vì nếu chỉ mỗi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện.

Ở góc độ ngành Giáo dục, liên quan đến vấn đề lớp học tiền hôn nhân, ông Trịnh Cao Khải, Nhà xuất bản Giáo dục đặt vấn đề giáo dục tiền hôn nhân, giáo dục làm cha mẹ có nên đưa vào lồng ghép ở cấp học phổ thông không khi thực tế có những em học xong lớp 12, thậm chí chưa học xong phổ thông đã ngấp nghé lập gia đình.

Về vấn đề này, bà Lê Thị Thùy Dương – Tổ chức Save Children cũng đặt câu hỏi trong dự thảo có mục tiêu 50% nam nữ trong độ tuổi kết hôn được tiếp cận kiến thức về giáo dục tiền hôn nhân/giáo dục làm cha mẹ. Vậy có phải thanh niên từ 18 tuổi trở lên mới được tiếp cận không và nếu những kiến thức này chỉ dạy ở các cơ sở đại học thì những em không học đại học sẽ tiếp cận bằng cách nào khi thực tế ở miền núi có tình trạng tảo hôn, 13 tuổi đã lấy nhau rồi?…

Hiện nay, nội dung dự thảo Chương trình quốc gia về giáo dục làm cha mẹ vẫn đang tiếp tục được lấy ý kiến xây dựng. Mong rằng, trong tương lai khi đi vào thực tiễn, chương trình sẽ góp phần làm giảm thiểu những bi kịch gia đình mà con trẻ phải gánh chịu vì sự thiếu kỹ năng của các bậc sinh thành.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em:

Tôi vừa tham gia đoàn giám sát tối cao của Quốc hội về xâm hại trẻ em tại 6 tỉnh. Nhận định chung ở cả 6 tỉnh này là tình trạng xâm hại trẻ em hiện nay có xu hướng tăng, diễn biến phức tạp. Nguyên nhân đều bắt nguồn từ việc cha mẹ chủ quan, lơ là, thiếu quan tâm, mải mê làm ăn, xao nhãng việc chăm sóc trẻ, thiếu kiến thức, kỹ năng về bảo vệ con.

Để không còn những bức thư đau lòng của con trẻ: Nên bắt buộc học làm cha mẹ? - Hình 3

Thực tế này cho thấy sự cần thiết của Chương trình này trong việc giúp các phụ huynh có đầy đủ kiến thức, kỹ năng trong việc làm cha mẹ tốt; giúp trẻ em có đời sống tinh thần phong phú chứ không chỉ tập trung vào học hành, ăn uống đầy đủ…

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Trưởng ban Gia đình Xã hội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN):

Vấn đề xây dựng khung chuẩn năng lực làm cha mẹ rất quan trọng. Trong dự thảo đã đề cập đến chỉ tiêu 50% nam nữ trong độ tuổi kết hôn được tập huấn tiền hôn nhân.

Để không còn những bức thư đau lòng của con trẻ: Nên bắt buộc học làm cha mẹ? - Hình 4

Trước đó chỉ định để mục tiêu 30% nhưng Phó Chủ tịch Hội LHPNVN Trần Thị Hương yêu cầu nâng mục tiêu này lên. Điều này thể hiện quyết tâm cao của Hội LHPNVN với mong muốn khi kết hôn các cặp đôi phải xuất trình được giấy chứng nhận đã qua lớp tiền hôn nhân.

Bà Lê Thị Thùy Dương – Tổ chức Save Children:

Không phải cứ sinh con ra là có thể làm cha mẹ, nên nếu chương trình được phê duyệt có thể giúp chính cha mẹ và trẻ phát triển tốt hơn. Cần huy động nhiều nam giới tham gia vào chương trình và lựa chọn nam giới nào là người cha tích cực, là con người của gia đình có thể mời làm đại sứ tuyên truyền cho vấn đề này.

Mặt khác, việc phối hợp giữa các ban ngành trong việc thực hiện chương trình này là thách thức lớn vì trong dự thảo hầu như không đề cập đến sự phối hợp, cam kết của các ban ngành, đoàn thể. Vì thế, tôi mong đợi dự thảo càng rõ ràng, càng cụ thể càng tốt. Trong đó, cần cụ thể vai trò của các đơn vị phối hợp.

Bà Trần Thị Minh Hương – Phó ban Quốc tế, Trung ương Hội Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam:

Việc xây dựng web, app trên điện thoại để phổ biến kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ rất hay. Giống như ở Mỹ có những trang web thông tin rõ ràng, có sẵn trên mạng. Từ những người làm chính sách, người dân bình thường đều có thể tìm hiểu thông tin từ web này.

Bà Cao Hồng Vân – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam:

Cần cụ thể trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thế mạnh của họ… để có cơ chế điều phối, vận hành. Không rõ ràng trong cơ chế sẽ tác động đến việc đạt được mục tiêu của chương trình.

Bà Nguyễn Thị Thục Hạnh – Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam:

Nên xây dựng bộ tài liệu riêng cho cha, riêng cho mẹ và cho người chăm sóc vì xu thế bố mẹ đi làm ăn xa ngày càng tăng, trẻ phải sống cùng ông bà ngày một nhiều. Kỹ năng để ông bà dạy các cháu đang rất thiếu.

X.Hoa (thực hiện)

Xuân Hoa

Theo baophapluat

Bà giáo U90 của lớp học 20 năm không bảng đen phấn trắng

Suốt gần 20 năm qua, người dân quanh khu vực An Dương Tây Hồ, Hà Nội đã quá quen với hình ảnh cụ bà tóc bạc, lưng còng, gạt nắng, đội mưa dưới trời sấm sét đến lớp để dạy chữ miễn phí cho học sinh khuyết tật. Bà là Nhà giáo Hồ Hương Nam (Tây Hồ, Hà Nội), nay đã ngoài 80 tuổi.

Bà giáo U90 của lớp học 20 năm không bảng đen phấn trắng - Hình 1

Bà Nam phân trình độ học sinh theo từng bàn và mỗi bàn lại áp dụng phương pháp dạy riêng.

Trước mỗi học trò là một bục giảng

Những học sinh trong lớp của bà Hồ Hương Nam, em thì khoèo tay, em khoèo chân, em khiếm thị, khiếm thính, em thì bị động kinh khi thì im lặng nhưng đột nhiên lại lăn ra hò hét, quậy phá... Những lúc như thế, bà Nam lại nhẹ nhàng đến ôm cậu học trò rồi xoa đầu, động viên để cậu tĩnh tâm lại ngồi học cùng chúng ban.

"Bài giảng" hàng ngày trong lớp của bà tùy thộc vào từng học trò, người thì bà dạy viết chữ, người thì bà giao làm bài tập, người thì bà vừa dạy viết chữ vừa xoa bóp chân cho,... Có em học sinh đang học lăn ra ngủ, thậm chí có người còn đi vệ sinh ngay trong lớp.

Học sinh của bà có hoàn cảnh đặc biệt khác nhau. Người cao tuổi nhất đã ngoài 30, người nhỏ nhất mới 8 tuổi. Có người bị liệt, người bị câm điếc hay thiểu năng trí tuệ,...

Một số em có hoàn cảnh rất đáng thương, như một em ở phường Phúc Xá đã vừa câm vừa điếc, bố lại nhiễm HIV, mẹ thì đi lấy chồng khác, em ở với bà ngoại. Một em khác ở phường Yên Phụ thì mồ côi mẹ từ nhỏ mà lại bị liệt nửa người . Em thì đã 38 tuổi vẫn bị liệt tứ chi, chân tay co quắp run rẩy,...

Hoàn cảnh gia đình của các học sinh bà Nam đa phần là nghèo khó. Có em 26 tuổi nhưng theo học ở đây đã lâu, "ra trường" được rồi nhưng vì bố mẹ mất sớm, em ở với anh trai nên 18 năm nay em vẫn đến lớp. Hàng ngày, anh trai đưa em đến đây vui cùng bà Nam và các bạn, hết buổi lại đón về.

Bà giáo U90 của lớp học 20 năm không bảng đen phấn trắng - Hình 2

Lớp học của bà Nam chủ yếu dạy học viết, đánh vần và những phép tính đơn giản.

Hay một em học sinh 10 tuổi, vừa câm vừa điếc, bố mẹ ly hôn, nhà không có điều kiện đến trường nên bà ngoại gửi đến lớp của bà Nam.

Có cậu học trò phải nửa tháng mới nhớ được chữ A, viết tròn trịa chữ O nên "giáo án" của bà Nam cũng vì thế mà linh động theo từng học trò. Lớp học là thế. Lớp học này đâu có thước với bảng. Bà Nam bảo, trước mỗi học trò là một bục giảng!!!

Để dạy cho học sinh câm điếc, bà Nam phải sang một trung tâm ở quận Thanh Xuân để học ngôn ngữ ký hiệu trong 15 ngày. Buổi tối về nhà, bà đọc và nghiên cứu sách về tâm lý của trẻ tự kỷ, khuyết tật.

Có tận mắt cảnh cụ bà mảnh mai, gầy guộc, tóc bạc phơ đang cặm cụi cầm tay một học sinh khuyết tật để luyện cho trò từng nét chữ mới thấy với không ít người chỉ cần sinh ra được là người bình thường thôi cũng đã là một hạnh phúc vô bờ.

"Đánh cược" để có trò!!!
Bà Hồ Hương Nam, sinh năm 1933, ở Đông Ba, Huế. Sau khi lấy chồng bà ra Hà Nội, về dạy ở Trường cấp II An Dương, phường Yên Phụ (Tây Hồ) cho đến lúc nghỉ hưu.

Khi nghỉ hưu, bà Nam tham gia các hoạt động đoàn thể ở địa phương, làm cộng tác viên dân số nên bà thấy ở địa phương có nhiều trẻ bị tật nguyền không được đi học.Sinh ra ở Huế nên bà thấu hiểu "Nón rất Huế mà đời không phải thế " vậy mà sau khi gặp trẻ khuyết tật bao đêm bà vẫn không thể nào ngủ được... Thế rồi lớp học tình thương ra đời. Bà tự mình
đi đến những nhà có trẻ khuyết tật để vận động gia đình họ cho con, em tham gia lớp học miễn phí do bà dạy.

Bà giáo U90 của lớp học 20 năm không bảng đen phấn trắng - Hình 3

Trong lớp học của bà, có những em 17 năm nay vẫn chỉ dừng ở học đọc, học viết.

Bà ki cóp những đồng lương hưu của mình để mua sách vở, bút viết cho các em.

Vậy mà ban đầu đâu có dễ được chấp nhận. Nhiều gia đình có trẻ tật nguyền không thích cho con đi học, vì nghĩ bà thương hại. Thậm chí, nhiều người còn nghi ngờ mục đích của bà nên không ít lần bà bị đuổi ra khỏi cổng. Có người còn nói bà bị "khùng", "ôm rơm nặng bụng",...

Thế là bà phải "đánh cược" với họ để có hai học trò đầu tiên cho lớp học tình thương.

Lớp học đầu tiên của bà chỉ có hai học sinh. Vậy mà bà vẫn dạy không nghỉ buổi nào. Thế rồi các em học về biết đọc - biết viết, biết đúng - biết sai..Lâu dần, học sinh đến với lớp của bà cứ tăng dần. Ngày lên lớp, đêm đến bà lại đi vận động, thấy bà thành tâm và những đứa trẻ học bà dạy rất tiến bộ nên nhiều gia đình trước đây xua đuổi bà đã đến xin lỗi và xin cho con đến lớp. Đến bây giờ, lớp học của bà đã có gần 100 trẻ khuyết tật.

"Mới đầu đi vận động từng nhà cho các cháu theo học, tôi bị xua đuổi nhiều lắm. Nhiều người không hiểu, lại mặc cảm cho rằng tôi khơi lại nỗi đau", bà Nam tâm sự.

"Yêu trường không phải trường to..."

Những ngày đầu "khai giảng", lớp học chỉ có ba cô trò, chỗ học không có, phải lót từng tầm ván để ngồi. Nhiều cụ già ở phường ví von như "lớp binh dân học vụ".

"Nhiều đêm trằn trọc không ngủ tìm nơi dạy học, không ít lần tôi khóc, lo sợ chuyện dạy học đứt gánh giữa đường", bà Nam tâm sự.

Bà giáo U90 của lớp học 20 năm không bảng đen phấn trắng - Hình 4

Bà giáo Hồ Hương Nam hướng dẫn một học sinh có đến ngót 20 năm gắn bó với lớp.

Rồi bà mượn được trụ sở tuần tra của cụm dân cư số 6, phường Yên Phụ để làm nơi dạy học. Thế nhưng, được 2 năm thì bà phải trả lại để xây dựng nhà văn hóa phường. Thấy nhà trẻ gần đấy có một phòng còn trống, bà lại dọn dẹp sạch sẽ, chỉn chu cho các cháu vào học . Sau nhiều lần, bà lên tận Phòng Giáo dục quận Tây Hồ để xin nơi dạy học.

Cảm nhận được sự thành tâm của bà, cô Trần Thị Vân, Hiệu trưởng Trường THCS An Dương đã đồng ý cho bà dạy tại trường.

Cứ đến thứ Sáu hàng tuần, bà thường trích một khoản từ lương hưu của mình mua bánh mì, bim bim, kẹo,... để thưởng cho các em. Học sinh của bà ai cũng háo hức, vui vẻ đón nhận. Nhiều học trò của bà nhớ trường, nhớ lớp đến mức nghỉ học là không chịu được, như em Nguyễn Thanh Thúy, bị liệt nửa người, bị bố ngăn cản, song hằng ngày em vẫn tìm cách trốn nhà đến lớp.

Giờ đây, không chỉ người dân ở trong phường An Dương gửi con em khuyết tật đến học chỗ bà mà những gia đình khó khăn ở phường Nhật Tân, Phú Thượng, phường Xuân Đỉnh (quận Tây Hồ) hay từ tận quận Hai Bà Trưng cũng đưa con cháu đến xin học.

Sau một thời gian theo học với bà giáo Nam, nhiều gia đình nhận thấy con mình có nhiều tiến bộ như biết đọc, biết viết, đi học về biết chào hỏi nên vô cùng phấn khởi. Tiếng lành đồn xa, ngày càng nhiều học sinh đến gõ cửa xin bà dạy chữ.

Nhờ có con chữ do bà Nam dày công luyện rèn nên nhiều em khuyết tật đã tìm được bến đỗ hạnh phúc, lấy chồng, lấy vợ, có công ăn việc làm ổn định. Tính đến nay học trò của bà đến cả trăm người.

Nhiều em tưởng như cuộc sống chỉ tẻ nhạt suốt đời nhưng bây giờ đã đọc được báo, truyện tranh, biết giao tiếp, chào hỏi mọi người,... Dù đã ngoài 80 tuổi nhưng bà vẫn đều đặn 5 buổi/tuần lên lớp dạy học và suốt gần 20 năm qua bà chưa bao giờ nhận một đồng tiền thù lao nào.

Những ngày gần đến ngày Nhà giáo Việt Nam, lớp học của bà Hương Nam càng rộn ràng vui vẻ...Tiếng cười của trẻ làm bà thêm khỏe, thêm vui. Với bà đó là phần thưởng cao quý nhất.

Nghe các cụ già ở phường nói về lớp học bà Nam, tôi nhớ đến mấy câu thơ khi về thăm trường cũ: "Yêu trường không phải trường to/ Mà vì cái chữ làm cho ấm lòng/ Kính thầy đâu phải nhiều bằng/ Kính thầy ở chính tấm lòng sáng trong"!

Theo vietimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"
23:27:59 22/12/2024
BTV Hoài Anh xinh đẹp khi mặc quân phục, MC Thảo Vân hạnh phúc bên con traiBTV Hoài Anh xinh đẹp khi mặc quân phục, MC Thảo Vân hạnh phúc bên con trai
22:27:19 22/12/2024
Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Không thể nhận ra em gái Trấn ThànhKhông thể nhận ra em gái Trấn Thành
23:03:46 22/12/2024
Minh Tú tuổi 33: Sức khỏe báo động, cột sống như người 60 tuổiMinh Tú tuổi 33: Sức khỏe báo động, cột sống như người 60 tuổi
22:21:53 22/12/2024
Lần đầu gặp Trấn Thành, Hari Won thừa nhận 'nhìn mặt đểu'Lần đầu gặp Trấn Thành, Hari Won thừa nhận 'nhìn mặt đểu'
22:33:47 22/12/2024
HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạngHIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng
21:41:20 22/12/2024
Mỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanhMỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanh
05:56:00 23/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Song Ji Hyo bất ngờ vượt mặt Phạm Băng Băng

Song Ji Hyo bất ngờ vượt mặt Phạm Băng Băng

Sao châu á

07:41:19 23/12/2024
Song Ji Hyo vượt mặt Phạm Băng Băng, trở thành nghệ sĩ có lượt xem video nhiều nhất các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc
Nhặt được hộp thuốc lạ, bố chồng phát hiện bí mật giấu kín của con dâu

Nhặt được hộp thuốc lạ, bố chồng phát hiện bí mật giấu kín của con dâu

Góc tâm tình

07:40:12 23/12/2024
Vô tình nhặt được hộp thuốc, bố chồng phát hiện bí mật mà bấy lâu cô con dâu cố tình che đậy. Vợ chồng tôi hiếm muộn, hơn nửa đời người mới có được một cậu con trai.
Kế hoạch 'giải cứu' TikTok

Kế hoạch 'giải cứu' TikTok

Thế giới

07:38:31 23/12/2024
Hôm qua (giờ VN), Reuters đưa tin Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Ed Markey và đồng nghiệp đảng Cộng hòa Rand Paul đã gửi thư thúc giục Tổng thống Joe Biden cho TikTok thêm thời gian.
Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"

Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"

Sao việt

07:36:57 23/12/2024
Ai cũng có niềm vui riêng. Tôi không áp lực việc phải bó buộc chồng, bắt chồng phải thế này thế kia - NSƯT Phương Hồng Thủy chia sẻ.
Giáng sinh ấm áp của sinh vật biển tại Thủy cung Lotte World Hà Nội

Giáng sinh ấm áp của sinh vật biển tại Thủy cung Lotte World Hà Nội

Du lịch

07:34:27 23/12/2024
Hòa chung không khí hân hoan chờ đón Giáng sinh trên toàn thế giới, tại Thủy cung Lotte World Hà Nội, các sinh vật biển cũng đang đón một mùa Giáng sinh ấm áp, trong không gian đầy ấn tượng.
Mỹ nhân Đảo thiên đường "đỉnh nóc kịch trần", nhảy lên cả bàn BGK, lập tức nhận về kết quả này

Mỹ nhân Đảo thiên đường "đỉnh nóc kịch trần", nhảy lên cả bàn BGK, lập tức nhận về kết quả này

Tv show

07:24:29 23/12/2024
Bài nhảy nóng bỏng của Lee Hooyeon đã nhận được sự yêu thích của BGK và các khán giả theo dõi Bước nhảy hoàn vũ.
Phát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở Mỹ

Sức khỏe

06:51:34 23/12/2024
Các nhà khoa học đã tìm được hóa thạch của một loài thực vật ngoài hành tinh gần thị trấn bỏ hoang của bang Utah (Mỹ), theo báo cáo đăng trên chuyên san Annals of Botany.
Bi kịch cuộc đời của cô gái 19 tuổi có ngoại hình như bà lão

Bi kịch cuộc đời của cô gái 19 tuổi có ngoại hình như bà lão

Netizen

06:50:51 23/12/2024
Beandri Booysen (19 tuổi) nổi tiếng với ngoại hình khác lạ và những video truyền cảm hứng trên mạng xã hội. Dù tuổi còn trẻ nhưng ngoại hình của cô không khác gì một bà lão.
Mùa đông đến, mỗi ngày ăn 1 bát này vào bữa sáng để bổ sung khí huyết, đẹp da, chống lạnh và sưởi ấm cơ thể

Mùa đông đến, mỗi ngày ăn 1 bát này vào bữa sáng để bổ sung khí huyết, đẹp da, chống lạnh và sưởi ấm cơ thể

Ẩm thực

06:19:14 23/12/2024
Những món ngon có hương vị ấm áp nồng nàn này không chỉ giúp cơ thể chống lạnh mà còn có tác dụng bổ khí huyết tuyệt vời.
Phim cổ trang mới chiếu đã khiến dân tình phát cuồng, nữ chính "mặt búng ra sữa" đúng chuẩn ngoan xinh yêu

Phim cổ trang mới chiếu đã khiến dân tình phát cuồng, nữ chính "mặt búng ra sữa" đúng chuẩn ngoan xinh yêu

Phim châu á

05:56:34 23/12/2024
Giữa thời điểm bộ phim Chuyện Nàng Ok đang gây sốt, màn ảnh Hàn lại tiếp tục có thêm một phim cổ trang nữa vừa ra mắt có tên Check in Hanyang.
Mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với cảnh nóng ám ảnh tột độ, U50 vẫn sở hữu body đáng ngưỡng mộ

Mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với cảnh nóng ám ảnh tột độ, U50 vẫn sở hữu body đáng ngưỡng mộ

Hậu trường phim

05:54:29 23/12/2024
Ham So Won sinh năm 1976, từng nổi tiếng bởi vẻ ngoài xinh đẹp, ngây thơ, rất đáng yêu khi xuất hiện trong bộ phim Sex is Zero ra mắt cách đây 22 năm.