Để học trực tuyến không là áp lực chỉ về chỉ tiêu
Đầu tuần này, sau một vài tuần thực hiện việc dạy học trực tuyến, các nhà trường bắt đầu đưa ra áp dụng một thời khoá biểu học trực tuyến chính thức đến học sinh.
Thời khoá biểu này cũng được nhà trường gửi tới cho cha mẹ học sinh, với yêu cầu phụ huynh taọ điều kiện về trang thiết bị để các con có thể theo học đúng giờ, đầỳ đủ khi học trực tuyến trên truyền hình và trên phầm mềm giáo viên dạy.
(Ảnh minh hoạ: HẢI NINH)
Thực hiện theo thời khoá biểu do cô giáo chủ nhiệm gửi, Thành Hưng, học sinh lớp 6, sẽ bắt đầu một ngày học tập tại nhà với buổi học trên truyền hình từ lúc 8 giờ 30 phút sáng với môn Ngữ văn. Sau 15 phút giải lao, tiếp tục từ 9 giờ 15 đến 9 giờ 45 em học môn Lịch sử với tài liệu do giáo viên gửi. Em sẽ tiếp tục học môn Tin học đến 10 giờ 45 phút.
Tiếp đó, vào buổi chiều, trong khoảng thời gian hai tiếng đồng hồ (3 giờ đến 4 giờ 45 phút) Thành Hưng tiếp tục học trực tuyến môn Vật lý và Toán trên Zoom với cô giáo bộ môn. Vào buổi tối, theo quy định trong thời khoá biểu của trường, em sẽ làm bài tập được giao.
Đây là lịch học tập một ngày tiêu biểu cho học sinh lớp 6 một trường THCS tại Hà Nội trong thời gian nghỉ ở nhà do dịch bệnh Covid-19, với các giờ học trên truyền hình, qua mạng, tự học, được sắp xếp từ thứ hai đến thứ bảy. Thời khoá biểu này được nhà trường thông báo cho học sinh và phụ huynh là được thực hiện với phần kiến thức và kết quả sẽ được công nhận chính thức. Nội quy đề ra là các em phải tham gia đầy đủ, đúng giờ, có sách vở ghi chép bài cẩn thận và làm đầy đủ bài tập được giao. Giáo viên sẽ quy định cách thức kiểm tra, đánh giá. Học sinh vắng mặt thì cha mẹ phải báo với cô giáo chủ nhiệm.
Nhìn vào thời khoá biểu này, có thể nói, riêng về mặt thời gian là các em “kín lịch”.
Với các lớp ở bậc tiểu học, cũng tương tự, ngoài học ban ngày với các hình thức từ xa như trên truyền hình, trên ứng dụng, các em thường sẽ học cả vào buổi tối. Vài tuần sau khi cùng con học trực tuyến, chị Thanh Hằng ( quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) than thở: Các con học trực tuyến mệt chứ không phải nhẹ nhàng, bố mẹ kèm cũng mệt không kém. Tối nào tôi cũng phải cùng con học trực tuyến, sau mỗi buổi học còn phải chụp ảnh, chụp bài gửi cho cô giáo”.
Chị Thanh Hằng kể: Nhà tôi có hai con, một cháu học lớp ba, một cháu học lớp 6. Học qua internet, thì các con phải có điện thoại thông minh, máy tính. Để tận dụng thì cho dùng chung thiết bị của bố mẹ, còn không phải trang bị cho các cháu. Tôi nghĩ nếu nhà có hai con cùng học trực tuyến như nhà tôi thì không phải ai cũng đáp ứng được đầy đủ thiết bị cùng một lúc. Có hôm bố mẹ phải đưa hết thiết bị cá nhân cho con học, con đang học mà có điện thoại gọi đến là việc học của con cũng bị gián đoạn.
Trong một trao đổi về các nội dung chung quanh việc dạy và học trực tuyến, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT Nguyễn Xuân Thành cho biết là hiện tại có nhiều phần mềm có thể sử dụng qua điện thoại, nhưng điện thoại giảm tương tác, học sinh khó gõ được câu trả lời.
Như vậy, việc trang bị cho máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu học trực tuyến cũng là một bài toán đặt ra cho các gia đình. Nhưng theo chị Hằng, điều đáng xem xét hơn với chị là việc học trực tuyến của học sinh còn nhiều điểm chưa hợp lý. “Với cháu lớp ba con tôi, các môn học đều được dạy online. Các môn như: Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Đạo đức, Thủ công, Tự nhiên và Xã hội thì một tuần một tiết. Còn môn Toán, Tiếng Việt, tiếng Anh thường có lịch học trực tuyến vào các buổi tối. Nhiều tối con phải học trực tuyến hai môn liên tiếp, với tổng thời gian đến 80 phút”.
Chưa kể tâm lý là học ở nhà, lại học qua tivi hoặc máy tính, điện thoại, nên với các cháu nhỏ tuổi để tập trung cao là rất khó. Nghe giảng được một lúc là các cháu lơ là. Nhiều giáo trình các cô dạy qua phần mềm (zoom) lúc truy cập gặp khó khăn, không kết nối được. “Đối với cháu lớn đang học THCS có thể tự học nhiều hơn, nhưng cháu nhỏ đang học tiểu học thì tôi phải ngồi cùng gần như từ đầu đến cuối. Thế nên bố mẹ phải dành nhiều thời gian, gần như là học trực tuyến cùng để đôn đốc các con tập trung, kịp hoàn thành bài” – chị Hằng chia sẻ.
“Nói thật, ngồi kèm con, nhìn màn hình nghe giảng trong từng ấy thời gian đến tôi còn thấy mệt mỏi và không thể tập trung” – chị thừa nhận.
Đến thời điểm hiện tại là đã sang tới tuần thứ 10 liên tiếp, học sinh tại hầu hết các địa phương không thể tới trường do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Với chủ trương “tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các địa phương có các giải pháp để tạo điều kiện cho học sinh học tập từ xa, qua truyền hình và internet. Các đơn vị, cơ sở giáo dục trong cả nước đã triển khai tích cực việc học trên truyền hình cũng như triển khai học trực tuyến.
Tại Hà Nội, Sở GD-ĐT đã triển khai tổ chức cho học sinh các cấp tiểu học, THCS, THPT học từ xa qua nhiều hình thức, qua truyền hình, qua hệ thống quản lý học tập, qua các hệ thống dạy học trực tuyến. Hướng dẫn về việc dạy học qua internet, trên truyền hình đối với các trường phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trong thời gian nghỉ học ở trường vì dịch Covid-19, Sở GD-ĐT Hà Nội đề ra mục tiêu là bằng mọi biện pháp để hỗ trợ, tạo điều kiện cho 100% học sinh được học tập qua internet. Tuy nhiên, về giải pháp để đạt mục tiêu này, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng chỉ có thể đưa ra các yêu cầu đối với các nhà trường về hạ tầng kỹ thuật, về học liệu, về tổ chức hoạt động dạy học và quản lý học sinh…, chứ chưa đề cập đến việc tháo gỡ các khó khăn từ phía người học.
Học trực tuyến có nhiều ưu điểm, đó là điều có thể khẳng định. Đây cũng là giải pháp tình thế, đáp ứng phần nào việc học tập của học sinh trong thời điểm diễn ra dịch bệnh hiện nay, giúp bảo đảm kế hoạch về thời gian dạy học, đáp ứng được chủ trương của ngành Giáo dục là không đến trường nhưng không dừng học.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thừa nhận, việc các con phải học các môn và làm bài tập kín thời gian trong ngày, cả vào các buổi tối là quá sức với các con, nhất là đối với học sinh nhỏ tuổi ở bậc tiểu học. Hiệu quả của quá trình dạy và học trực tuyến sẽ giảm đi rất nhiều nếu chúng ta chỉ tính sao cho đủ thời gian, đuổi kịp chương trình mà không tính đến những áp lực cho học sinh, phụ huynh và cả giáo viên.
Trước mắt, việc dạy và học trực tuyến cần được thực hiện khoa học, không mang tính áp đặt chỉ tiêu và cũng cần lưu ý đến điều kiện kinh tế của gia đình học sinh. Các nhà trường cần tính toán số lượng, thời lượng môn học hợp lý. Việc tiếp nhận kiến thức qua online theo lứa tuổi, bậc học bao nhiêu giờ trong ngày, học sinh ngồi trước màn hình bao lâu là phù hợp… cần được các nhà trường lưu tâm.
HOA LÊ
Giáo viên 'bắt bệnh' đề tham khảo thi THPT quốc gia 2020 môn tiếng Anh
Giáo viên đánh giá đề tham khảo thi THPT quốc gia 2020 môn tiếng Anh có điều chỉnh giảm độ khó so với những năm trước.
Đang dạy học sinh lớp 12 năm nay, cô Văn Thị Giang (trường THPT Hoàng Văn Thụ, Nha Trang, Khánh Hoà) cảm thấy nhẹ nhõm sau khi đọc đề tham khảo thi THPT quốc gia năm 2020.
"Nội dung đề nằm chủ yếu trong chương trình sách giáo khoa lớp 12, không thuộc những phần đã giảm tải từ đầu năm học cũng như những nội dung mới được Bộ GD&ĐT tinh giản. Độ khó của đề giảm hơn đề thi chính thức năm 2019. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện dạy-học đặc biệt của năm nay, khi học kỳ 2 học sinh phải tự học ở nhà, học qua internet và truyền hình vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dù giảm độ khó nhưng đề thi vẫn có sự phân hoá để đảm bảo mục tiêu làm căn cứ xét tuyển đại học, cao đẳng", cô Giang nói.
Nữ giáo viên phân tích, lượng kiến thức trong đề tham khảo đủ rộng để bao hàm toàn bộ chương trình sách giáo khoa của cả hệ 7 năm và hệ 10 năm. Nội dung kiến thức phù hơp với chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình học phổ thông. Số lượng câu hỏi, cấu trúc các phần của đề thi được giữ ổn định như các năm trước, tạo cảm giác quen thuộc, yên tâm cho thí sinh.
Đề tham khảo môn tiếng Anh "dễ thở" nhưng vẫn đảm bảo độ phân hóa. (Ảnh minh họa).
Sự điều chỉnh giảm độ khó của đề tham khảo thi THPT quốc gia 2020 môn tiếng Anh được thể hiện rõ nét ở phần ngữ pháp và từ vựng vần. Theo đó, số lượng câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu được tăng lên; tỷ lệ câu hỏi vận dụng và vận dụng cao trong phần từ vựng giảm đi so với những năm trước.
"Kiến thức ở phần ngữ pháp của đề tương đối cơ bản, học sinh trung bình có thể dễ dàng làm được khoảng 9 câu. Các câu dẫn, đa số là ngắn, nên các em không mất nhiều thời gian để đọc mà có nhiều thời giờ hơn để phân tích và chọn đáp án. Độ khó chỉ xuất hiện ở 2 câu từ vựng 17, 18", cô Giang nói.
Phần đồng nghĩa - trái nghĩa, một số câu tương đối dễ, học sinh trung bình-khá có thể dễ dàng làm được. Một số câu sử dụng từ xa lạ với đa số học sinh, nhưng những em học lực khá trở lên có thể dựa vào ngữ cảnh để đoán ra đáp án.
Bài "Điền khuyết" "dễ thở" hơn mọi năm, khi sử dụng chủ đề quen thuộc với học sinh là Du lịch sinh thái. Độ khó của từ vựng giảm, số câu về từ vựng được giảm bớt, câu hỏi về ngữ pháp tăng lên, số lượng câu ở mức độ vận dụng cũng ít đi.
Bài "Đọc hiểu", phần 1 có độ dài cơ bản giống như đề thi năm 2019, chủ đề về tuổi vị thành niên khá phổ thông, từ vựng có độ khó vừa phải với học sinh THPT (bậc 03 VSTEP), do đó, thí sinh sẽ không gặp nhiều khó khăn khi làm bài này. Phần 2 trong bài "Đọc hiểu" này dù "nhẹ nhàng" hơn so với đề thi năm 2019 nhưng vẫn là thách thức lớn nhất đối với học sinh. Phần thi gồm một đoạn văn khá dài, độ khó của từ vựng thuộc bậc 04 VSTEP, nên thí sinh phải đọc kỹ, có vốn ngôn ngữ tốt, mới có thể hoàn thành được.
Phần viết đoạn văn cũng tương đối nhẹ nhàng với các câu hỏi chủ yếu ở mức độ nhận biết và thông hiểu, chủ điểm ngữ pháp quen thuộc với học sinh. Tuy nhiên, câu hỏi xác định lỗi sai, nếu các em không có kỹ năng suy luận, loại trừ tốt, thì khó có thể đạt được điểm.
"Nhìn tổng thể, đề minh họa thi THPT quốc gia 2020 môn tiếng Anh khá thân thiện với học sinh. Đề đảm bảo chính xác về nội dung dạy-học trong chương trình phổ thông, không có phần kiến thức nào rơi vào những nội dung đã được tinh giản. Với đề này, học sinh trung bình có thể đạt được 4-5 điểm; học lực khá có thể đạt 5.5-6.5 điểm, các em học xuất sắc mới có thể đạt 9 điểm trở lên, nhưng để có 10 điểm là một thách thức mà không nhiều học sinh chiến thắng được", cô giáo tiếng Anh - Văn Thị Giang nói.
Trong khi đó, cô giáo Phạm Thị Nương (trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) cũng đánh giá, đề tham khảo môn tiếng Anh 2020 dễ hơn so với đề thi tham khảo và chính thức của 2 năm gần đây. Tuy nhiên, điều này là hợp lý, phù hợp với thực trạng học sinh cả nước năm nay phải nghỉ học ở trường kéo dài, khiến chất lượng kiến thức các em tiếp thu được không tốt so với học sinh các năm trước.
Một ưu điểm của đề tham khảo tiếng Anh là kiểm tra được nhiều yếu tố cần thiết đối với người học ngoại ngữ. Cụ thể, đề kiểm tra được ngữ pháp của cả 3 lớp cấp THPT, trong đó chủ yếu ở lớp 12; kiểm tra được lượng từ vựng đáng kể, cả từ dễ và khó, đoán từ trong văn cảnh; kiểm tra được các kĩ năng đọc, viết, nói.
Chất lượng các câu hỏi được đánh giá là tốt khi có nội dung rõ ràng, không có câu hỏi gây hiểu nhầm hoặc đánh đố, lượng từ vựng phong phú, đủ để học sinh hiểu, suy luận và làm bài. Các bài đọc và câu hỏi có tính thời sự và tính giáo dục cao.
"Đề thi vẫn có tính phân loại với một số câu hỏi khó buộc học sinh phải có kỹ năng tổng hợp kiến thức, tư duy phân tích... mới có thể làm được. Dù vậy, số lượng câu hỏi đủ khó để phân loại được chính xác học sinh giỏi là không nhiều. Do vậy, với đề tham khảo này, số lượng điểm trung bình có thể không quá vượt trội so với năm ngoái, nhưng điểm 8-9.5 có thể tăng cao; điểm 10 không dễ dàng đạt được", cô Nương nhận định.
Video: Bộ GD&ĐT giảm tải chương trình học kỳ 2 năm học 2019-2020
Tùng Lâm
Dạy trực tuyến theo chương trình tinh giản của Bộ GD-ĐT khi nghỉ dịch Covid-19 Ngày 3.4, Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn các trường THCS, THPT trong việc thực hiện dạy và học qua internet, trên truyền hình trong học kỳ 2 theo chương trình tinh giản của Bộ GD-ĐT vào thời gian tạm nghỉ do dịch Covid-19. Giáo viên dạy học trực tuyến - Liễu Nguyễn Theo đó, trong thời gian học sinh tiếp tục nghỉ do...