Đề Hóa phân loại cao, không dễ đạt điểm 9, 10
15h30 hôm nay, sĩ tử đã kết thúc bài làm trắc nghiệm môn Hóa học. Nhiều em cho biết đề ra tương đối khó so với năm trước, có câu “đánh lừa” học sinh.
Hà Nội: Không dễ đạt điểm cao
Kết thúc buổi thi, phần lớn các thí sinh được hỏi tại hội đồng thi trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam cho biết trong đề chỉ có khoảng 5 câu khó, 30 câu trung bình, còn lại là câu dễ. Mặc dù hội đồng thi tại Trường Ams bao gồm học sinh trường Ams, trường Chu Văn An… là những nơi có nhiều học sinh giỏi nhưng nhận định chung của các em là: Với đề hóa này sẽ khó để đạt điểm giỏi.
Hoàng Minh, THPT Chu Văn An, dự thi đại học khối D chia sẻ: “Thật sự thì em thấy môn Hóa không dễ… ăn chút nào. Bởi môn thi này có nhiều phần lý thuyết đánh lừa, chưa kể phần bài tập cũng khá… khoai”.
Em Tạ Duy, học sinh trường THPT Chu Văn An cho biết: “Đề thi Hóa năm nay tương đối khó so với các năm trước. Phần lý thuyết dễ nhưng phần bài tập học sinh dễ bị nhầm lẫn. Bạn nào học lực trung bình có thể đạt 5 điểm, học sinh bình thường khó đạt điểm loạt giỏi”.
Thí sinh kết thúc môn Hóa tại hội đồng thi trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Ảnh Quyên Quyên.
Bạn học cùng trường với Tạ Duy, em Nguyễn Văn Nhật cho biết: “Em tính mình được khoảng 9,5 điểm. Theo em, đề năm nay khó hơn so với các năm trước. Phần lý thuyết có một câu đánh lừa em không làm được. Phần bài tập đã khá quen thuộc, có những dạng đã được làm quen từ cấp 2 nên em không gặp khó khăn gì.
Tương tự, em Phương Anh, học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam cũng nhận định đề tốt nghiệp môn Hóa có tính phân loại cao. Đề có khoảng 5 câu khó.
Tại hội đồng thi trường THCS Phan Đình Giót cũng không nhiều thí sinh ra sớm, do môn thi trắc nghiệm thời gian ngắn. Tại đây, thí sinh cho biết với những bạn học lực trung bình. Học sinh giỏi các khối A – B vẫn có thể đạt điểm 8-9.
TP.HCM: Nhiều tâm trạng
Tại hội đồng thi trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, rất đông phụ huynh thay vì về nhà đã ở lại trường chờ con thi xong, do thời gian thi môn hóa chỉ kéo dài trong 60 phút. Đúng 15h30, tiếng trống báo hiệu hết giờ vang lên mới có những thí sinh đầu tiên bước ra.
Không hớn hở như buổi sáng, ôn thi chiều các thí sinh mang nhiều tâm trạng vui vẻ, rầu rĩ. Em Nguyễn Thị Duy Xuyên, trường THPT Lê Thị Hồng Gấm tỏ vẻ lo lắng: “Em chỉ mong được trên trung bình là vui rồi, đề thi em thấy có đến khoảng 15 câu hỏi khó. Mặc dù đề ra nửa lý thuyết, nửa bài tập và không có nhiều câu lạ so với những gì thầy cô dạy nhưng em không làm được”.
Thí sinh xem lại bài ở hội đồng thi trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh Như Quỳnh.
“Phần bài tập có nhiều câu khá quen thuộc, lý thuyết có nhiều câu học bài tuy nhiên không dễ để lấy điểm cao” là nhận xét của thí sinh Trương Duy Mỹ, THPT Nguyễn Thị Minh Khai.
Trong khi đó, em Huỳnh Trần Tân Lập, THPT Marie Curie lại khá vui mừng vì làm được bài. Lập khoe điểm thi chắc chắn trên tám. “Đây là môn sở trường của em, chỉ có khoảng 4 câu là hơi khó với em còn lại em làm được hết, vừa kịp xong 40 câu trong 60 phút và không phải đánh lụi câu nào. Em nhận xét đề thi như vậy là vừa khả năng cho nhiều bạn yếu hóa có thể lấy được điểm năm”.
Nhận xét của giáo viên: Đề có tính phân loại cao
Đối với đề thi tốt nghiệpmôn hóa học, thầy Trần Xuân Phú, giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) nhận xét: “Đặc điêm của đê trắc nghiệm nhiêu câu kiên thức trải rộng. So với thi tự luận các bài không khó nhưng phải nhớ nhiêu hơn. Đê năm nay cũng có điểm chung như vậy”.
Theo thầy Trần Xuân Phú học sinh trung bình và những em không thi đại học khối A, B nhưng chỉ đầu tư ít thời gian cho môn Hóa có thê đạt điêm 5-6 điêm. Còn đối với học sinh thi đại học khối tự nhiên đề thi tốt nghiệp hoàn toàn không làm khó các bạn. Như vậy đề thi năm nay có sự phân loại cao và khá cao và vừa sức.
Video đang HOT
Thầy Phú cũng chỉ rõ, trong đề có khoảng 19 câu trắc nghiệm chỉ cần thuộc kiến thức cơ bản là làm được. Nhưng theo thầy số lượng câu hỏi cần đến trí nhớ hơi nhiều.Tuy nhiên, trong đề có khoảng 5 câu hỏi sẽ làm khó học sinh không chuyên, và cần phải tư duy khi làm bài.chu chu đang trả lời.
Hình ảnh thí sinh kết thúc bài làm môn Hóa tại Hà Nội và TP.HCM:
Sĩ tử tranh thủ thảo luận sau giờ thi tại điểm thi trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh Lê Hiếu.
Giống môn thi Văn buổi sáng, chiều nay nhiều thí sinh cũng tươi cười khi làm được bài. Ảnh Lê Hiếu.
Một phụ huynh sung sướng khi con trai vượt qua môn Hóa thành công. Ảnh Lê Hiếu.
Môn Hóa bám sát chương trình ôn thi của nhiều thí sinh. Ảnh Lê Hiếu.
Đối chiếu đáp án của nhau. Ảnh Lê Hiếu.
Hầu hết làm được bài, tuy nhiên một số sĩ tử vẫn còn lo lắng khi bước ra khỏi phòng thi. Ảnh Lê Hiếu.
Thời tiết tuy hơi nắng nóng, nhưng không làm khó các thí sinh. Ảnh Lê Hiếu.
Cái bắt tay chúc mừng giữa 2 cô trò trường THPT Nguyễn Bình Khiêm, Hà Nội. Ảnh Lê Hiếu.
Thí sinh vui vẻ kết thúc ngày thi đầu tiên tại hội đồng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh Như Quỳnh.
Lên xe rồi nhưng vẫn xem lại bài. Ảnh Như Quỳnh.
Phụ huynh chờ đợi sĩ tử. Ảnh Như Quỳnh.
Không phải thí sinh nào cũng hoàn thành bài tốt. Ảnh Như Quỳnh.
QUYÊN QUYÊN – NHƯ QUỲNH
Theo Infonet
Phương pháp ôn thi môn Hóa
Hóa học là môn có khối lượng lớn về kiến thức cả về thực nghiệm lẫn lý thuyết. Câu lạ bộ Gia sư thủ khoa hướng dẫn thí sinh phương pháp học tập phù hợp để có một kết quả tốt nhất.
Điều quan trọng nhất của quá trình ôn tập là thường xuyên hệ thống hóa kiến thức bằng mọi cách. Các sĩ tử nên làm đề cương và nắm chắc các lý thuyết tổng quát gồm:
Các thuyết và định luật: Thuyết nguyên tử - phân tử, thuyết electron, lý thuyết về liên kết hóa học, lý thuyết về phản ứng hóa học, thuyết điện li, thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ... Định luật bảo toàn khối lượng, định luật Avogadro, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa...
Ngoài ra cần phải nắm vững và thành thạo các phương pháp giải nhanh như: áp dụng định luật bảo toàn (bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích...), phương pháp đường chéo, phương pháp dùng tăng giảm khối lượng...
Kiến thức Hóa học có đặc thù riêng là mang tính hệ thống và liên tục, không giống với môn Lý hay Toán có Điện - Quang - Cơ... hay Tổ hợp - Lượng giác - Hình không gian... hầu như không có mối liên hệ rõ ràng nào với nhau. Sự phân chia các nội dung Đại cương - Vô cơ - Hữu cơ trong Hóa học... chỉ để giúp cho người học dễ học, chứ không dễ ôn tập.
Khi ôn tập kiến thức Hóa học, điều tối quan trọng là các sĩ tử phải hệ thống, xâu chuỗi được nội dung mình đang ôn tập với các phần kiến thức có liên quan khác. Lý thuyết của Hóa học không cứng nhắc và cũng không giản đơn, không thể ôn tập bằng cách "đọc chay" hay "học vẹt" mà phải bằng cách luyện tập, thường xuyên ghi ra, viết ra, "gọi từ trong đầu ra" thì mới hiểu và nhớ lâu được.
Để làm được điều đó thì có một cách đơn giản là khi gặp bất kỳ câu hỏi nào, bài tập nào, các em hãy cố gắng không chỉ tìm cách giải quyết câu hỏi đó, bài toán đó mà còn tìm cách liên hệ với các kiến thức liên quan đến nó để nhớ lại, hồi tưởng lại.
Ví dụ: Hòa tan hoàn toàn 35,6 gam hỗn hợp X gồm NaBr và NaI vào nước, sau đó sục khí Cl2 tới phản ứng hoàn toàn rồi cô cạn dung dịch thu được 17,55 gam muối khan. Số mol NaBr và NaI trong hỗn hợp X lần lượt là:
A. 0,1 mol và 0,2 mol
B. 0,15 mol và 0,15 mol
C. 0,05 mol và 0,25 mol
D. 0,25 mol và 0,05 mol
Đáp số: A. 0,1 mol NaI và 0,2 mol NaBr.
Rõ ràng đây là một bài tập rất đơn giản và không có nhiều điều để bàn. Khi học hay khi làm bài kiểm tra, bài thi, các bạn chỉ dừng lại ở đây là đủ. Tuy nhiên, nếu đang trong giai đoạn ôn tập, các sĩ tử cần suy nghĩ nhiều hơn thế.
Bài toán còn có thể giải bằng cách nào khác nữa không?
Bài toán chắc chắn còn có thể giải được bằng phương pháp Trung bình kết hợp với Đường chéo, ngoài ra có thể giải được bằng cách "thử đáp án", các bạn có thể thay số lần lượt các kết quả từng đáp án vào, xem đáp án nào phù hợp với số liệu khối lượng của giả thiết.
Vấn đề Hóa học mà bài toán nêu ra là gì?
Bài tập này liên quan đến tính chất "Halogen mạnh đẩy Halogen yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng": F2> Cl2> Br2> I2 về tính oxi hóa.
Ngoài ra, từ các tính chất trên, ta có thể đặt thêm câu hỏi: nếu các đơn chất halogen biến thiên như vậy, thì các hợp chất của chúng sẽ biến đổi như thế nào? - Trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ lại có thêm các dãy biến thiên:
Như vậy, chỉ thông qua một bài toán nhỏ và rất đơn giản, các bạn đã chủ động ôn tập lại được rất nhiều vấn đề quan trọng trong lý thuyết Hóa học. Chỉ cần áp dụng cách suy nghĩ trên cho các bài tập khác (lặp đi lặp lại trong các bài tập có vấn đề Hóa học tương tự), các bạn sẽ thấy rằng lý thuyết Hóa học phổ thông tuy rất rộng lớn và "tưởng như khó học, khó nhớ" thực ra lại có thể ôn tập và hệ thống rất dễ dàng chỉ thông qua một số ít các bài tập đơn giản.
Đây chính là phương pháp "học ít" mà mang lại "nhiều hiệu quả", giúp các sĩ tử vừa có thể ôn tập, nắm vững kiến thức trong thời gian ngắn, vừa tiết kiệm để dành thời gian và công sức ôn tập các môn học khác.
Bên cạnh đó, các em cần rèn luyện kỹ năng tính và phản xạ tư duy. Không phải bài toán nào cũng có cách giải đặc biệt nhanh, hoặc có công thức tính riêng. Để giải một bài toán thật nhanh và hiệu quả, việc trước tiên là phải rèn luyện kỹ năng tính và phản xạ tư duy. Các em không thể đòi hỏi việc giải nhanh một bài toán Hóa học nếu như chính các em không thể tính nhanh được từ những phép tính đơn giản nhất.
Các quy tắc nhân nhẩm, các dấu hiệu chia hết, xấp xỉ... là những kiến thức cơ sở mà bất kỳ học sinh nào cũng đã được học và nó cực kỳ hữu dụng cho bất cứ môn học nào, không chỉ giúp ta tính nhanh, tính nhẩm một số đại lượng trong bài toán mà đôi khi còn là giải pháp mang tính quyết định giúp bài toán được giải quyết nhanh gọn và hiệu quả hơn.
Ví dụ 1: Khử hoàn toàn 23,2 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 bằng H2 thu được 7,2 gam H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp là:
A. 31,03% FeO và 68,97% Fe2O3
B. 35,16% FeO và 64,84% Fe2O3
C. 41,24% FeO và 58,76% Fe2O3
D. 50,0% FeO và 50,0% Fe2O3
Nhận thấy 232 là KLPT của Fe3O4 (FeO.Fe2O3), do đó hỗn hợp ban đầu có khối lượng 23,2 gam (tương đương 0,1 mol Fe3O4) nhiều khả năng chứa 0,1 mol FeO và 0,1 mol Fe2O3.
Kiểm tra lại nhận định trên bằng cách tính số mol O:
CLB Gia sư thủ khoa
Theo VNE
7 giáo viên luyện thi môn Hóa nổi tiếng tại Hà Nội Các thầy cô không chỉ giảng dạy và làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, THPT, Viện nghiên cứu uy tín mà còn được biết đến là những giáo viên luyện thi đại học hiệu quả. Bên cạnh việc hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, thời gian này chính là lúc các học sinh tìm đến những giáo viên...