Để hiểu thêm tác phẩm văn học trong nhà trường
Đứng trước những kệ sách phong phú, đôi khi phụ huynh và học sinh không biết chọn tác phẩm nào phù hợp với độ tuổi và hữu ích cho việc học môn ngữ văn ở trường.
Nắm bắt điều này, một số nhà xuất bản đã cho ra mắt tủ sách văn học trong nhà trường với nội dung phong phú và chi phí hợp lý.
Một số nhà xuất bản đã cho ra mắt tủ sách văn học trong nhà trường với nội dung phong phú.
Nếu như ở bậc tiểu học, học sinh chỉ dừng ở sách tiếng Việt trang bị kiến thức về từ vựng, ngữ pháp thì lên các cấp học cao hơn, khi kỹ năng nghe – nói – đọc – viết đã thành thạo, môn ngữ văn không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt mà còn giúp các em cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
Thông qua trang văn, học sinh hiểu thêm về đời sống, con người, từ đó phát triển cảm xúc lành mạnh, tích cực, hình thành lối sống nhân văn. Văn chương giúp trẻ có đời sống tinh thần phong phú, nuôi dưỡng tâm hồn và sức sáng tạo.
Tuy nhiên, do thời lượng giảng dạy môn ngữ văn trong nhà trường có hạn nên nhiều tác phẩm chỉ được giới thiệu dưới dạng trích đoạn. Để giúp học sinh đọc trọn vẹn tác phẩm, mở rộng kiến thức, từ năm 2005, NXB Trẻ đã cho ra mắt Tủ sách Văn học trong nhà trường, cung cấp cho các em tác phẩm đầy đủ, thông tin tổng quan về thân thế, sự nghiệp của tác giả, một số bài nghiên cứu về tác giả – tác phẩm…
Sách thuộc Tủ sách Văn học trong nhà trường được biên soạn theo sát chương trình học phổ thông với sự tham gia của nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu uy tín như Giáo sư Phong Lê, PGS.TS Lưu Khánh Thơ, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sơn, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kha… Ngay từ khi mới “chào đời”, Tủ sách Văn học trong nhà trường đã thu hút nhiều độc giả.
Cùng ý tưởng về văn học trong nhà trường, năm 2006, NXB Văn học cho ra mắt Bộ sách Phê bình và Lý luận văn học, gồm những bài viết, bài nghiên cứu giới thiệu tác giả có tác phẩm được giới thiệu trong chương trình giảng dạy như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tố Hữu…
Video đang HOT
Ngoài ra, NXB Văn học còn có bộ sách Tác phẩm văn học trong nhà trường – giới thiệu tác phẩm và lời bình; liên kết với một số đơn vị khác để cho ra mắt bộ Sách tham khảo dùng trong nhà trường, Văn học trong nhà trường.
Ngành Giáo dục đã công bố chương trình ngữ văn cải cách được xây dựng theo hướng mở, chỉ quy định một số tác phẩm bắt buộc. Nhận thấy, với chương trình cải cách này, đối với học sinh việc tự đọc, tự học, tự tham khảo thêm là rất quan trọng nên NXB Kim Đồng đã giới thiệu Tủ sách Văn học trong nhà trường. Đây có lẽ là bộ sách văn học trong nhà trường phong phú hơn cả, và hiện nay các đầu sách vẫn đang tiếp tục được biên soạn và xuất bản.
Theo chị Phùng Hà, đại diện NXB Kim Đồng: “Bộ sách sẽ lần lượt giới thiệu tác phẩm của các tác giả thuộc nhiều trào lưu, thể loại, thời kỳ… xét thấy nên được khuyến khích tìm hiểu trong chương trình phổ thông, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các cộng tác viên uy tín trong lĩnh vực này.
Đến với bộ sách, bạn đọc sẽ gặp những tác giả từ trung đại đến hiện đại của Việt Nam và nước ngoài, bao gồm nhiều thể loại văn xuôi, kịch, thơ, phê bình. Ngoài giá trị tư liệu học tập, chúng tôi hy vọng bộ sách giúp bồi dưỡng tình yêu văn học, khích lệ tư duy sáng tạo, giúp người đọc có được nhận định khách quan, hợp lý”.
Sách thuộc Tủ sách Văn học trong nhà trường của NXB Kim Đồng được thiết kế nhỏ xinh, bìa sách giản dị, sách không quá dày nên thuận tiện cho học sinh mang theo để đọc bất kỳ lúc nào. Ngoài việc được đọc trọn vẹn tác phẩm, người đọc còn biết thêm thông tin cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả.
Mỗi cuốn sách đều có lời bình chú của các chuyên gia văn học có tên tuổi từng dày công nghiên cứu tác phẩm, giúp các em cảm thụ được các tầng ý nghĩa của tác phẩm.
Chị Phạm Thị Hồng Cẩm (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Bộ sách của NXB Kim Đồng giúp tôi dễ lựa chọn sách cho con hơn. Tôi rất thích các cuốn kịch của Nguyễn Huy Tưởng, Molière… vì thời đi học tôi không có điều kiện tiếp cận.
Tuy nhiên, tôi thấy bộ sách này dường như “quên” học sinh tiểu học, lứa tuổi cũng cần được biết những tác phẩm hay, phù hợp lứa tuổi. Mong rằng ở những cuốn sách xuất bản tới đây sẽ có các tác giả – tác phẩm được giới thiệu trong sách tiếng Việt của học sinh tiểu học”.
"Thầy dạy Văn cho học trò tái hiện cảnh nóng": Sở GD&ĐT TPHCM lên tiếng
Tòa án Nhân dân Quận 12, TPHCM lấy ý kiến chuyên môn từ Sở GD&ĐT TPHCM về sự việc thầy giáo cho học trò tái hiện "cảnh nóng" qua hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học.
Mới đây, Sở GD&ĐT TPHCM có văn bản trả lời Tòa án Nhân dân Quận 12, TPHCM liên quan đến vụ kiện dân sự giữa "thầy giáo cho học trò diễn cảnh nóng" và nhà trường sau khi nhận được yêu công văn từ tòa án.
Trước câu hỏi: "Nội dung hoạt cảnh "Quan âm Thị Kính" và "Bỉ vỏ" có phù hợp với mục đích giảng dạy ở bậc THPT không.
Phân cảnh bị cho là nhạy cảm trong cảnh thầy Đạt cho học sinh tái diễn tác phẩm văn học (Ảnh cắt từ clip)
Sở GD&ĐT TPHCM thông tin, tác phẩm "Quan âm Thị Kính" thuộc bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 7, còn "Bỉ vỏ" không nằm trong chương trình giảng dạy ở THPT.
Căn cứ vào thông tư 12/2011 của Bộ GD&ĐT về điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học thì các hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học như trường hợp này, theo Sở có thể thuộc hoạt động ngoại khóa trong nhà trường.
Hoạt động ngoại khóa môn Ngữ Văn nói riêng và các môn học nói chung phải được nhà trường, tổ bộ môn xây dựng kế hoạch, mục tiêu cụ thể, khoa học, phù hợp tình hình đơn vị và đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.
Đối với bộ môn Ngữ Văn hình thức, nội dung các hoạt động ngoại khóa rất đa dạng, phong phú. Và việc sân khấu hóa các tác phẩm văn học là một trong nhiều hình thức của hoạt động ngoại khóa.
Việc quản lý các hoạt động chuyên môn nói chung, hoạt động ngoại khóa nói riêng căn cứ trên kế hoạch được tổ bộ môn xây dựng và Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt.
Trong trường hợp này, nếu xét ở góc độ hoạt động ngoại khóa, theo Sở phải xem xét kế hoạch tổ chức, nội dung, mục đích cụ thể của hoạt động này mà tổ bộ môn, nhà trường đã xây dựng và hiệu trưởng nhà trường duyệt thì mới có đủ căn cứ trả lời "có phù hợp với mục đích giảng dạy ở bậc phổ thông trung học hay không".
Trước đó, đầu năm 2019, Hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản ký quyết định kỷ luật 01, kỷ luật viên chức đối ông Phạm Quốc Đạt, giáo viên Văn của trường với hình thức cảnh cáo.
Đồng thời, ông Đạt cũng bị tạm đình chỉ công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm chuyển sang làm công tác kiêm nhiệm khác cho nhà trường. Thời gian thi hành kỷ luật là 12 tháng.
Quyết định này, theo nhà trường có liên quan đến nhiều sai phạm của ông Đạt. Trong đó có sự việc hoạt động sân khấu hóa môn Văn của học sinh lớp thầy Đạt phụ trách, các em diễn kịch tái hiện một số tác phẩm như "Quan âm Thị Kính", "Bỉ vỏ" có cảnh "nhạy cảm", theo nhà trường là phản cảm, gây ảnh hưởng xấu.
Ông Phạm Quốc Đạt cùng người đạt diện pháp lý trong phiên tòa giữa tháng 7/2020.
Không chấp nhận quyết định kỷ luật này, ông Phạm Quốc Đạt khởi kiện nhà trường và yêu cầu đền bù gần 136 triệu đồng.
Qua hai phiên tòa diễn ra vào giữa tháng 7/2020, vụ án dân sự này vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Phiên tòa phải tạm ngưng để chờ bên thứ ba có chuyên môn xác minh việc sân khấu hóa tác phẩm văn học của ông Phạm Quốc Đạt có phù hợp không với mục đích giảng dạy hay không?
Tại phiên tòa lúc đó, bên thứ ba được đưa ra để lấy ý kiến là Sở GD&ĐT TPHCM.
Tuy nhiên, ông Phạm Quốc Đạt phản đối, đề xuất thứ ba phải là nơi có chuyên môn về nghệ thuật, điện ảnh như Sở Văn hóa Thể thao hoặc Trường Sân khấu Điện ảnh thì mới có thể đánh giá việc cho học trò tái hiện tác phẩm văn học của mình có như cáo buộc từ nhà trường là thô tục, gây ảnh hưởng xấu hay không.
Cùng nhau "check-in" thư viện miễn phí ở Sài Gòn Ngoài thư viện ở trường, bạn có thể đọc sách ở những thư viện cộng đồng nào ở Sài Gòn? Có rất nhiều không gian cho sách, tri thức giúp bạn thay đổi. Tất cả đều miễn phí. Thư viện "Cà phê thứ Bảy trẻ" với Tủ sách tinh hoa, thuộc không gian "Cà phê thứ Bảy" do nhạc sĩ Dương Thụ thành...