Để hạn chế ảnh hưởng xấu đến trẻ khi nghỉ học dài ngày vì Covid-19
Kỳ nghỉ học dài ngày để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 sẽ giúp trẻ trưởng thành lên nhiều mặt, như ý thức và kỹ năng về phòng chống dịch bệnh, kỹ năng tự học…
Học sinh ôn tập tại nhà – Hồng Phong
Tuy nhiên, không ngoại lệ một số bộ phận không nhỏ học sinh sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực vì nghỉ dài ngày do dịch Covid-19. Do đó, phụ huynh phải nhận thấy và có những giải pháp để giúp các em vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Hệ lụy đầu tiên là trẻ bị phá vỡ “đồng hồ sinh học” vốn đã thành thói quen ổn định trong suốt từng năm học. Đó là thời gian thức dậy mỗi buổi sáng, ngủ trưa và giờ giấc đi ngủ buổi tối. Trẻ sẽ thức dậy trễ hơn, nhiều em ngủ nướng, không biết ngủ trưa là gì và tối thì ngủ rất muộn. Nghỉ nhiều, ít có áp lực từ bài vở, nhiều trẻ trở nên lười biếng, ít thiết tha với việc học. Suốt ngày ở trong nhà, trẻ thường thích ăn vặt, vì vậy nguy cơ béo phì cũng gia tăng trong thời gian này.
Việt Nam có 233 bệnh nhân nhiễm virus corona sau khi thêm 6 ca mới
Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ. Nhiều trẻ có biểu hiện hoài nghi, sợ sệt, lo lắng thái quá. Nhiều em sa đà vào việc xem ti vi, lạm dụng việc sử dụng điện thoại, nếu kéo dài sẽ dẫn đến biểu hiện nghiện. Các em dễ dàng nổi nóng, cáu gắt với người khác, thậm chí với cha mẹ, nếu bị cấm sử dụng những thứ này.
Vì vậy, để khắc phục những hệ lụy trên cho trẻ, phụ huynh cần quan tâm, giám sát, kiểm tra trẻ thường xuyên hơn. Cần lập cho trẻ thời gian biểu về thời gian học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí phù hợp và yêu cầu trẻ cam kết thực hiện. Phụ huynh cần kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường để theo dõi kế hoạch và nhắc nhở các em tự học tại nhà. Nếu có nhiều thời gian hơn, phụ huynh có thể thay giáo viên giám sát, giúp đỡ việc học tại nhà, học trực tuyến qua internet, ti vi của các em.
Hiện tại, từ Bộ GD-ĐT cho đến hầu hết các trường đều có yêu cầu nội dung ôn tập, học tập hằng tuần, hằng ngày cho học sinh các cấp. Phụ huynh cần nắm rõ điều này để quản lý việc học cho các em.
Cần quản lý việc ăn uống của trẻ. Không gieo vào ý thức của trẻ sự chủ quan trước dịch bệnh, nhưng cũng đừng tạo tâm lý hoang mang, lo sợ. Không nên cấm tuyệt đối việc trẻ xem ti vi, sử dụng điện thoại mà cho phép sử dụng chừng mực. Tận dụng thời gian này ở nhà để giúp trẻ phát triển một bộ môn nào đó về thể thao, nghệ thuật…
Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 chắc chắn sẽ không có thời gian nghỉ hè cho học sinh, phụ huynh phải cho các em thấy trước điều này. Phải coi dịp này là hè của các em, để hài hòa giữa việc học tại nhà với việc nghỉ ngơi, thay đổi các dự định trước đó về hè sắp tới, nếu có, cho trẻ.
Trần Nhân Trung
Nghỉ học vì Covid-19: 'Cười ra nước mắt' với chuyện học online của người trẻ
Giáo viên chờ học sinh thức dậy, học sinh ngủ nướng, tám chuyện... là những câu chuyện của nhiều người trẻ khi học online trong kỳ nghỉ dài vì Covid-19.
Phạm Trần Quang Huy chọn học online tại quán cà phê - Ảnh: Tấn Đạt
Giáo viên chờ học sinh
Quán cà phê nằm trên đường Yersin, Q.1, TP.HCM, trở nên nhộn nhịp khi về chiều vì nhiều người trẻ họp nhóm, tám chuyện với bạn bè. Có mặt tại đây, Phạm Trần Quang Huy, sinh viên Trường ĐH Văn Lang TP.HCM, đang chăm chú nghe từng bài giảng online của thầy giáo, chia sẻ: "Mình thích ra quán học online hơn vì không gian thoải mái giúp đầu óc suy nghĩ linh hoạt hơn, chứ ở nhà tù túng lắm".
Quang Huy háo hức kể: "Đúng 7 giờ sáng tiếng báo hiệu của điện thoại vang lên đồng nghĩa với việc buổi học sắp bắt đầu. Khi máy tính mở lên, khuôn mặt giảng viên xuất hiện và nở nụ cười nói 'chào tụi em, chúc các em buổi sáng tốt lành', lúc này chỉ biết nói 'ồ, wow'. Sau đó thầy cô chờ các bạn khác ngủ dậy nữa mới bắt đầu buổi học. Tới đây thôi, mình cảm thấy hạnh phúc vì giáo viên hiểu được tâm lý của sinh viên tụi mình".
Ngô Thị Quế, sinh viên Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM, cho biết học online rất vui vì không phải đến lớp học hằng ngày, hay đi giữa cái nắng chang chang của Sài Gòn. "Mấy ngày đầu học online vui lắm, vừa mở laptop lên là cười giỡn, khoảng vài phút sau lớp mới ổn định để học. Có một số bạn hay lên trễ, thầy cô phải chờ. Và mỗi lần như vậy, tụi bạn em diện 1.001 lý do như máy tính hư, cấu hình yếu...", Quế cho biết.
Nhiều bạn trẻ cho biết có được nhiều kỷ niệm vui khi học online - Ảnh: Tấn Đạt
Ngủ nướng và tám chuyện
Nguyễn Thị Xuân May, sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết trường May học video từ thầy cô gửi chứ không có trực tiếp. Mà mỗi lần May xem video bài giảng thì cơn buồn ngủ lại ập đến.
"Mắt cứ lim dim khi nghe giảng, nhưng khi chuyển sang lướt Facebook tám chuyện với mấy đứa bạn lại vui hẳn ra, mắt sáng như sao vậy á", Xuân May cho biết.
Còn Cao Ngọc Hồng Nhung, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết nghỉ một tuần thì vui lắm nhưng mà tới tuần thứ 3 thì "bớt" vui rồi. "Học thì ít, còn ngủ nướng thì thôi rồi. Hồi trước đi học thì ngủ từ 2 giờ sáng đến 7, 8 giờ sáng, bây giờ có đứa ngủ từ 4, 5 giờ sáng tới trưa trời trưa trật luôn...".
Trong khí đó, Nguyễn Thị Yến Thanh, học sinh lớp 10, Trường THPT Nguyễn Khuyến TP.HCM, lại than thở vì số lượng bài tập thầy cô giao trong việc học online của mình. Yến Thanh cho biết, một ngày có 4 đến 5 môn gửi bài tập mà cho thời gian rất ngắn để làm, em phải thức đêm làm đúng tiến độ bài tập, nhưng nhờ vậy mà em không quên bài vở và trở nên siêng học hơn.
"Học online cũng có câu chuyện vui lắm, em nhớ hôm đó cô giáo gọi video để học lúc bắt đầu chỉ có 2 bạn học, còn mấy bạn kia im lặng hết nên cô thất vọng lắm. Có khi bạn hẹn qua nhà để làm bài tập online em cứ ngỡ là nghiêm túc lắm, ai dè học được 5 phút rồi đi ăn uống, tám chuyện trên trời dưới đất. Còn có mấy bạn đang học rồi đem đàn ra hát hò khi phụ huynh về thì dọn bãi 'chiến trường' đúng lẹ luôn", Yến Thanh kể.
Theo Thanh niên
Thấy con được yêu cầu 20 bài tập về nhà dịp Tết, phụ huynh xem xong chỉ biết sửng sốt thốt lên: Cô giáo quá tuyệt vời! Mặc dù cô giáo đã cho các bé học sinh lớp 4 không ít bài tập về nhà làm trong dịp Tết, nhưng nội dung lại hay ho và ý nghĩa khiến phụ huynh nào cũng xuýt xoa. Với những em học sinh vô tư, Tết đến xuân về là dịp được nghỉ ngơi sau kỳ thi học kỳ căng thẳng; được ngủ...