Đe dọa Hiệu trưởng cưỡng đoạt 180 triệu đồng, nhóm cộng tác viên báo chí lĩnh 23 năm tù
Nhóm cộng tác viên báo chí dùng video, ghi âm, tin nhắn của phụ huynh học sinh đe dọa nữ Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội để cưỡng đoạt 180 triệu đồng chia nhau.
Ngày 1/8, TAND quận Tây Hồ (Hà Nội) mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử nhóm cộng tác viên báo chí và tuyên phạt các bị cáo: Nguyễn Thị Thùy Linh (SN 1991, ở Hà Nội) 6 năm 6 tháng tù, Nguyễn Thị Thúy (SN 1990, ở Hà Nội) 5 năm tù, Nguyễn Công Tuấn (SN 1982, ở Hà Nội) 4 năm tù, Nguyễn Đức Phương (SN 1983, quê Thái Bình) 4 năm tù và Nguyễn Tiến Quang (SN 1995, quê Thái Nguyên) 3 năm 6 tháng tù cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
4 trong số 5 bị cáo thời điểm mới bị bắt.
Theo bản án sơ thẩm, tháng 6/2021, Linh học việc tại một tờ báo nên quen Phương và Thúy đang làm việc tại một cơ quan báo chí ở Trung ương. Một tháng sau, Linh nhận được thông tin phản ánh về bà Lê Thị Bính (Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Thượng, quận Tây Hồ) nhận tiền của phụ huynh từ 5 đến 10 triệu đồng mỗi trường hợp xin cho con học trái tuyến.
Ngày 19/7/2021, Linh cùng Thúy đến phòng làm việc của bà Bính đặt vấn đề xin cho con học lớp 1 trái tuyến. Tại đây, bà Bính yêu cầu chuẩn bị hai phong bì, mỗi chiếc 5 triệu đồng. Thúy đã ghi âm lời nói của bà Bính.
Sau đó, Phương giả là phụ huynh xin học trái tuyến cho con để vào phòng bà Bính đặt vấn đề. Toàn bộ quá trình bà Bính yêu cầu chuẩn bị hai phong bì, mỗi chiếc 10 triệu đồng đã bị Phương dùng điện thoại bật chế độ video bí mật ghi lại.
Video đang HOT
Thời điểm này, Quang cũng đang học việc tại một cơ quan báo chí ở Trung ương đã dùng máy quay lại cảnh phụ huynh nói chuyện với nhau ở trước cổng trường về việc phải chi 10 triệu đồng xin học cho con.
Chiều cùng ngày, nhóm 5 người mang theo một máy quay phim lên phòng làm việc của bà Bính nói chuyện. Thúy tự giới thiệu là phóng viên đến làm rõ phản ánh về việc bà Bính nhận tiền, đồng thời khẳng định có video, ghi âm, tin nhắn của phụ huynh và dọa, nếu sự việc được phản ánh sẽ bị truy tố.
4 người trong nhóm sau đó ra ngoài hết, chỉ còn mình Thúy ở lại phòng làm việc của bà Bính để thỏa thuận…
Trước khi đi, Phương để lại một chiếc điện thoại đã bật sẵn ghi âm từ trước. Linh nhắc đồng bọn: Công an phường ở gần đây, nếu có vấn đề gì thì coi như mình vẫn làm việc bình thường.
Trong phòng làm việc của bà Bính, Thúy dùng nhiều cách đe dọa và yêu cầu bà Bính chi 100 triệu đồng để sự việc được giấu kín. Sau khi yêu cầu số tiền thấp hơn nhưng không được, bà Bính đồng ý chi đủ 100 triệu đồng và yêu cầu Thúy cam kết xóa hết các tài liệu liên quan. Thúy đồng ý và gọi những người còn lại vào phòng để xóa hết dữ liệu.
Bà Bính sau đó hai lần chuyển khoản cho Thúy, mỗi lần 50 triệu đồng với nội dung “mua hàng mỹ phẩm”. Số tiền này, Thúy, Linh, Phương mỗi người hưởng 30 triệu đồng; Tuấn và Quang, mỗi người hưởng 5 triệu đồng. Tuy nhiên, 5 triệu đồng của Tuấn thì Thúy giữ lại, không chia.
Cưỡng đoạt được số tiền trên, Linh đã chuyển dữ liệu về sai phạm của bà Bính cho một cộng tác viên báo chí khác. Bà Bính sau đó tiếp tục bị cộng tác viên này hẹn làm việc về các sai phạm nên lo sợ và tìm nguồn phát tán. Khi bị truy về nguồn tài liệu, Linh chối cãi và cho rằng, không chuyển thông tin cho ai.
Tối 31/7/2021, Linh chủ động gọi điện thoại cho bà Bính nhắc lại chuyện nhận tiền để uy hiếp tinh thần, rồi bảo bà Bính chuyển tiền để “xóa hết chứng cứ”. Qua nhiều cuộc điện thoại trao đổi, Linh yêu cầu bà Bính chi 100 triệu đồng, rồi giảm xuống 80 triệu đồng.
Hai ngày sau, Linh đề nghị bà Bính nhắn tin nội dung: “Linh ơi, lên nhà chị nhận cho chị 80 triệu đồng mua nước hoa, mỹ phẩm” nhằm hợp thức hóa việc nhận tiền. Tối 2/8/2021, Linh vừa nhận 80 triệu đồng từ nhà bà Bính và rời đi thì bị cơ quan công an bắt giữ.
Quá trình điều tra, bà Bính không thừa nhận việc nhận hối lộ từ phụ huynh xin cho con nhập học trái tuyến. Cơ quan điều tra chưa có các tài liệu, chứng cứ nào khác nên chưa có đủ căn cứ xác định hành vi đưa và nhận hối lộ liên quan đến bà Bính.
Truy tố 2 bị can là phóng viên và cộng tác viên của một tạp chí
Ngày 26/7,Viện KSND huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã ra cáo trạng truy tố 2 bị can cùng ngụ tỉnh Đồng Nai về tội cưỡng đoạt tài sản.
Các bị can bị truy tố là Nguyễn Tâm Trình (SN 1983) và Nguyễn Văn Thọ (SN 1981). Trong đó Trình là phóng viên, Thọ là cộng tác viên của Tạp chí Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
Theo cáo trạng, tháng 9/2022 UBND huyện Định Quán có văn bản cho phép ông N.A.D cải tạo thửa đất số 6, tờ bản đồ số 34 tại xã Phú Lợi. Sang tháng 10, ông D thuê chị Nguyễn Thanh Đào đục đá, cải tạo thửa đất. Đến ngày 13/2/2023, do lượng đá đục ra nhiều nên chị Đào đã thuê xe ben vận chuyển số đất đá trên ra khu vực giáp ranh cho chủ đất làm hàng rào.
Giấy chưng nhận phóng viên và cộng tác viên của các đối tượng.
Cùng ngày Trình và Thọ đến thửa đất chị Đào đang cải tạo để xác minh tin báo từ người dân về việc có đối tượng khai thác và vận chuyển khoáng sản trái phép. Thọ đã điện thoại ghi hình cảnh xe ben vận chuyển đá.
Trình và Thọ đã hẹn gặp chị Đào với mục đích yêu cầu chị Đào đưa tiền cho mình để không tiếp tục viết bài phản ánh sai phạm của chị Đào. Cả hai đã đề nghị chị Đào hỗ trợ số tiền để viết bài báo mang tính chất tuyên truyền cho xã Phú Lợi mà không liên quan đến hành vi sai phạm của chị Đào.
Để hợp thức hóa việc nhận tiền, cả hai bị can đã đến UBND xã ký hợp đồng thông tin tuyên truyền với Tạp chí Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
Ngày 22/2/2023, tại quán cà phê khi chị Đào đang đưa tiền cho Trình và Thọ thì bị Công an huyện Định Quán bắt quả tang
Cựu Phó Cục trưởng Quản lý thị trường Hà Nội bị đề nghị từ 9 đến 10 năm tù Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Hùng mức án từ 9-10 năm tù về tội nhận hối lộ. Về trách nhiệm dân sự, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Trần Hùng phải nộp ngân sách Nhà nước số tiền 300 triệu đồng đã nhận hối...