Ngày 11/7, xét xử hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và 52 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu”
Theo tin từ TAND TP Hà Nội, ngày 11/7, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu”.
54 bị cáo bị truy tố về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bộ Ngoại giao, thành phố Hà Nội và một số địa phương khác.
Thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ tọa phiên tòa. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử là 5 kiểm sát viên Viện KSND tối cao và kiểm sát viên Viện KSND TP Hà Nội. Theo kế hoạch, phiên tòa sơ thẩm diễn ra trong một tháng.
Trong vụ án này, bị cáo Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) được xác định đã 37 lần nhận hối lộ với tổng số tiề.n 21,5 tỷ đồng. Bị cáo Vũ Hồng Nam (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) hai lần nhận hối lộ số tiề.n gần 2 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự- Bộ Ngoại giao) nhận hối lộ 32 lần với tổng số hơn 25 tỷ đồng. Bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) nhận hối lộ 253 lần với tổng số hơn 42,6 tỷ đồng.
Bị cáo Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhận hối lộ 7 lần với số hơn 2 tỷ đồng. Bị cáo Trần Văn Tân (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) nhận hối lộ 9 lần với số tiề.n 5 tỷ đồng. Bị cáo Nguyễn Quang Linh (cựu Trợ lý của Phó Thủ tướng Chính phủ) nhận hối lộ 5 lần với số tiề.n hơn 4,2 tỷ đồng…
Hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng (trái) và Vũ Hồng Nam.
Cùng bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” là một số đại sứ, cán bộ ngoại giao làm việc tại Nhật Bản, Malaysia, Nga, Angola.
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, từ tháng 4/2020 đến tháng 1/2022, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã tập hợp, đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt tổ chức thực hiện 772 chuyến bay đưa công dân từ nước ngoài về nước, trong đó 400 chuyến bay giải cứu và 372 chuyến bay combo.
Quá trình cấp phép các chuyến bay công dân tự trả phí, một số cán bộ có nhiệm vụ, quyền hạn tại Bộ Ngoại giao đã tạo thành nhóm lợi ích, đưa ra nhiều yêu cầu, gây khó khăn khiến các doanh nghiệp phải tìm cách tiếp xúc, gặp gỡ, thỏa thuận và ra giá chung chi cho mỗi chuyến bay giải cứu.
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Quang Linh (cựu Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ).
Bị cáo Tô Anh Dũng, thời điểm giữ chức vụ là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, trực tiếp chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch tổ chức chuyến bay theo đề xuất của Cục Lãnh sự trưc khi xin ý kiến của tổ công tác 5 Bộ gồm: Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thôngVận tải.
Biết được vai trò của bị cáo Tô Anh Dũng, 13 cá nhân đại diện doanh nghiệp đã tìm cách tiếp cận, móc nối, đặt vấn đề để bị cáo Tô Anh Dũng giải quyết các thủ tục liên quan đến cấp phép “chuyến bay giải cứu” đưa công dân về nước khi xảy ra dịch Covid-19.
Trong các lần gặp nhau đầu tiên, bị cáo Tô Anh Dũng đã đồng ý với các doanh nghiệp về việc sẽ hỗ trợ, chỉ đạo cán bộ cấp dưới tại Cục Lãnh sự làm thủ tục, giúp xin cấp phép bay được cấp phép, tổ chức chuyến bay combo.
Nhóm bị cáo thuộc Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao.
Bị cáo Tô Anh Dũng và đại diện 13 doanh nghiệp dù không thỏa thuận về số tiề.n sẽ phải chung chi, nhưng cả hai bên đều hiểu việc doanh nghiệp được tham gia tổ chức chuyến bay sẽ có lợi nhuận.
Tháng 5/2020 tại phòng làm việc của mình, bị cáo Tô Anh Dũng và bị cáo Hoàng Diệu Mơ (Tổng Giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịchvà dịch vụ hàng không An Bình) đã giới thiệu công ty của bị cáo Mơ với Hãng Hàng không Vietnam Airlines để tổ chức chuyến bay combo.
Sau đó, bị cáo Tô Anh Dũng đã 8 lần nhận hối lộ của bị cáo Hoàng Diệu Mơ tổng số tiề.n 8,5 tỷ đồng. Trong đó 6 lần, bị cáo Tô Anh Dũng nhận tiề.n tại phòng làm việc và 2 lần nhận tiề.n ở gần cổng trụ sở Bộ Ngoại giao.
Ngoài ra, 29 lần khác, bị cáo Tô Anh Dũng nhận tiề.n của các doanh nghiệp trong vụ “chuyến bay giải cứu” cũng diễn ra tại phòng làm việc của mình, ngoài quán cà phê hoặc nhà hàng.
Đối với bị cáo Nguyễn Quang Linh, cáo trạng xác định, khi đảm nhiệm vị trí công tác là Trợ lý của Phó Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất phê duyệt chuyến bay cho cơ quan, tổ chức.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công vụ, bị cáo Nguyễn Quang Linh đã lợi dụng vị trí công tác giúp Công ty Lữ Hành Việt, Công ty ATA, Investco được phê duyệt nhiều chuyến bay giải cứu trong dịch Covid-19 khi chưa có sự thống nhất, đề xuất của Tổ công tác 5 Bộ.
Trên cương vị công tác, bị cáo Nguyễn Quang Linh đã giúp các công ty trên được phê duyệt gần 30 chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo trong thời điểm dịch Covid-19. Kết quả điều tra xác định, bị cáo Nguyễn Quang Linh đã nhận hối lộ của Công ty Lữ Hành Việt và bị cáo Nguyễn Mai Anh tổng số tiề.n 180.000 USD và 100 triệu đồng, tương đương hơn 4,2 tỷ đồng…
Sáng 10/4, Chủ tịch Louis Holdings và đồng phạm "thổi giá" chứng khoán chiếm đoạt 155 tỷ đồng hầu tòa
Sáng mai (10/4), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Đỗ Thành Nhân (SN 1981, quê An Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Louis Holdings, Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Louis Capital và Công ty cổ phần Louis Land) về tội "Thao túng thị trường chứng khoán" liên quan vụ "thổi giá" hai mã cổ phiếu BII và TGG.
Cùng bị xét xử về tội danh trên là các bị cáo: Vũ Ngọc Long (SN 1985, quê Đồng Nai, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Louis Holdings), Ngô Thục Vũ (SN 1980, quê Gia Lai, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Louis Holdings), Trịnh Thị Thúy Linh (SN 1989, quê Hà Nội, Giám đốc hành chính Công ty cổ phần Louis Holdings).
Phạm Thanh Tùng (SN 1979, quê Hà Nội, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt (mã TVB), Đỗ Đức Nam (SN 1983, quê Thanh Hóa, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt), Lê Thị Thu Hương (SN 1984, quê Đắk Lắk, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt), Lê Thị Thùy Liên (SN 1987, quê Long An, nhân viên dịch vụ tài chính Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt).
Thẩm phán Lưu Ngọc Cảnh (Phó Chánh Tòa hình sự) làm chủ tọa phiên tòa này. 4 kiểm sát viên thực hành quyền công tố và giám sát hoạt động xét xử tại phiên tòa. Đến thời điểm này, 20 luật sư đã đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo tại phiên tòa.
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, thời điểm Đỗ Thành Nhân là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Louis Holdings, Louis Holdings đã mua cổ phần 6 công ty, niêm yết trên sàn chứng khoán. Đỗ Thành Nhân là người đại diện pháp luật của 3 trong 6 công ty gồm: Công ty cổ phần Louis Holdings, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang và Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng.
Bị cáo Đỗ Thành Nhân (trái) và bị cáo Đỗ Đức Nam.
Lợi dụng vị trí của mình, Đỗ Thành Nhân đã khởi xướng, bàn bạc và thống nhất với Đỗ Đức Nam sử dụng nhóm các tài khoản chứng khoán của Đỗ Thành Nhân để thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu mã BII và mã TGG nhằm thu lợi bất hợp pháp.
Ngoài ra, Đỗ Thành Nhân còn chỉ đạo cấp dưới, người thân khác đứng tên đăng ký nhiều tài khoản chứng khoán, ký hợp đồng vay vốn với Công ty quản lý tài sản Trí Việt để Nhân sử dụng giao dịch mua, thao túng hai mã cổ phiếu trên.
Cáo trạng xác định, để thực hiện hành vi giao dịch mua, bán thao túng thị trường chứng khoán, Đỗ Thành Nhân còn hô hào trên mạng xã hội, nhận định trong thời gian tới cổ phiếu mã BII và TGG sẽ tăng cao.
Đỗ Thành Nhân lập nhóm trên mạng xã hội có tên Louis Family có 10.000 người tham gia rồi hô hào, đưa ra mục tiêu giá các cổ phiếu BII sẽ tăng nhiều lần. Tiếp đó, Đỗ Thành Nhân liên tục đăng các nội dung trên nhóm này về việc cổ phiếu mà Nhân đang nắm giữ sẽ tăng giá để dụ các nhà đầu tư mua vào.
Thời điểm đó, mã cổ phiếu BII đã có nhiều ngày tăng giá trên thị trường chứng khoán, liên tục các phiên tăng trần với khối lượng khớp lệnh lớn, thanh khoản cao.
Điều này thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia giao dịch, đẩy giá cổ phiếu mã BII và TGG tăng cao.
Cơ quan tố tụng xác định, Đỗ Thành Nhân là người khởi xướng bàn bạc, câu kết với bị can Đỗ Đức Nam thực hiện tội phạm, đồng thời tích cực chỉ đạo các bị can khác thực hiện hành vi phạm tội nên có vai trò cao nhất trong vụ án.
Quá trình điều tra, Đỗ Thành Nhân thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và cùng gia đình đã nộp khắc phục hơn 4 tỷ đồng nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ.
Đối với Nguyễn Thanh Tùng, dù biết rõ nhóm Đỗ Thành Nhân dùng tiề.n để thực hiện giao dịch mua, bán thao túng hai cổ phiếu mã BII và TGG nên Tùng đã chỉ đạo Đỗ Đức Nam tiếp tục cho nhóm Đỗ Thành Nhân vay, nhưng yêu cầu chia nhỏ các khoản vay để tránh bị phát hiện.
Cuối năm 2021, khi xuất hiện thông tin cơ quan quản lý Nhà nước sẽ kiểm tra, thanh tra hoạt động của TVB và Công ty quản lý tài sản Trí Việt, Nguyễn Thanh Tùng chỉ đạo thay toàn bộ ổ cứng máy tính của doanh nghiệp, xóa mọi tin nhắn có liên quan để che giấu hành vi phạm tội.
Thông qua hành vi của Nguyễn Thanh Tùng và đồng phạm, nhóm 16 tài khoản Đỗ Thành Nhân mở tại TVB đã thu lợi bất hợp pháp khoảng 155 tỷ đồng. Qua đó, Công ty quản lý tài sản Trí Việt hưởng lợi bất hợp pháp hơn 14 tỷ đồng tiề.n lãi vay theo các hợp đồng hợp tác đầu tư chứng khoán
Cựu tướng Cảnh sát biển khai nhận 6,9 tỷ đồng chỉ là "quà bình thường" Cựu Thiếu tướng Lê Văn Minh - cựu Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 khai rằng nhận 6,9 tỷ đồng từ Phan Thanh Hữu chỉ là "quà bình thường, thi thoảng Hữu đưa cho bị cáo". Chiều 12/7, Hội đồng xét xử Tòa án quân sự Quân khu 7 tiếp tục phiên tòa hình sự xét xử hai cựu Tư lệnh vùng...