Đe dọa chặt tay chân và hàng loạt thủ đoạn ‘ma quái’ của ‘tập đoàn’ đòi nợ thuê
Nhân viên của “tập đoàn” đòi nợ thuê kiểu khủng bố đã có những thủ đoạn ‘ma quái’ như dùng điện thoại chuyển từ giọng nữ sang nam, cắt ghép ảnh, gọi đòi chặt tay chân, đặt app giao đồ ăn, nước uống cho người vay rồi dọa bỏ độc, lấy mạng…
TAND tỉnh Tiền Giang vẫn đang xét xử 111 bị cáo về tội ” Cưỡng đoạt tài sản” liên quan đến Công ty Luật TNHH Pháp Việt (trụ sở tại TPHCM).
Đây là các bị cáo trong “tập đoàn đòi nợ kiểu khủng bố” được dư luận đặc biệt quan tâm bởi quy mô, tính chất manh động của băng nhóm tội phạm này. Phiên tòa đã đến phần xét hỏi.
Hà Thị Hiệp (34 tuổi, quê Thanh Hóa) được xem là mấu chốt để cơ quan điều tra phá chuyên án đặc biệt này.
Bị cáo Hiệp khai được tuyển dụng vào Công ty Pháp Việt từ tháng 6/2022 – 2/2023. Hiệp là người trực tiếp nhắn tin đe dọa cho nổ trường học và sát hại người thân hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm của 1 trường tiểu học ở thị xã Cai Lậy (Tiền Giang).
Cáo trạng nêu, Hiệp đã trực tiếp thu từ 60 người vay với gần 1,7 tỷ đồng và cô ta được Công ty Pháp Việt trả hơn 180 triệu đồng. Hiệp khai, số tiền kiếm được bị cáo đã trang trải cho gia đình.
Hà Thị Hiệp tại thời điểm bị công an bắt giữ. Ảnh: CACC
Cáo trạng của VKSND tỉnh Tiền Giang đã nêu hành vi phạm tội của 111 bị cáo. Theo đó, bị cáo Nguyễn Tiến Anh được giao thu hồi nợ của ông Cường ( tên đã đổi) ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ.
Qua tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội, Tiến Anh biết con gái của ông Cường đang làm điều dưỡng nên gã nhiều lần gọi yêu cầu trả 39 triệu đồng. Đòi nợ không được, Tiến Anh dọa gọi vào nơi làm việc để cho nữ điều dưỡng bị đuổi việc.
Sau đó, anh ta còn đặt xe hút hầm cầu đến nơi làm việc của nữ điều dưỡng để tạo áp lực “trả nợ thay cha”. Cáo trạng nêu, Tiến Anh lấy hình ảnh của nữ điều dưỡng rồi cắt ghép với nội dung “đối tượng lừa đảo” đăng lên Facebook.
Thời điểm công an ập vào khám xét Công ty Pháp Việt. Ảnh: CACC
Bị cáo Lưu Anh Tú vào làm việc tại Công ty Pháp Việt từ tháng 6 – 10/2022. Tú được trưởng nhóm hướng dẫn cách thức khai thác thông tin người vay, sử dụng sim không chính chủ, tạo tài khoản Zalo ảo để liên hệ người vay, người thân để nhắc nợ và đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của người vay để thu hồi nợ.
Video đang HOT
Tú được giao nhiệm vụ thu hồi nợ của chị Tiên ( tên đã đổi). Theo đó, chị Tiên vay của 1 ngân hàng 20 triệu đồng, thỏa thuận mỗi tháng trả gốc và lãi hơn 1 triệu đồng. Chị Tiên trả được 8 tháng thì mất khả năng.
Bị cáo Tú xem hợp đồng vay và tra cứu ứng dụng thông tin bảo hiểm xã hội, biết chị Tiên là công nhân ở tỉnh Tiền Giang.
Tú gọi điện thoại cho vợ chồng Tiên và người em gái yêu cầu trả 13 triệu đồng. Tú dọa sẽ đến công ty của chị Tiên quấy rối để người phụ nữ này bị đuổi việc. Gã còn đe dọa chặt tay, chân chồng chị Tiên. Do lo sợ tính mạng của mình và người thân, chồng chị Tiên đã đến ngân hàng thanh toán số tiền 13 triệu đồng.
Bị cáo Phan Minh Kỳ làm nhóm trưởng của 30 nhân viên. Nhiệm vụ của Kỳ là quản lý, hướng dẫn, đôn đốc nhân viên đòi nợ người vay từ các ngân hàng và công ty tài chính là đối tác của Công ty Pháp Việt.
Hàng tháng, Kỳ đưa danh sách phân công thu hồi nợ cho các thành viên thuộc nhóm của mình quản lý. Cáo trạng nêu, Kỳ có nhiệm vụ sử dụng các ứng dụng check (kiểm tra) thông tin bảo hiểm xã hội, Qcheck, PC-Covid… để tra cứu, tìm kiếm thông tin cá nhân người vay và người thân của họ.
Kỳ hướng dẫn nhân viên sử dụng điện thoại di động có chức năng “giả giọng nói từ nam sang nữ và ngược lại”, gắn sim không chính chủ, lập, sử dụng tài khoản Zalo ảo để gọi, nhắn tin liên tục, đe dọa xúc phạm người vay và người thân.
Trường hợp người vay và người thân có nơi làm việc, Kỳ hướng dẫn nhân viên gọi điện thoại đến nơi làm việc thông báo khoản nợ, yêu cầu tác động để giải quyết nợ.
Bên cạnh đó, Kỳ chỉ đạo nhân viên của mình giả danh làm nhân viên phòng nhân sự của công ty, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nơi người vay làm để đe dọa đuổi việc nhằm tạo áp lực trả nợ.
Ngoài ra, nhân viên của Kỳ còn được dạy cách thu thập số điện thoại, địa chỉ làm việc của người vay, người thân để đặt app giao đồ ăn, nước uống cho họ rồi dọa bỏ độc, lấy mạng.
Từ tháng 1/2021-2/2023, nhóm của Kỳ đã thu hồi được 1.106 người vay, số tiền hơn 22,3 tỷ đồng. Kỳ được Công ty Pháp Việt trả hơn 838 triệu đồng.
Bị cáo Mai Thị Vân (30 tuổi, vợ của Kỳ) vào Công ty Pháp Việt làm nhân viên thu hồi nợ do Kỳ quản lý. Tháng 5/2022, Kỳ giao cho Vân thu hồi nợ của người đàn ông 40 tuổi làm việc tại UBND một thị trấn ở tỉnh Long An.
Bị cáo Vân sau đó gắn sim rác, dùng điện thoại đi động giả giọng nói từ nữ thành nam gọi cho người đàn ông đòi nợ nhưng không được.
Vân sau đó nhiều lần gọi đến UBND thị trấn thông báo khoản nợ của cán bộ đơn vị. Vân còn dùng tài khoản mạng xã hội ảo để nhắn tin cho đồng nghiệp của người đàn ông nói trên. Lo sợ bị mất uy tín, người đàn ông sau đó đã trả 17 triệu đồng.
Chiêu “lách luật” để đòi nợ thuê
Theo cáo trạng, bị cáo Trần Văn Châu và Hồ Quốc Hùng, cùng là Phó giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp Việt, giữ vai trò chủ mưu, trực tiếp tổ chức thực hiện hành vi phạm tội.
Cáo trạng xác định, năm 2013, Châu, Hùng cùng làm ở bộ phận xử lý nợ của ngân hàng và công ty tài chính tại TPHCM. Cả hai nhận thấy lĩnh vực thu hồi nợ có mức thu nhập cao nên liên kết với 1 công ty thu hồi nợ ở quận Gò Vấp ký hợp đồng với các ngân hàng, công ty tài chính để thu hồi nợ, lấy phí dịch vụ.
Bị cáo Trần Văn Châu tại tòa. Ảnh: H.T
Tháng 7/2020, Châu biết Luật Đầu tư cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ nên tìm cách “lách luật”. Bị cáo Châu đã chuyển nhượng lại giấy phép kinh doanh Công ty Pháp Việt. Để Công ty Pháp Việt hoạt động, Châu tìm người đủ điều kiện đứng tên trên giấy phép. Theo đó, Châu thuê một nữ luật sư đứng tên với giá 15 triệu mỗi tháng, đặt văn phòng trên đường Lê Văn Huân, quận Tân Bình.
Sau khi hoàn tất thủ tục cấp phép, Châu, Hùng lợi dụng danh nghĩa hoạt động trong lĩnh vực được cấp phép “tham gia tố tụng theo quy định pháp luật, tư vấn pháp luật, thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý khác theo quy định pháp luật và đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật” để tổ chức hoạt động thu hồi nợ.
Còn nữ luật sư được thuê đứng danh nghĩa Giám đốc nhưng không đến trụ sở làm việc, không tham gia quản lý, điều hành công ty.
Khi đã có Công ty Pháp Việt, Châu và Hùng tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với 7 ngân hàng và công ty tài chính, mục đích là để “đòi nợ thuê”.
Theo thỏa thuận, Công ty Pháp Việt sẽ được các công ty tài chính, ngân hàng trả 18-50% trên tổng số tiền đã thu hồi được (tùy vào thời gian nợ xấu của người vay được thể hiện trong từng hợp đồng vay).
Người bị kết án tử hình bồi thường cho bị hại như thế nào?
Liên quan đến các vụ án giết người, khi ra tòa, ngoài đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo mức án tương thích đối với hành vi phạm tội thì đại diện bị hại còn yêu cầu bồi thường về dân sự.
Cụ thể, ngày 9/7, TAND TPHCM tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đăng Khoa (25 tuổi, ngụ thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) tử hình cho 3 tội danh "Giết người", "Hiếp dâm" và "Cướp tài sản". Vụ việc xảy ra chiều 29 Tết vừa qua ở một khu trọ tại TP Thủ Đức, TPHCM và nạn nhân là chị Vi Thị T. (25 tuổi, quê Đồng Nai).
Tòa buộc bị cáo Khoa phải bồi thường cho gia đình bị hại 500 triệu đồng bao gồm tiền ma chay, tổn thất về tinh thần, khám chữa bệnh của cha mẹ bị hại.
Trước đó, ngày 19/4, TAND tỉnh Ninh Thuận tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Phụng (56 tuổi, ngụ thị trấn Ninh Sơn, huyện Ninh Sơn) mức án tử hình về tội "Giết người". Bị cáo Phụng có hành vi dùng rựa chém cả nhà hàng xóm vì mâu thuẫn trộm gà.
Ngoài ra, HĐXX còn tuyên buộc bị cáo Phụng tiếp tục bồi thường cho phía bị hại gần 440 triệu đồng; cấp dưỡng cho vợ bị hại đến cuối đời.
Với trường hợp của bị cáo Khoa, Phụng và nhiều bị cáo khác khi bị kết án tử hình hoặc chung thân thì việc thi hành án dân sự diễn ra như thế nào?
Giải đáp điều này, luật sư Ngô Lệ Quỳnh (Phó giám đốc Chi nhánh TPHCM - Công ty luật Khoa Tín) cho biết, khoản 1 điều 30 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định: "Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án".
Khi người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án trong thời hạn quy định, chấp hành viên phải ra các quyết định thi hành án và tống đạt đến trại giam cho người phải thi hành án. Chấp hành viên phải xác minh xem người phải thi hành án có tài sản như nhà, đất... để kê biên đảm bảo thi hành án.
Bị cáo Nguyễn Đăng Khoa, hung thủ sát hại cô gái ở Thủ Đức chiều 29 Tết. Ảnh: Đ.N
Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan Thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai theo quy định của pháp luật.
Người phải thi hành án có thời hạn 10 ngày để tự nguyện thi hành án, nếu không tự nguyện sẽ bị cưỡng chế. Cơ quan Thi hành án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án để thực hiện việc bồi thường dân sự gồm:
Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; khai thác tài sản của người phải thi hành án; buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Trong trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 6 tháng một lần, chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án.
Nếu người phải thi hành án đã thi hành án tử hình, phần nghĩa vụ dân sự của họ sẽ được chuyển giao cho người thừa kế (nếu có để lại di sản) theo quy định của pháp luật về thừa kế. Nếu không để lại di sản thì cơ quan Thi hành án dân sự sẽ đình chỉ thi hành án.
Đối với phần bồi thường dân sự về cấp dưỡng, nếu người phải thi hành án bị tử hình thì không chuyển giao cho người thân thực hiện thay, trừ việc người thân của họ tự nguyện bồi thường thay trong giai đoạn truy tố, xét xử để người phải thi hành án được hưởng tình tiết giảm nhẹ tại điều 51 Bộ luật Hình sự.
"Hiện nay, việc thi hành án phần dân sự trong vụ án hình sự đối với người phải thi hành án bị kết án chung thân hoặc tử hình gặp khó khăn và phụ thuộc phần lớn vào việc người phải thi hành án có tài sản để thi hành hay không", luật sư Quỳnh nói.
Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Thị Thanh Thế (Công ty Luật TNHH MTV Bình Yên) cho biết thêm, trường hợp người phạm tội không có điều kiện để bồi thường thì người thân của họ không có nghĩa vụ bồi thường thay.
"Như vậy, những người bị kết án tử hình hoặc chung thân vẫn là người phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bị hại, người thân không có nghĩa vụ bồi thường thay cho người phạm tội trừ trường hợp tự nguyện. Nếu người phạm tội không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật", luật sư Thế cho hay.
'Tập đoàn' đòi nợ thuê ngang nhiên dọa cho nổ trường, sát hại người thân giáo viên Các đối tượng đòi nợ thuê theo kiểu 'khủng bố' đe dọa cho nổ trường học, giết người thân của ban giám hiệu và giáo viên ở Tiền Giang. TAND tỉnh Tiền Giang vừa đưa vụ "đòi nợ kiểu khủng bố" ra xét xử. 111 bị cáo bị xét xử tội "Cưỡng đoạt tài sản", trong đó Trần Văn Châu (44 tuổi) và...