Để điều hòa chế độ Dry có thực sự tiết kiệm điện “thần thánh” như lời đồn?
Dù cao cấp hay “lạc hậu”, các sản phẩm điều hòa thường sẽ luôn có 2 chế độ chính: Cool và Dry. Trong khi Cool sẽ trực tiếp phả khí mát thì Dry sẽ tập trung hơn vào việc khử độ ẩm trong không khí của phòng.
Mùa hè nắng nóng, trên các diễn đàn mạng xã hội, cư dân mạng lại bắt đầu chia sẻ kinh nghiệm dùng điều hòa để tiết kiệm điện nhất. Mọi người thường truyền tai nhau rằng khi sử dụng điều hòa hãy để ở chế độ Dry (biểu tượng hình giọt nước trên điều khiển). Làm như sẽ giúp điều hòa tiết kiệm điện 10 lần.
Theo đó, muốn để điều hòa ở chế độ Dry, khi mở điều hòa chỉ cần chuyển từ chế độ “Cool” (hơi lạnh với biểu tượng bông tuyết trên màn hình điều khiển) sang biểu tượng hình giọt nước. Thao tác đơn giản này sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa sẽ giảm đi nhiều lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không thấp quá 23 độ C và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài.
Nghe có vẻ hấp dẫn, và có thể làm được ngay. Thế nhưng, sự thật đằng sau chế độ Dry liệu có đúng như những gì mọi người đang bàn tán, truyền tai nhau?
Theo các chuyên gia điện máy, vào những ngày nắng nóng kinh hoàng thì hãy cài đặt ở chế độ Cool để làm mát căn phòng, tuyệt đối không cài đặt ở chế độ Dry.
Nguyên nhân, chế độ Cool (mục đích chính là làm lạnh) có tác dụng giảm nhiệt độ phòng xuống đến nhiệt độ cài đặt mong muốn trên điều khiển từ xa và duy trì nhiệt độ đó trong thời gian dài, đồng thời nó cũng khống chế một phần độ ẩm trong không gian điều hòa.
Trong khi, chế độ Dry (mục đích chính là khử ẩm) thực hiện chức năng khử độ ẩm của không khí trong phòng và duy trì nhiệt độ phòng không vượt quá so với nhiệt độ của phòng lúc bắt đầu thực hiện chế độ khử ẩm.
Bản chất của Dry không phải là làm mát, mà chỉ là quá trình tách nước. Vì vậy, chỉ nên sử dụng chế độ Dry trong những ngày trời không quá nóng và độ ẩm không khí cao là một lựa chọn không gì tuyệt vời hơn.
Tính năng làm mát ở chế độ khô (Dry) chỉ hiệu quả với trời nồm hoặc trong mùa mưa ẩm. Người dùng cảm thấy không khí mát hơn là do độ ẩm trong phòng giảm thay vì không khí được làm mát thật sự như chế độ Cool.
Ví dụ khi được cài đặt ở chế độ Dry ở mức nhiệt 25 độ C và độ ẩm trong phòng cao khoảng 90%, điều hòa sẽ thực hiện việc làm khô không khí đến khi nhiệt độ xuống khoảng 25 độ C và dừng lại. Khi độ ẩm tăng cao khiến nhiệt độ tăng cao trở lại, máy sẽ tiếp tục hoạt động để duy trì độ ẩm thấp.
Video đang HOT
Do ở chế độ làm khô, máy nén chỉ hoạt động để ngưng tụ hơi ẩm nên điều hòa ít gây ồn hơn và ít tốn điện hơn so với chế độ Cool. Tuy nhiên, với những ngày trời quá nóng hoặc độ ẩm thấp, chế độ Dry không đem lại hiệu quả làm mát đáng kể. Việc lạm dụng chế độ này trong những ngày nắng nóng khô thậm chí còn gây hại sức khỏe con người như các bệnh về hô hấp, khô da, nứt nẻ chân tay…
Người dùng nên có thêm thiết bị đo độ ẩm trong phòng.
Để chắc chắn có nên sử dụng chế độ Dry hay không, người dùng nên có đồng hồ theo dõi độ ẩm trong phòng. Nếu độ ẩm cao trên 70%, chế độ này mới nên được sử dụng, trong trường hợp dưới 60%, điều hòa nên được bật ở chế độ làm mát thông thường (Cool) kết hợp sử dụng máy tạo ẩm hoặc để một chậu nước nhỏ trong phòng.
Các chuyên gia khẳng định, điều hòa cài đặt ở chế độ Cool sẽ làm căn phòng mát hơn cài đặt ở chế độ Dry. Do đó, muốn căn phòng mát mẻ người dùng hãy cài đặt ở chế độ Cool để điều hoà làm việc hiệu quả nhất.
Bí quyết tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa trong những ngày hè
Để tiết kiệm điện trong những tháng hè oi bức, chị em nội trợ có thể tham khảo ngay một vài mẹo sử dụng điều hòa ngay dưới đây.
Sử dụng điều hòa kết hợp với quạt điện
Nhiều gia đình thường có thói quen vừa bật quạt điện chạy ù ù trong không gian đang sử dụng cả điều hòa. Việc chạy song song nhiều thiết bị làm mát cùng một lúc khiến bạn có cảm giác đang tiêu thụ gấp đôi tiền điện.
Tuy nhiên, thực tế lại chỉ ra điều ngược lại. Đây lại là một trong những biện pháp đơn giản mà hiệu quả giúp làm mát căn phòng mà vẫn tiết kiệm điện.
Khi được kết hợp với nhau, quạt sẽ giúp lưu thông không khí lạnh nhanh hơn tới tất cả không gian trong phòng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không cần điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa xuống quá thấp, và điều hòa cũng không cần chạy quá công suất để làm mát căn phòng. Nhờ đó tiền điện nhà bạn sẽ tốn ít hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên sử dụng quạt trần trong khoảng 15-20 phút đầu khi khởi động điều hòa, sau đó nên tắt bớt quạt nếu trong phòng đã lạnh, tránh lãng phí điện thêm.
Một vài cách tiết kiệm điện khác với điều hòa
1. Chọn công suất máy phù hợp diện tích phòng
Việc chọn điều hòa phù hợp với diện tích phòng là cực kỳ quan trọng. Bởi, điều hòa công suất nhỏ sẽ không thể làm mát phòng có diện tích lớn, hoặc luôn phải gồng mình chạy hết công suất để có thể làm mát được căn phòng.
Do đó, điều hòa sẽ ngốn nhiều điện năng hơn vì phải chạy liên tục và tất nhiên, hóa đơn tiền điện sẽ tăng chóng mặt. Ngược lại, sử dụng điều hòa công suất lớn cho phòng diện tích nhỏ sẽ gây lãng phí điện năng.
Vì thế, khi mua điều hòa nên nhờ nhân viên bán hàng tư vấn để có lựa chọn phù hợp nhất, giúp tiết kiệm điện khi sử dụng, đồng thời để máy bền và hoạt động ổn định.
2. Đóng kín các cửa
Khi sử dụng điều hòa, nếu mở cửa thì khí lạnh sẽ bị thoát ra ngoài, nhiệt độ bên ngoài sẽ tác động đến nhiệt độ trong phòng, do đó máy lạnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn và tốn rất nhiều điện.
Chính vì thế, khi chạy điều hòa trong phòng bạn nên tránh mở cửa mà hãy đóng kín các cửa sổ, cửa ra vào để nhiệt độ trong phòng luôn giữ ở mức ổn định, tránh lãng phí.
3. Điều chỉnh nhiệt độ phòng hợp lý
Nhiều người vừa ra ngoài nắng nóng về nhà thường có thói quen để điều hòa ở chế độ làm lạnh nhanh hoặc nhiệt độ thấp để được tận hưởng không gian mát lạnh nhanh nhất. Tuy nhiên, việc làm này lại vô tình khiến điều hòa nhà bạn phải chạy hết công suất và tiêu tốn rất nhiều điện năng để làm lạnh và duy trì mức nhiệt thấp trong thời gian dài.
Hãy nhớ rằng, nhiệt độ từ 25 đến 28 độ là thích hợp để máy lạnh hoạt động một cách tối ưu nhất, không tốn quá nhiều điện năng mà vẫn duy trì một nhiệt độ vừa phải và phù hợp.
4. Không bật/ tắt điều hòa nhiều lần
Nhiều người nghĩ tiết kiệm điện bằng cách bật điều hòa đến khi nào phòng mát thì tắt đi, bật quạt cho đỡ tốn, khi nào phòng nóng tiếp tục bật lên. Thế nhưng, cách này lại tiêu tốn điện năng hơn do điều hòa phải khởi động lại nhiều lần, chạy quá công suất sẽ khiến máy hỏng nhanh hơn.
5. Tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng
Khi thiết kế phòng, bạn nên tránh sự trao đổi nhiệt với bên ngoài nhất là trong ngày nóng khi sử dụng điều hòa. Bởi, ánh nắng mặt trời có thể làm nhiệt độ phòng tăng lên, điều hòa cũng sẽ phải hoạt động nhiều hơn để làm mát phòng.
Ngược lại, việc che kín phòng (bằng rèm cửa) có thể ngăn ánh nắng, tránh nhiệt độ phòng tăng lên. Như vậy, điều hòa sẽ không phải hoạt động liên tục và điện năng cũng không tiêu tốn quá nhiều.
6. Bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa định kỳ
Để điều hòa hoạt động tốt nhất thì chị em nên lau chùi máy thật sạch và định kỳ bảo dưỡng với thợ chuyên nghiệp. Lưu ý, khi làm sạch tại nhà, chị em chỉ cần lau dọn sạch sẽ bụi bẩn tích trong bộ lọc. Điều này có thể giúp giảm đến 15% công suất hoạt động của máy, giúp tiết kiệm một lượng điện rất lớn.
Ngoài ra, bất kỳ hỏng hóc hoặc trục trặc nào trong quá trình hoạt động của điều hòa cũng nên khắc phục ngay để máy chạy tốt và tiết kiệm điện hơn.
7 mẹo dùng điều hoà tiết kiệm mùa nóng Người tiêu dùng không cài nhiệt độ phòng quá thấp, hẹn giờ tắt, bổ sung thêm quạt, thường xuyên vệ sinh tấm lọc. Ông Hoàng Nam Trường, Giám đốc trung tâm dịch vụ khách hàng Công ty Casper - hãng điều hòa từ Thái Lan tại Việt Nam cho biết, vào mùa nóng, thời tiết oi nồng, khó chịu thì điều hòa là...