Đề dễ, thanh tra Bộ ít, chất lượng kỳ thi có tốt?
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển: “Tôi cho rằng, đề thi không lấy chuyện dễ hay khó làm chuẩn mà đề thi lấy theo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng phù hợp với mục tiêu tiêu giáo dục”.
Những băn khoăn, thắc mắc của PV về nhận định đề thi dễ hơn các năm trước, hay tình trạng nhiễu thông tin về đề thi trước các kỳ thi đã được thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển trả lời thẳng thắn.
Thưa ông, có ý kiến cho rằng đề thi năm nay ở tất cả các môn đều dễ hơn các năm trước. Phải chăng đây là chủ ý của Bộ GD&ĐT để tỷ lệ học sinh đỗ THPT cao hơn?
Tôi cho rằng, đề thi không lấy chuyện dễ hay khó làm chuẩn mà đề thi lấy theo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng phù hợp với mục tiêu giáo dục. Đề thi năm nay được thí sinh và giáo viên nhận xét vừa sức với học sinh, có độ phân hóa cao. Theo phản ánh thì với đề thi các môn năm nay nhìn chung với sức học trung bình có thể đạt 6, 7 điểm, còn thí sinh học lực khá, giỏi có thể đạt 8, 9,10 điểm.
Với đề thi như vậy, vừa sức học trò cũng là vừa chuẩn: chuẩn kiến thức kỹ năng, chuẩn mục tiêu giáo dục. Năm nay đề thi có tăng phần thông hiểu kiến thức của học sinh và được dư luận đánh giá cao.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển : “đề thi không lấy chuyện dễ hay khó làm chuẩn mà đề thi lấy theo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng phù hợp với mục tiêu tiêu giáo dục”
Nhưng tỉ lệ đỗ cao liệu chất lượng có cao không thưa ông?
Nếu tỷ lệ đỗ có thấp, Bộ GD&ĐT cũng sợ sức ép từ phía xã hội. Thông số tỷ lệ đỗ không phản ánh hết chất lượng giáo dục vì nó còn phụ thuộc vào đề dễ hay đề khó, thi cử có nghiêm túc hay không… Bộ GD&ĐT chỉ cố gắng làm thể nào để học sinh đỗ tốt nghiệp cao, nhưng chất lượng phải thật và thi cử phải nghiêm túc.
Bộ đang xây dựng Thông tư để có đánh giá định kỳ chất lượng giáo dục phổ thông bao gồm cả tiểu học, THCS và THPT. Nội dung này sẽ được triển khai trong năm học tới.
Liên tục có thông tin về việc lộ đề thi ngay trước ngày thi các môn như Ngữ văn, Địa lý. Riêng đề Ngữ văn có tới 2 tác phẩm so với 5 tác phẩm trùng với tin đồn. Thứ trưởng đánh giá thế nào về tình trạng này?
Quy trình làm đề thi của Bộ GD&ĐT rất nghiêm ngặt. Đề thi được làm và in sao qua nhiều vòng cách ly, mỗi vòng đều có lực lượng an ninh giám sát nên tôi tin rằng không có chuyện lộ đề. Còn riêng đối với môn Ngữ văn thường tập trung nhiều tin đồn nhất, theo tôi là do môn này có tính thời sự cao nên dư luận hay dựa vào thời sự để đoán đề Ngữ văn.
Video đang HOT
Đến thời điểm này Bộ GD&ĐT vẫn khẳng định là không có chuyện lộ đề. Còn nếu có tình trạng lộ đề thật thì là vi phạm pháp luật. Hiện chúng tôi chưa thấy có dấu hiệu đến mức độ như vậy nên chưa đề cập với lực lượng an ninh điều tra.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT trả lời các câu hỏi của PV xung quanh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011.
Có thể thấy một trong những địa phương thường xuyên có tin đồn lộ đề thi là Thanh Hóa với ít nhất 3 kỳ thi tốt nghiệp THPT gần đây đều có hiện tượng này, Bộ GD&ĐT có kiểm định thông tin này không hay chỉ nghe địa phương báo cáo?
Tôi khẳng định, rất khó có khả năng lộ đề. Còn tin đồn thì rất nhiều và năm nào cũng có. Bộ GD&ĐT chỉ đề nghị cơ quan chức năng tiến hành điều tra khi dấu hiệu nghiêm trọng còn hiện giờ thì chưa có. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận định một trong những bất cập còn tồn tại của kỳ thi lần này cần phải được khắc phục trong quá trình tổ chức thi chính là tình trạng nhiễu thông tin về đề thi trong dư luận xã hội, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của phụ huynh, học sinh.
Kỳ thi năm nay Bộ GD&ĐT chỉ đưa hơn 600 thanh tra ủy quyền về các địa phương, trong khi toàn quốc có hơn 1 triệu thí sinh dự thi. Vậy lực lượng này có kiểm soát được tính nghiêm túc của kỳ thi hay không?
Năm nay Bộ GD&ĐT đã tăng lực lượng thanh tra ủy quyền nhiều hơn so với năm trước. Ngoài ra, chúng tôi cũng đổi mới phương pháp thanh tra. Theo đó, mỗi địa phương có 1 thanh tra ủy quyền giám sát in sao đề thi, 2 thanh tra lưu động và như ở Hà Nội có 12 thanh tra ủy quyền cắm chốt ở lần lượt 36 hội đồng thi.
Trên toàn quốc lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT đảm bảo xác suất thanh tra 50% hội đồng thi. Theo tôi, công tác thanh tra ủy quyền giúp các hội đồng thi thuận lợi và tạo chuyển biến tốt về tính nghiêm túc của kỳ thi.
Còn với công tác thanh tra chấm thi, việc Bộ GD&ĐT quy định chấm thi ngẫu nhiên 5% bài thi mỗi địa phương có đảm bảo kiểm soát được chất lượng chấm thi của các địa phương hay không?
Đây là cách tính xác suất. Chúng tôi đưa ra con số này để góp phần thẩm định chất lượng chấm thi nhằm phát hiện xem các hội đồng chấm thi chấm lỏng hay chặt so với thang điểm quy định để có điều chỉnh kịp thời.
Thưa ông, số thí sinh bị ốm không thể dự thi và số thí sinh bị tai nạn giao thông năm nay khá lớn, vậy các em sẽ được đảm bảo quyền lợi như thế nào?
Việc xét đặc cách hay không đặc cách cho các em còn phụ thuộc vào việc các em có thi được môn nào hay không, nếu muốn được đặc cách thì phải đạt học lực và hạnh kiểm khá trở lên.
Kết thúc kỳ thi lần này, Bộ GD&ĐT có đưa ra định hướng mới cho kỳ thi năm sau không thưa ông?
Công tác đổi mới thi cử vẫn được chúng tôi liên tục nghiên cứu. Việc đổi mới phải thi cử phải gắn với nội dung và phương pháp giảng dạy, kết hợp với đánh giá, kiểm tra định kỳ trong suốt năm học, vì vậy chúng tôi chưa thể đưa ra mốc hay nội dung thay đổi cụ thể nào vào thời điểm này. Tuy nhiên việc đổi mới tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo tôi vẫn cần tiếp tục duy trì.
Xin cảm ơn ông!
Theo VTC
Thí sinh bắt đầu về Hà Nội tìm "lò" luyện
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc, thí sinh ở một số tỉnh lân cận đã bắt đầu "đổ" về Hà Nội, tìm đến các "lò" luyện thi cấp tốc để tìm "vé" vào cổng trường ĐH.
Nguyễn Thị Dịu, học sinh lớp 12, Trường THPT Hà Trung, Thanh Hóa vai đeo ba lô sách, mặt phờ phạc sau chuyến đi gần 200km từ quê ra Hà Nội ôn thi ĐH.
Sáng 6/6, hai ngày sau kì thi tốt nghiệp THPT nhiều thí sinh ở các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định...đã lên xe tức tốc ra Hà Nội, vào "lò" ôn thi cấp tốc.
Gặp Nguyễn Thị Dịu, học sinh lớp 12, Trường THPT Hà Trung, Thanh Hóa ở bến xe Giáp Bát. Vừa bước xuống từ xe ô tô khách, Dịu cho biết: "Năm nay em đăng kí thi vào Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. Vì bố mẹ bận công việc, nên em tự bắt xe một mình ra Hà Nội để làm quen với môi trường, và quan trọng hơn sẽ đăng kí ôn môn Vẽ mĩ thuật ở trường".
Cùng mục tiêu ra Hà Nội ôn thi để không bỡ ngỡ với cách làm bài, vừa thi xong tốt nghiệp THPT - Nguyễn Thị Kim Ngân học sinh lớp 12 tại Trung tâm GD thường xuyên huyện Gia Lạc, Ninh Bình cũng ra Hà Nội để đăng ký học ôn.
Ngân cho biết năm nay em thi ngành Sư phạm Mầm non, khối M, Trường CĐ Sư phạm Mẫu giáo TW. Lớp 12 của Ngân đa phần (hơn 50 người) đều về Hà Nội ôn thi.
Mỗi chuyến xe cập bến, xen lẫn hành khách đổ về Hà Nội với nhiều lí do thì có không ít thí sinh đã khăn gói về Hà Nội để tìm cơ hội vào ĐH...
Hai chị em bạn Khiếu Thị Duyên, học sinh Trường THPT Phạm Văn Nghị, Ý Yên, Nam Định cũng đang lóc cóc xe đạp đèo nhau về phòng trọ, chuẩn bị tìm "lò" ôn thi.
Gặp hai chị em Khiếu Thị Duyên, học sinh Trường THPT Phạm Văn Nghị, Ý Yên, Nam Định cũng đang lóc cóc xe đạp đèo nhau về phòng trọ. Em cho biết: năm nay mình thì vào Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, khối D, ngành Kế toán . Vì đây là ngành học có điểm chuẩn không dễ "thở" chút nào nên thi xong tốt nghiệp THPT là chúng em lên Hà Nội luyện để làm quen với các dạng đề.
Duyên nói "các anh chị đang là sinh viên nói với chúng em phải lên Hà Nội học ôn thì khả năng đỗ mới cao..."
Mỗi "lò" hét một giá
Tại trung tâm luyện thi Tô Hoàng trên phố Lê Thanh Nghị khá nhiều học sinh đã tới đăng kí khóa học cấp tốc bắt đầu từ hôm nay 6/6. Lịch học ở trung tâm dày đặc với 4 ca/ngày.
Nắm bắt nhu cầu của thí sinh và người nhà, trung tâm có cho phép thí sinh học thử với lời giới thiệu hấp dẫn "đặc biệt phòng học có điều hòa nhiệt độ, bãi gửi xe đạp miễn phí" với lời cam kết toàn giáo viên có chất lượng tại các trường ĐH lớn tại Hà Nội.
Mới khăn gói quả mướp ra Hà Nội, cô bạn lớp 12 Trường THPT Nông Cống A, Nông Cống, Thanh Hóa đã quyết định học trọn gói lớp luyện thi cấp tốc khối A ở một trung tâm trên đường Tạ Quang Bửu với giá 30.000 đồng/buổi với tổng số tiền gần 2 triệu đồng.
Cạnh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cô bạn ngồi bàn đăng kí học tại Trung tâm thầy Du (ngõ 175 Xuân Thủy) mời chào: "Nhiều em đăng kí rồi. Anh đăng kí sớm không là không có lớp học đâu".
"Điểm đến" được nhiều thí sinh nhắm đến là Trung tâm luyện thi của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Giá học từng buổi đơn lẻ là 45.000 đồng/2ca, còn đăng kí cả khóa là 40.000 đồng/2ca. ...
Nhiều thí sinh đổ về Hà Nội tìm đến các "lò" luyện thi đều có chung tâm sự: "Gia đình muốn em ra đây cho yên tâm. Hơn nữa trong thời gian này có "vớt vát" được chút kiến thức, bài tập nào hay thì tốt".
VGT (Theo_VietNamNet)
Tháng 6 cho những ước mơ bay cao Nếu tháng 4 là mùa nước rút, tháng 5 là những ngày của nỗi nhớ thì tháng 6 là lúc để ước mơ bay cao và toả sáng. Đã lùi về sau lưng rồi, những ngày chong đèn, miệt mài đèn sách. Cũng đã lùi về sau lưng, những phút giây chia tay, bịn rịn. Nhiều người vẫn nghĩ rằng, tháng 6 là...