Để đầu óc không còn lơ mơ
Áp lực công việc căng thẳng, cơ thể mệt mỏi… khiến đầu óc trở nên mụ mị, nói đâu quên đó. Khi có những dấu hiệu, hãy nhanh chóng điều tiết lại cách sinh hoạt và thói quen ăn uống nhé!
Quả việt quất rất tốt cho sức khỏe của não. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Uống cà phê
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng caffeine có trong cà phê giúp tăng cường độ dài của kí ức sau khi chúng được hình thành. Hơn nữa, caffeine còn cải thiện khả năng tập trung và công suất hoạt động của não bộ. Tuy nhiên, tránh lạm dụng thức uống này vì có thể phản tác dụng, gây ra cảm giác bồn chồn, khó chịu. Thời điểm tốt nhất để uống cà phê là buổi sáng, và mỗi ngày chỉ uống tối đa 3-4 ly.
Bổ sung cá hồi
Theo trang Webmd, cá hồi là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho não do dồi dào hàm lượng axit béo omega 3. Ăn cá hồi thường xuyên được chứng minh giúp cải thiện chứng mất trí nhớ và giảm nguy cơ đột quỵ. Một số bằng chứng còn chỉ ra, những người có thói quen bổ sung cá hồi 2 -3 lần vào chế độ ăn mỗi tuần, khả năng ghi nhớ, tập trung tốt hơn so với những người ít ăn.
Não sử dụng trên 20% lượng đường có trong cơ thể để hoạt động tốt. Đường giúp lấy lại tỉnh táo, tăng cường trí nhớ tạm thời, nâng cao khả năng tư duy và cải thiện tinh thần. Tuy nhiên, nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều đường dễ gây ra các chứng bệnh đường huyết nên cần cân nhắc lượng đồ ngọt tiêu thụ mỗi ngày.
Quả việt quất
Quả việt quất là nguồn chứa chất chống oxy hóa cực cao, giúp kích thích tế bào não phát triển, đồng thời bảo vệ não chống lại hiện tượng oxy hóa, từ đó làm giảm căng thẳng, cải thiện năng lực tư duy và trí nhớ. Không chỉ vậy, quả việt quất còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác hại do các gốc tự do gây ra và làm giảm những bệnh liên quan đến tuổi tác, đặc biệt là bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Video đang HOT
Tăng cường ngũ cốc
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo nâu, bột yến mạch,… là những thực phẩm rất tốt cho trí nhớ. Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại ngũ cốc làm tăng lượng máu để cung cấp oxy cho não và giúp duy trì glucose ở mức ổn định. Hơn nữa, ngũ cốc còn phong phú các loại vitamin E, B, kali và kẽm có tác dụng tăng khả năng nhận thức cho não, đồng thời giảm nguy cơ tích tụ mảng bám và tăng cường lưu thông máu đến khắp cơ thể.
Không bỏ bữa sáng
Ăn sáng đều đặn là một trong những cách giúp tinh thần khỏe khoắn. Một số nghiên cứu chỉ ra những người thường xuyên ăn sáng có trí nhớ tốt hơn so với những người bỏ bữa sáng. Bữa ăn sáng có tác dụng cải thiện trí nhớ trong thời gian ngắn hạn, tăng cường sự tập trung và kích thích khả năng ghi nhớ.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Những thực phẩm giúp quá trình hóa trị liệu được tốt hơn
Một số thực phẩm sau đã được chứng minh có thể giảm các tác dụng phụ của quá trình hóa trị, theo Reader's Digest.
Cà rốt là một siêu thực phẩm nên dùng trong thời gian hóa trịẢNH: SHUTTERSTOCK
Cà rốt
Cà rốt là một siêu thực phẩm nên dùng trong thời gian hóa trị. Theo một nghiên cứu gần đây của Viện cây trồng New Zealand, một số hợp chất thực vật tìm thấy trong cà rốt có thể giúp quá trình hóa trị có hiệu quả hơn bằng cách ngăn chặn một cơ chế trong cơ thể gây trở ngại cho việc điều trị bệnh ung thư.
Cà rốt chứa các chất dinh dưỡng, chất khoáng, sinh tố, các chất xơ và đặc biệt là nổi tiếng với hàm lượng -Carotene cực cao. -Carotene thuộc loại sắc tố hữu cơ carotenoid có trong các chi thực vật, như sắc tố lycopin của cà chua, sắc tố lutein và zeaxanthin của ớt chuông, của rau bina. Đại diện cho nhóm sắc tố hữu cơ này là -Carotene. -Carotene khi vào cơ thể sẽ tạo ra loại sinh tố A. Sinh tố A không chỉ ngăn ngừa sự thay đổi các tế bào còn tốt, mà còn tham gia vào việc làm teo các tế bào ung thư. Không chỉ vậy, sinh tố A còn khiến cho hóa trị và xạ trị tương tác với nhau tốt hơn.
Thức ăn lỏng
Miệng trở nên khô khốc, khó nuốt thường là do tác dụng phụ của hóa trị. Để việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn, nên tăng cường các loại thực phẩm lỏng hoặc ăn thức ăn kèm với các loại nước sốt, nước thịt hay sữa có hàm lượng chất béo thấp. Cũng có thể hóa lỏng thực phẩm trong một máy xay sinh tố sẽ giúp bữa ăn được hấp thụ nhanh hơn.
Gạo và chuối
Nếu bị tiêu chảy trong quá trình hóa trị liệu, các loại thực phẩm có mùi vị nhạt như gạo, chuối, táo nấu chín, và bánh mì khô sẽ giúp phân cứng hơn. Ngoài ra, cần tránh các thức ăn béo, trái cây tươi, và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt vì có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Các loại ngũ cốc
Trong trường hợp bị táo bón, cần uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan, như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, trái cây sấy khô, và đậu... Những thứ này sẽ hỗ trợ hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ khuyến cáo, những bệnh nhân đang điều trị ung thư nên uống từ 8-12 ly nước một ngày.
Chia nhỏ bữa ăn
Ăn những bữa ăn với lượng thực phẩm vừa phải giúp bệnh nhân ung thư có cảm giác ngon miệng hơn so với ăn một bữa no nê. Thông thường, chán ăn là một trong những tác dụng phụ thường gặp của hóa trị, nhưng thay vì buộc mình phải ăn 3 bữa một ngày, hãy chia thành 5 hoặc 6 bữa để vừa tăng cảm giác ngon miệng, vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để chiến đấu với bệnh tật.
Gừng
Hóa trị liệu thường gây tác dụng phụ là khiến dạ dày nôn nao, dễ buồn nôn và kẹo gừng có thể giúp giảm bớt tình trạng này. Ngậm một viên kẹo gừng trước khi ăn hoặc nhâm nhi một lát gừng nhỏ trong lúc ăn hoặc uống sẽ vừa giúp giảm bớt chóng mặt và giải quyết được sự khó chịu của dạ dày. Đây là biện pháp tự nhiên chữa rối loạn dạ dày rất tốt.
Nước cam
Để tránh khô miệng trong thời gian hóa trị liệu, nên bổ sung chất lỏng có vị ngọt và chua. Cụ thể là nước chanh và nước cam sẽ giúp kích thích tuyến nước bọt, khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, không nên uống những thức uống này nếu việc trị liệu khiến miệng hoặc cổ họng bị đau, vì chúng sẽ làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn.
Hành tây và tỏi
Hành tây và tỏi rất tốt để dùng trong quá trình hóa trị, bởi các hoạt chất trong hành tây và tỏi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại ung thư. Nhiều nghiên cứu cho biết mức độ cao của chất chống oxy hóa có trong 2 loại gia vị này chịu trách nhiệm kích thích khả năng phòng thủ tự nhiên của hệ miễn dịch chống lại bệnh ung thư; thậm chí nó còn có thể ức chế sự tăng trưởng của một số tế bào ung thư.
Thực phẩm giàu protein giúp tăng cườngnăng lượng của cơ thể, phục hồi những mô bị tổn thương sau hóa trị - Ảnh: Shutterstock
Thực phẩm giàu protein
Bệnh nhân ung thư thường thiếu glutamine acid amin, trong khi protein lại là nguồn cung cấp các loại acid amin. Do đó, duy trì lượng glutamine rất quan trọng vì nó có thể giúp ngăn ngừa viêm loét miệng lưỡi - một tác dụng phụ hay gặp trong quá trình hóa trị. Ngoài việc cung cấp glutamine, những loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, rau, trứng, cá, thịt gia cầm và những loại chế phẩm từ sữa ít béo đều giúp tăng cường mức độ năng lượng của cơ thể, phục hồi những mô bị tổn thương và hư hại sau hóa trị.
Thực phẩm giàu selenium
Các loại hạt, hải sản, yến mạch, gạo nâu đều là nguồn tuyệt vời của selenium, một khoáng chất có tác dụng chống ung thư. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Biological Chemistry cho biết các hợp chất selen giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó có thể chống lại một số bệnh ung thư nhất định như bệnh bạch cầu và u ác tính.
Ngoài ra, nhiều bằng chứng còn cho thấy selen có thể cải thiện hiệu quả của hóa trị liệu bằng cách giúp giảm độc tính của thuốc hóa trị trên các mô khỏe mạnh cũng như tăng sức đề kháng của cơ thể với một số loại thuốc.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Những thực phẩm giúp kháng viêm, giảm đau Khi cơ thể bị viêm hay đau, ngoài việc kiêng cữ một số món ăn, người bệnh nên bổ sung những loại thực phẩm sau để giảm đau và mau hồi phục, theo trang MSN. Dầu oliu Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania, chất oleocanthal trong dầu oliu nguyên chất có tác dụng kháng viêm tương tự như thuốc ibuprofen....