Để đạt điểm cao trong bài thi GMAT và SAT
Chương trình còn có giao lưu với các cựu du học sinh và buổi hội thảo về quản lý thời gian khi du học. Ngoài ra, tại Hà Nội bạn cũng có thể chia sẻ kỹ năng để đạt điểm cao trong bài thi GMAT và SAT.
TP.HCM: 8h30 – 12h ngày 27/10, tại văn phòng IDP (Star Building, 33 Mạc Đĩnh Chi, quận 1).
Từ 8h30 – 9h: Hội thảo “Quản lý thời gian: Lập kế hoạch du học thành công cùngIDP”.
Từ 9-12h: Tư vấn trực tiếp với các đại diện trường.
Từ 10-11h: Giao lưu với cựu du học sinh Mỹ, Anh, Canada và New Zealand để chia sẻ kinh nghiệm quản lý thời gian khi học tập ở nước ngoài.
Hà Nội: 14-18h ngày 28/10, tại khách sạn Melia (44B Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm).
Tư vấn trực tiếp với các đại diện từ trường Mỹ, Anh, Canada và New Zealand và giao lưu với cựu du học sinh.
Nói chuyện chuyên đề:
14h30 – 15h15: Chia sẻ kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả (Gặp gỡ diễn giả Phan Ý Ly – cựu du học sinh Việt Nam nhận học bổng Chevening, Vương quốc Anh).
Video đang HOT
15h30 -16h15: Chia sẻ kỹ năng đạt điểm cao bài thi GMAT.
16h30 – 17h15: Chia sẻ kỹ năng đạt điểm cao bài thi SAT.
Chương trình đào tạo của các trường tham dự sự kiện này rất phong phú đa dạng. Chất lượng đào tạo được quốc tế công nhận.
Các khóa học
Bạn thích giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật? Bạn giỏi Toán và các môn khoa học? Vậy bạn có thể cân nhắc các ngành kỹ thuật với rất nhiều phân ngành như không gian vũ trụ, nông nghiệp, y sinh, hóa chất, dân sự, phần cứng máy tính, điện tử, môi trường, công nghiệp, vật liệu, cơ khí, khai thác mỏ và địa chất và dầu khí hạt nhân. Chính vì sự đa dạng này mà Kỹ thuật (Engineering) là một trong những ngành được các sinh viên quan tâm nhiều nhất.
MBA là một trong những bằng cấp mơ ước của các sinh viên và chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh. Bằng MBA mang đến cơ hội hấp dẫn cho sinh viên trong các lĩnh vực khác nhau và các ngành Quản trị Kinh doanh.
Công nghệ thông tin (IT) cũng là một ngành được nhiều người lựa chọn. Công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, mang đến nhiều triển vọng cho những ai yêu thích sáng tạo và đam mê sự phát triển không ngừng. Do nhu cầu chuyên gia công nghệ ngày càng tăng, IT đã trở thành lựa chọn nghề nghiệp ưa thích nhất trên toàn thế giới. Công nghệ thông tin có thể được áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau như kinh doanh ngân hàng, nông nghiệp, y tế và y học, đường sắt, khoa học pháp y và cả trong giáo dục.
Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn đâu là khóa học phù hợp thì nên tham khảo một số gợi ý về các xu hướng chọn ngành phổ biến hiện nay, hỏi ý kiến thầy cô, bạn bè hoặc gặp gỡ nhân viên tư vấn tại các văn phòng IDP.
Tại sao quản lý thời gian khi du học là cần thiết?
Để có thể nhanh chóng hoàn thành mục tiêu, bạn cần phải vạch ra một kế hoạch cụ thể và thực hiện theo sát lộ trình đã đề ra. Việc quản lý thời gian giúp bạn dễ dàng kiểm tra và tìm ra những vướng mắc cần khắc phục. Các bước chuẩn bị hồ sơ du học có thể khiến bạn phải lúng túng như nộp đơn, thực hiện những bài test theo yêu cầu, thủ tục xin visa… Bằng kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, các nhân viênIDP sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề khó khăn một cách hiệu quả nhất.
Liên hệ TP.HCM (08) 2249 0000 – 3835 0133, Hà Nội (04) 3943 9739 để đăng ký tham dự
Tư liệu: IDP
Theo Infonet
Đề mở vô tư, chấm văn vô cảm
Thời gian gần đây, dư luận lên tiếng trước những bài văn sai kiến thức vẫn được điểm cao hay đề văn quá mở đến mức quá đà. Điều này một lần nữa đặt lại vấn đề cách dạy, học và chấm bài môn văn hiện nay.
Giáo viên chấm thi môn văn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 (Ảnh chỉ có tính chất minh họa, không phải nhân vật đề cập trong bài viết) - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Đề "mở" bao nhiêu cho vừa ?
Một bài văn học sinh (HS) bàn về "canh gà Thọ Xương" là một... món canh ngon nổi tiếng ở Hà Nội được điểm 8 với lời khen tích cực của giáo viên (GV) bị dư luận phản ứng mạnh mẽ. Một bài văn "nhập vai Cám để kể chuyện Tấm Cám" bị điểm 3 với lời phê "nhân vật Cám của em đáng sợ quá" cũng bị dư luận... phản đối kịch liệt vì HS "nhập vai" như thế là đạt, lẽ ra phải điểm khá.
Trên diễn đàn của một trang mạng, một độc giả có tên Tân Lê nhận xét đề văn "nhập vai nhân vật Cám" là khó cho HS quá. "Tôi thực tình không hiểu gợi ý của các thầy cô như thế nào nhưng đã vô tình tạo cho các em suy nghĩ và thể hiện ra cái xấu. Tôi mong rằng nhà trường và các thầy cô nên suy nghĩ thật kỹ trước khi ra đề bài để tránh cho HS suy nghĩ và viết nên những câu văn trên", độc giả này viết. Bà Nguyễn Như Hương, nguyên GV văn Trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội) cho rằng: "Từ khi đổi mới chương trình, sách giáo khoa, ngành
GD-ĐT khuyến khích GV ra đề theo hướng mở, phát huy tính sáng tạo của HS. Tuy nhiên không ít thầy cô giáo ra đề "hơi quá đà", không rõ mục đích giáo dục là gì, thậm chí còn kích động những suy nghĩ phản giáo dục trong HS. Đề văn nhập vai Cám là một ví dụ".
Không thể phủ nhận có những đề mở đã giúp ra đời những bài văn chạm tới trái tim của người đọc. Bài văn về đồng tiền, gây xúc động mạnh cho bạn đọc cũng xuất phát từ một đề văn mở của cô giáo Đặng Thị Nguyệt Anh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. GV này vốn nổi tiếng vì những đề văn thực sự sáng tạo, bất ngờ như: Tại sao lại không?, Điều em muốn nói với cô, Người ấy đối với tôi...
GS Đỗ Ngọc Thống, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng cho rằng: "Cần khuyến khích những suy nghĩ sáng tạo, mới lạ. Dạy học làm văn trong nhà trường càng phải như thế". Tuy nhiên, ông Thống cũng cảnh báo: "Dù mới mẻ, khác lạ, mở đến đâu vẫn phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ và yêu cầu giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ".
Cần sự tương tác giữa thầy trò trong chấm văn
GV trong bài văn "canh gà Thọ Xương" đã được giải oan rằng không phải cô giảng cho HS đó là một "món canh" khiến nhiều HS làm bài sai như dư luận lên án trước đó. Tuy nhiên, GV này thừa nhận đã có sai sót về nghiệp vụ trong quá trình chấm bài khi không gạch chân chỗ sai và giải thích cho HS hiểu mình sai ở chỗ nào. Hơn nữa, lại cho HS tới 8 điểm với những lời phê tích cực.
Một phụ huynh có con học lớp 12 tâm sự: "Điều tôi thấy buồn nhất là nhìn vào bài làm văn của con, cô chỉ cho điểm, không kèm một lời phê, và nếu có lời phê cũng rất lạnh lùng, vô cảm. Chấm văn như thế thì làm sao các con tiến bộ được?".
Thực tế đề ra theo hướng mở, GV sẽ rất vất vả ở khâu chấm thi. Cô Như Hương nói: "Nếu đề ra theo kiểu bám sát chương trình, sách giáo khoa, chỉ cần đọc qua là biết ngay HS dùng tài liệu nào, sau đó "đo gang, chấm ý" rất nhanh. Còn bây giờ, là những tâm sự riêng, hoàn cảnh riêng của học trò nên các thầy cô không chấm theo kiểu đó được".
Cô Nguyệt Anh tâm sự: "Ra đề theo hướng mở là chấp nhận các em có quyền phát biểu quan điểm, suy nghĩ. Khi đó, trách nhiệm của GV không chỉ dừng lại ở việc ra đề, chấm bài nữa. Những lời phê của GV giống như lời trò chuyện, trao đổi và tranh luận với HS để các em hiểu nên chọn giải pháp nào tốt nhất có thể chứ không phải để áp đặt chủ quan của GV".
Trong hồi ký của mình, cố GS - nhà giáo Dương Thiệu Tống kể ấn tượng về một người thầy đi chấm thi. Người ấy chỉ chấm 5 bài, rồi nghỉ ngơi cho thanh thản đầu óc, sau đó lại chấm tiếp chỉ vì sợ mình sai sót làm mất điểm học trò.
Tuệ Nguyễn
Theo thanh niên
Nữ sinh nghèo đậu hai trường đại học Không cha, nhà thuộc diện đặc biệt nghèo, mẹ hay đau bệnh... Trần Đoàn Thảo Nguyên (thôn Quan Châu, xã Hòa Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng), đậu 2 trường ĐH với số điểm cao, nhưng ước mơ giảng đường vẫn đầy chông chênh phía trước. Nhà của Nguyên ở cuối thôn Quan Châu là bốn bức vách, lợp mái tôn, bên trong có...