Để đạt điểm 10 môn Giáo dục công dân thi tốt nghiệp THPT
Từ phân tích đề thi tham khảo, cô Phan Mỹ Dung, giáo viên Trường THPT Chi Lăng, An Giang chia sẻ nhưng lưu ý giúp ôn tập môn Giáo dục công dân hiệu quả trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Ảnh minh họa/internet
Từ kinh nghiệm giảng dạy, cô Phan Mỹ Dung cho rằng, giáo viên cần nghiên cứu, phân tích đề tham khảo một cách chính xác, đánh giá đúng mức độ của đề thi; xác định số lượng, nội dung kiến thức ở từng bài. Tiếp theo, giáo viên đánh giá lại năng lực, điều kiện học tập của học sinh mà mình đang dạy để có định hướng ôn tập phù hợp.
“Năm nay, đề có kiến thức bám sát nội dung chương trình học, tập trung vào các nội dung trọng tâm, cơ bản nhất. Đặc biệt có cập nhật, lồng ghép các vấn đề nổi bật trong xã hội hiện nay (công tác phòng, chống dịch Covid-19). Cách đặt câu hỏi xúc tích, dễ hiểu; nội dung thuộc kiến thức 12 chiếm 90%, kiến thức 11 chiếm 10%. Nội dung kiến thức 11 mức độ là nhận biết, tập trung vào 5 bài đầu của chương trình (công dân với sự phát triển kinh tế). Nội dung kiến thức 12 có số lượng câu hỏi tập trung vào chương trình học kì I nhiều (bài 2, 3, 4, 6) chiếm 27 câu trong tổng số câu hỏi” – cô Dung phân tích.
Theo cấu trúc, nội dung đề thi thảm khảo, cô Dung cho rằng, nên ôn tập cho học sinh theo hướng:
Thứ nhất: tập trung ôn tập các nội dung trọng tâm, cơ bản: ôn tập những bài, những nội dung có trong đề thi minh họa. Trong quá trình ôn tập, cần chỉ rõ cho học sinh biết đâu là kiến thức phải nhớ, phải học thuộc, những kiến thức phải hiểu, vận dụng làm bài tập.
Video đang HOT
Thứ 2: ôn tập chủ yếu kiến thức lớp 12. Tăng cường ôn tập kiến thức lý thuyết, dành nhiều thời gian trả bài học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu. Về thực hành, cho học sinh giải đề thi tổng hợp, các đề thi THPT, đề tham khảo, minh hoạ của Bộ GD&ĐT ở các năm trước.
Thứ 3: khâu tổ chức ôn tập nên kết hợp ôn tập tập trung và online. Đối với ôn tập trên online chủ yếu là giao bài tập, tổ chức các kì thi cho các em vào làm.
Thứ 4: cần quan tâm, sâu sát và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong quản lý nề nếp học tập của học sinh, 100% học sinh phải được ôn đầy đủ kiến thức cho kì thi.
Cuối cùng: tổ chức kì thi thử cho học sinh trải nghiệm và đánh giá lại năng lực của mình. Từ đó, có sự điều chỉnh kịp thời.
Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, lời khuyên của cô Dung là ngoài ôn tập đầy đủ trên lớp, học sinh nên có kế hoạch tự học ở nhà (đây là điều quan trọng). Tăng cường giải bài tập, giải đề để khắc sâu kiến thức lý thuyết.
Bài học nên thiết kế dưới dạng sơ đồ, đánh dấu những nội dung quan trọng theo hướng dẫn của giáo viên ôn tập. Khi học bài cần nhớ các từ khoá (khái niệm, định nghĩa).
“Đối với môn Giáo dục công dân, phải đặc biệt chú ý tới biện pháp “loại trừ” khi làm bài. Cụ thể, loại trừ các phương án có từ ngữ trừu tượng, từ lạ chưa từng nghe qua, không có trong nội dung bài học…
Học sinh rất dễ lấy điểm 10 môn Giáo dục công dân nếu học và nắm vững kiến thức; chịu khó đọc đề và phân tích đề. Các câu hỏi vận dụng cao, học sinh nên đọc kĩ yêu cầu của câu hỏi, xác định hành vi của các nhân vật trong tình huống, khoanh tròn tên các nhân vật theo yêu cầu câu hỏi (vi phạm, không vi phạm); sau đó đối chiếu với đáp án để tìm ra câu trả lời đúng nhất” – cô Dung lưu ý.
Lưu ý rèn kỹ năng làm bài Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT
Cô Trần Thị Thanh Trang - Trường THPT Chi Lăng, An Giang - cho biết: Theo đặc thù môn Ngữ văn, tính phân hóa trong đề thi minh họa thể hiện không rõ ràng ở số câu hỏi mà nằm ở kỹ năng viết, kỹ năng làm bài của học sinh.
Ảnh minh họa/internet
Vì vậy, bên cạnh ôn tập lý thuyết, giáo viên cũng phải rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh.
Nhận định với đề thi tham khảo như Bộ GD&ĐT đã công bố, công tác dạy và học của giáo viên, học sinh trở nên nhẹ nhàng hơn, cô Trần Thị Thanh Trang lưu ý học sinh, để làm tốt phần đọc hiểu, học sinh cần nắm vững kiến thức lý thuyết liên quan; thường xuyên làm các bài tập vận dụng.
Phần viết đoạn văn nghị luận xã hội, thí sinh cần nắm kỹ năng viết đoạn, tìm ý, triển khai ý, cách khai thác thác dẫn chứng,...
Phần bài văn nghị luận văn học, học sinh cần nắm kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, nghệ thuật mỗi bài. Trong các tiết ôn tập, giáo viên nên dành nhiều thời gian để rèn luyện kỹ năng viết bài văn cho học sinh.
Chia sẻ kinh nghiệm về dạy học, ôn tập với môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2020, cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Trường THPT Võ Thành Trinh, An Giang cho biết mình tập trung hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức đọc hiểu, làm văn. Cùng với đó, rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội và nghị luận Văn học. Giao bài tập về nhà, gồm bài tập đọc -hiểu; lập dàn ý cho các dạng đề nghị luận.
"Các thầy cô trong tổ soạn hệ thống bài tập để ôn tập cho học sinh. Thực hiện kiểm tra thường xuyên trong quá trình ôn tập. Việc ôn tập cần tổ chức với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn học sinh, ví dụ như hái hoa học tập trên lớp hoặc dưới cờ (nếu có)" - cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung chia sẻ thêm.
Lưu ý học sinh, cô Trang cho rằng, cần nắm kiến thức của Tiếng Việt; biết cách phân tích và nhận dạng đề. Đồng thời, nắm kỹ dàn ý của nghị luận xã hội: nghị luận về tư tưởng đạo lí, Nghị luận về hiện tượng đời sống.
Học sinh cũng nắm thật kỹ các dạng đề khác nhau của nghị luận văn học. Thường xuyên làm bài tập và giải đề. Đối với học sinh trung bình- yếu, cần tăng cường trả bài, có thể trả bài theo hình thức đôi bạn cùng tiến, giáo viên trả bài giấy...
"Khi làm bài, điều tối quan trọng là thí sinh cần đọc kĩ và phân tích đề trước khi làm bài. Việc thuộc các đoạn thơ, bài thơ, thuộc các dẫn chứng (văn xuôi) là lợi thế quan trọng. Đọc và tìm kiếm những tư liệu liên quan để dẫn chứng cho bài làm cũng là nội dung thí sinh cần lưu ý" - cô Tuyết Nhung cho hay.
3 bước đơn giản để làm bài thi môn Giáo dục công dân hiệu quả Về phương pháp làm bài thi, học sinh cần đọc kỹ câu hỏi để xác định "từ khóa", tuân thủ quy tắc "dễ trước khó sau". Theo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020 mới nhất, kỳ thi dự kiến sẽ gồm 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi...