Để đăng ký nguyện vọng thông minh, thí sinh phải định vị được bản thân
Đó là chia sẻ của thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Chọn ngành học tương lai với chủ đề ‘Đăng ký nguyện vọng thông minh’.
Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM – ĐÀO NGỌC THẠCH
Theo thạc sĩ Nguyên để đăng ký nguyện vọng thông minh thí sinh phải định vị được bản thân, biết mình có phẩm chất, tính cách và năng lực sở trường ra sao. Để định vị được bản thân thí sinh cần có những công cụ, kỹ năng như làm bài trắc nghiệm ngành nghề, tham chiếu bạn bè, thầy cô đang làm trong lĩnh vực đó để có nhìn nhận toàn diện về ngành nghề.
Bên cạnh đó thí sinh cần sự quan sát, trải nghiệm ngành nghề phù hợp với tố chất của mình. Hiện nay thí sinh học một ngành nhưng có thể làm nhiều nghề khác nhau, mỗi nhóm ngành nghề đều đòi hỏi tố chất cần thiết với nó.
Thứ 3 đó chính là nhu cầu việc làm và thị trường lao động. Thí sinh nên tính toán về công việc trong 5, 10 hoặc 20 năm thậm chí xa hơn ngành nghề sẽ phát triển ra sao. Trong xu thế hiện nay ngành cũ sẽ mất đi và ngành mới sẽ ra đời…
Thí sinh đăng ký tới 50 nguyện vọng là không cần thiết!
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2021 từ ngày 27/4 đến 11/5.
Đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề tương lai, nhiều thí sinh muốn biết cách đăng ký nguyện vọng để tăng tối đa cơ hội trúng tuyển vào ngành học yêu thích.
Tiến sĩ Vũ Quốc Huy - Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Việt Đức cho biết, năm 2021, các trường ĐH, CĐ đều có xu hướng đa dạng hóa các phương thức xét tuyển. Đến 27/4, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT, vì thế ngay từ giờ thí sinh chắc hẳn phải có những lựa chọn của mình.
Một điều mà thí sinh cần lưu ý đó là dù có các hình thức xét tuyển khác nhau nhưng chúng có giá trị như nhau khi nhập học.
"Tức là thí sinh trúng tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT hay xét học bạ thì khi vào học giá trị cũng ngang nhau, cùng một chương trình học và ra trường bằng giống nhau", Tiến sĩ Vũ Quốc Huy nói.
Vì thế nên cho dù thí sinh có đăng ký 20 nguyện vọng thì cũng chỉ được xác nhận trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất sau khi các trường tiến hành lọc ảo.
Những năm qua không ít thí sinh trượt nguyện vọng trong tiếc nuối vì trúng tuyển nguyện vọng đầu tiên đã không xác nhận nhập học mà chờ thêm các nguyện vọng khác, do vậy thí sinh nên có những lựa chọn thông minh và phù hợp để có cơ hội trúng tuyển cao nhất.
Chọn ngành thông minh thì nên có tiêu chí, nguyện vọng chi tiết, đo lường được đam mê, lộ trình học tập ở trường có giúp mình có việc làm ngay không và cuối cùng là liên quan đến sở thích đam mê.
Ảnh minh họa
Theo thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên - Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM thì đăng ký nguyện vọng thông minh là thí sinh lựa chọn đăng ký phù hợp năng lực, sở trường và hoàn cảnh gia đình.
Các trường có nhiều phương thức xét tuyển, trong khi nguyện vọng lại được đăng ký không giới hạn nên cơ hội trúng tuyển rất lớn.
"Nếu giữa sở trường và năng lực nên chọn gì thì thí sinh hãy làm các câu trắc nghiệm, tham chiếu người thân, quan sát, trải nghiệm cũng như định vị được ngành nghề trong tương lai để các em sẽ có câu trả lời hợp lý cho mình.
Một thực tế hiện nay là phụ huynh, học sinh rất cần định vị được thị trường lao động, tính toán ngành đó tương lai sẽ thế nào. Thí sinh không giới hạn việc đăng ký nguyện vọng nhưng trúng tuyển chỉ có một nên cần sự sắp xếp nguyện vọng sao cho phù hợp.
Cần tìm hiểu thông tin ở những trang thông tin của trường, chính thống. Chỉ cần đăng ký 3 đến 5 nguyện vọng là vừa, những năm trước có thí sinh đăng ký đến 50 nguyện vọng là không cần thiết", thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên.
Trong khi đó PGS.TS Lê Thị Thanh Hải - Trưởng phòng Đào tạo Đại học Thương Mại cho rằng thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng.
"Khi đề thi chỉ phục vụ mục tiêu xét tốt nghiệp thì tất yếu sự phân hóa đề thi không cao nên các trường buộc phải dùng tiêu chí phụ để xét. Nếu thí sinh đăng ký quá nhiều nguyện vọng sẽ xảy ra tình trạng đủ điểm chuẩn nhưng vẫn trượt vì đăng ký nguyện vọng xa quá", PGS.TS Lê Thị Thanh Hải cho hay.
Còn Tiến sĩ Trần Thiện Lưu - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thì nêu ra quan điểm cho dù Bộ GD&ĐT cho đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng thí sinh không nên đăng ký quá nhiều hoặc quá ít nguyện vọng.
"Các em nên cố gắng sử dụng nhiều phương thức và nên lưu ý xếp thứ tự nguyện vọng. Thí sinh cũng nên lưu ý ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển, các điều kiện xét tuyển riêng của các trường. Các em không nên quá nhiều nguyện vọng, theo tôi chỉ nên khoảng 5-6 nguyện vọng", Tiến sĩ Trần Thiện Lưu nói.
Tuyển sinh 2021: Bí quyết chọn phương thức xét tuyển để tăng cơ hội trúng tuyển Theo các chuyên gia, môi phương thức xét tuyên có môt lợi thê riêng. Thí sinh cân chọn cho mình những phương thức xét tuyên có lợi nhât. Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cho rằng chọn được ngành học yêu thích có giá trị hơn việc suy nghĩ vào trường bằng phương thức...