Để con thông minh, mẹ bầu nên bổ sung DHA như thế nào cho đúng?
Khi được cung cấp đủ lượng DHA cần thiết, bé con sẽ sở hữu trí nhớ tốt hơn, đôi mắt tinh anh, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất. Vậy mẹ cần bổ sung DHA như thế nào để phát huy hết tác dụng?
Thiếu hụt DHA, con kém thông minh, mẹ dễ trầm cảm
9 tháng 10 ngày ngóng trông, mẹ mong con sẽ phát triển thế nào? Khỏe mạnh – Thông minh – Lanh lợi. Bí quyết giúp mẹ đạt được niềm mong ước này nằm ở đâu?
DHA là câu trả lời cần có cho mỗi mẹ bầu. DHA nằm trong nhóm các acid béo omega-3 thiết yếu cùng với EPA và ALA rất quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là bà bầu và thai nhi. DHA chiếm 20% trọng lượng của não bộ, ảnh hưởng tới sự thông minh và gần 60% trong võng mạc là “tổng chỉ huy” sự nhìn của mắt.
Những thực phẩm giàu Omega-3 (ảnh minh hoạ)
Ở người trưởng thành, DHA có vai trò bảo vệ khỏi nhiều bệnh mãn tính như tim mạch, trầm cảm, tiểu đường, thoái hóa thần kinh (Alzheimer). Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, DHA rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển về thị giác, thúc đẩy các kỹ năng trí tuệ và tâm lý tốt hơn. DHA của còn hỗ trợ rất tích cực cho quá trình phát triển kỹ năng vận động và kỹ năng ứng xử của trẻ.
Nếu không đáp ứng đủ dưỡng chất này, phụ nữ mang thai có thể sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non, tiền sản giật cũng như chứng trầm cảm sau sinh, các vấn đề về mãn kinh, bệnh loãng xương và các bệnh lý tim mạch khác.
Video đang HOT
Ở thai nhi và trẻ sơ sinh, việc thiếu hụt DHA sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ, làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng sau này. Đồng thời làm hạn chế mức độ thông minh, khả năng học tập kém, chậm phát triển hơn so với những bé cùng trang lứa được bổ sung đầy đủ DHA.
Bởi vậy, việc mẹ không bổ sung Omega-3 để cung cấp đủ DHA sẽ là một thiệt thòi rất lớn với con yêu, nó làm giảm trí thông minh và cơ hội phát triển trong suốt cuộc đời của trẻ.
Nhu cầu DHA đối với mẹ bầu trong thai kỳ
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ mang thai nên bổ sung ít nhất 100 – 200mg DHA mỗi ngày và tăng hàm lượng vào cuối thời kỳ mang thai.
Cơ thể mẹ bầu không tự tổng hợp được DHA mà phải bổ sung thông qua thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Mẹ có thể luân phiên thay đổi trong các bữa ăn với những loại thực phẩm giàu DHA gồm: Cá biển như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ; Lòng trắng trứng gà; Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều; Rau xanh như súp lơ, bắp cải, bí ngô, cải xoăn, cải xoong…
Tuy nhiên, khi dùng thực phẩm mẹ cần lưu ý, chỉ nên ăn cá biển với lượng vừa phải khoảng 300gram/ tuần để tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân, đối với trứng chỉ nên ăn khi đã chín hoàn toàn, tuyệt đối không dùng trứng lòng đào, trứng đánh bông, mua rau sạch.
Quan trọng là chế biến đúng cách, không nên nấu thức ăn ở lửa quá lớn để lưu giữ hàm lượng dinh dưỡng, tránh được yếu tố thực phẩm biến tính, gây hại sức khỏe. Lý tưởng nhất mẹ nên nấu trong nhiệt độ đạt từ 100-125 độ C, mạnh dạn loại trừ thực phẩm cháy khét. Hạn chế sử dụng các vật dụng bằng nhựa, xốp, nilon để chứa thức ăn, nước uống.
Điều đáng quan tâm là mặc dù ngày càng có nhiều thực phẩm bổ sung được DHA nhưng tỷ lệ acid béo này vẫn còn rất thấp trong chế độ ăn uống thường ngày của mẹ bầu vì nhiều lý do khác nhau. Có thể là thực đơn dinh dưỡng còn “nghèo nàn”, mỗi ngày mẹ cần hơn 10 loại vitamin khác nhau nên rất dễ bị thiếu trước, hụt sau. Hơn nữa, nếu chế biến không phù hợp sẽ làm mất chất thực phẩm.
Do đó, với những phụ nữ mang thai gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ dinh dưỡng thì lời khuyên tốt nhất là nên lựa chọn bổ sung thêm vitamin tổng hợp có thành phần Omega-3. Trước khi dùng, các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về nhu cầu sử dụng và mức độ thiếu hụt DHA trong bữa ăn hàng ngày.
Dầu cá hồi Na Uy là nguồn gốc cung cấp Omega 3 (ảnh minh hoạ)
Theo SK&ĐS
Chỉnh sửa gene sắp được thử nghiệm trên con người lần đầu tiên để điều trị mù lòa
Nghiên cứu đầu tiên thử nghiệm công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR bên trong cơ thể con người sắp được tiến hành ở Mỹ.
Theo thông tin được tiết lộ, các nhà nghiên cứu có kế hoạch sử dụng CRISPR để điều trị chứng rối loạn mắt di truyền gây mù loà.
Các nhà khoa học Mỹ sắp thực hiện thử nghiệm phương pháp chỉnh sửa gene lần đầu tiên ở người để chữa bệnh mù loà bẩm sinh Leber.
Những người mắc bệnh này có đột biến gene ảnh hưởng đến chức năng của võng mạc, các tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt rất cần thiết cho thị lực bình thường. Tình trạng này là một dạng bệnh bẩm sinh Leber, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mù ở trẻ em, ảnh hưởng đến khoảng 2 đến 3 trẻ sơ sinh trong số 100.000 trẻ.
Việc điều trị được cho sẽ điều chỉnh đột biến bằng CRISPR, một công cụ cho phép các nhà nghiên cứu chỉnh sửa chính xác DNA ở một vị trí cụ thể.
Các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng một mũi tiêm để đưa phương pháp điều trị trực tiếp đến các tế bào nhạy cảm với ánh sáng.
Để thực hiện thử nghiệm, các nhà nghiên cứu sẽ tuyển các cộng tác viên là tổng cộng 18 bệnh nhân, cả trẻ em (từ 3 tuổi trở lên) và người lớn.
Nghiên cứu mới này khác với nghiên cứu gây tranh cãi của nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng CRISPR để chỉnh sửa bộ gene của hai em bé sinh đôi năm ngoái. Trong trường hợp đó, nhà khoa học Trung Quốc đã chỉnh sửa DNA của phôi và những thay đổi gene này có thể được truyền lại cho thế hệ tiếp theo.
Sự khác biệt trong nghiên cứu ở Mỹ đó là các chỉnh sửa DNA được thực hiện ở trẻ em và người lớn không thể truyền lại cho con cháu của họ.
Trang Phạm
Theo Live Science
Cô bé 12 tuổi bị giảm thị lực nghiêm trọng, thủ phạm là loài ký sinh trùng thường có ở thú cưng Chơi đùa với chó mèo nếu không chú ý có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khôn lường, điển hình như trường hợp nhiễm giun đũa giống cô bé người Trung Quốc sau đây. Vừa qua, vào ngày 3/4, tại Bệnh viện Mắt tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã tiếp nhận một trường hợp đáng báo động. Theo đó, bệnh nhân...