Để con không phải ‘ngưng giữa đường’ du học
Học master ở châu Âu, nhiều thành tích, được cha mẹ đầu tư từ nhỏ, tưởng như mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ càng ấy sẽ khiến Hoàng Phương (Hà Nội) dễ dàng thích ứng, hòa nhập với môi trường mới khi đi du học. Thế nhưng, sau một thời gian, em chán nản, hụt hơi và muốn buông xuôi.
Được cha mẹ chuẩn bị hành trang kỹ càng nhưng em vẫn cảm thấy hụt hơi khi đi du học. Ảnh minh họa
Từ nhỏ, Phương đã được cha mẹ đầu tư, định hướng, lại vốn thông minh nên em có một bề dày thành tích. Phương học trường chuyên, học thêm ở các giáo viên giỏi, xung quanh là bạn bè cũng sở hữu đủ các giải về học tập. Từ nhỏ đến khi học hết ĐH, cuộc đời của Phương như được trải thảm, vô cùng thuận lợi. Những bằng khen, giấy khen, giải thưởng của em xếp cả chồng trong phòng.
Xác định xin học bổng master du học châu Âu, Phương và bố mẹ chuẩn bị rất đầy đủ. Đây là ngôi trường mà em đặt biết bao khát vọng. Thế nhưng, sau một thời gian, em cảm thấy cuộc sống ở đất nước châu Âu vô cùng khó khăn. Nhất là khi thầy giáo hướng dẫn của em rất giỏi nhưng vô cùng lạnh nhạt, thờ ơ. Em không được thầy chỉ bảo tận tình. Em phải tự làm, tự học, tự “bơi” ở một môi trường mới lạ. Em cảm thấy mệt mỏi, đuối dần, chán nản và muốn buông xuôi, không thể đi tiếp được nữa.
Bố mẹ em luôn cho rằng, đã chuẩn bị mọi thứ kỹ càng cho con, không có chuyện con không thích ứng được. Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hằng, chuyên khoa nhi, tâm lý lâm sàng trẻ em, đang theo học tại Pháp về Tâm lý học phát triển và tâm lý học thực hành, bố mẹ của Phương dạy con, mong con có niềm vui học hành, môi trường tốt và thành tích cao ở từng khúc trong cuộc đời mà ít có sự chuẩn bị cho con đi con đường dài. Để đi đường dài thì cần tính bền bỉ, kiên cường. Đặc biệt, hãy dạy con trưởng thành trong khó khăn, thử thách và dạy con học cách thành công, học cách thất bại.
Video đang HOT
Cha mẹ hãy dạy con trưởng thành trong khó khăn, thử thách và dạy con học cách thành công, học cách thất bại. Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hằng, muốn vậy, nên đi từ từ. Đứa trẻ có 10 phần năng lượng, trí tuệ, thì “khai thác” “thúc đẩy” 6-8 phần, hãy để lại cho con một ít năng lượng dự trữ khi cần.
Dạy con trưởng thành trong khó khăn, thử thách từ việc cha mẹ động viên con học môn mình không thích. Bởi, trong cuộc sống này, chúng ta thường phải làm rất nhiều việc mà chúng ta không thích hoặc chỉ thích một chút, thậm chí nhiều lúc ghét vẫn phải làm.
Muốn không phải bỏ cuộc, sớm đầu hàng cuộc sống, không bị nhụt trí trước khó khăn, muốn thích ứng được với nhiều hoàn cảnh…thì nên để con tập luyện đối mặt với khó khăn, và lâu lâu vẫn phải làm những việc mà con không thích.
Việc học một môn mà con không thích, làm một việc gì đó mà con không thích trong quá trình học tập, chính là một cơ hội để con học cách vượt qua thử thách, vượt khó khăn. Và sự gò ép đến một mức nào đó, đôi khi cũng là cơ hội tốt để con trưởng thành…
Cha mẹ nên dạy con không bao giờ chấp nhận đầu hàng khi chưa thử cách này cách nọ. Những lúc đó, cha mẹ cần sát cánh bên con, trợ giúp con khi cần thiết.
Theo phunuvietnam
Cẩn thận với các 'bẫy' học tiếng Anh
Đánh vào tâm lý người học muốn giỏi tiếng Anh trong thời gian ngắn, muốn đạt chứng chỉ quốc tế để nộp hồ sơ du học gấp..., không ít trung tâm Anh ngữ đào tạo sai phương pháp, ảnh hưởng đến việc sử dụng tiếng Anh lâu dài của người học.
Lớp học luyện thi IELTS khá thu hút người học - MỸ QUYÊN
Giải đề theo "mẹo"
Thạc sĩ Châu Thế Hữu, giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, nhìn nhận: "Hiện nay các trung tâm ngoại ngữ đang đứng trước áp lực cạnh tranh lớn vì cung và cầu đều tăng mạnh. Ngoài những trung tâm lớn, lâu năm và có uy tín, một lượng không nhỏ các trung tâm khác được hình thành và phát triển từ các cá nhân là giáo viên đứng lớp, sinh viên mới ra trường. Bên cạnh đối tượng là trẻ em, một số chú trọng vào những phân khúc thị trường đặc thù như ngoại ngữ cho người lớn, người đi du học... Điều đáng nói là không ít trung tâm đánh vào tâm lý người học muốn đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn nên dạy bằng phương pháp không chuẩn, làm ảnh hưởng tới việc sử dụng tiếng Anh lâu dài của người học".
Theo thạc sĩ Hữu, các trung tâm này hướng vào việc dạy tủ, học tủ hơn là học thực chất. Cách học tủ bao gồm cung cấp các bài mẫu, bài giải sẵn. Ngoài ra, các trung tâm hướng đến việc giải đề cho học viên theo "mẹo": đề có từ này, câu này thì giải thế này, có từ kia, cấu trúc kia thì giải thế kia. Đối với việc tổ chức giảng dạy và thi các chứng chỉ quốc tế về tiếng Anh như TOEIC, IELTS..., một số trung tâm tìm cách để có được nguồn đề và cho học viên của mình học theo một cách máy móc.
Vì thế, có trường hợp sinh viên N.T.S khi hoàn thành học khóa IELTS 7.0 của một trung tâm, nhưng khi ông Nguyễn Minh Trí, giảng viên tiếng Anh, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, yêu cầu viết một bài luận 250 từ thì không viết được!
"Dù trình độ học viên không đạt để lên lớp nhưng các trung tâm luyện thi tiếng Anh cấp tốc vẫn cho qua để thu tiền khóa mới. Có nơi còn bát nháo theo kiểu không xếp lớp mà cho tất cả vào học chung... Người học nghe quảng cáo hay, cứ nghĩ vừa rẻ, vừa nhanh vừa chất lượng nhưng không bao giờ có chuyện rẻ mà chất lượng hoặc nhanh mà chất lượng. Rốt cuộc, các em có thể chỉ đạt được mục đích trước mắt nhưng với cách học đó thì ra thực tế không thể dùng được", ông Trí nhìn nhận.
Ảnh hưởng tới việc sử dụng tiếng Anh lâu dài
Theo thạc sĩ Châu Thế Hữu, cách dạy "tủ" hay học theo kiểu thiếu tương tác tại một số trung tâm ngoại ngữ chỉ có tác dụng nhất định đối với người mới học, và có thể giúp học viên tối đa hóa mức điểm trong vài trường hợp, nhưng sẽ khiến người học bị hổng kiến thức, dẫn đến việc không sử dụng được tiếng Anh trong những tình huống cụ thể sau này.
Còn tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhận định: "Các nghiên cứu chỉ ra lợi ích rất hạn chế của hình thức học tủ, học vẹt trong quá trình học tiếng Anh. Các cách học này chỉ mang tính đối phó, tạm thời và người học sẽ rất mau chóng quên nghĩa của từ. Việc học máy móc sẽ cản trở quá trình tư duy, làm người học không biết cách sử dụng từ vựng, ngữ pháp và cả phát âm chuẩn xác trong các ngữ cảnh giao tiếp thực tế khác nhau. Thói quen học tập này nếu kéo dài sẽ làm quá trình học và rèn luyện ngôn ngữ không đạt hiệu quả như mong đợi, khiến người học dần mất động lực học tập và sử dụng tiếng Anh trong thực tế, tư duy sáng tạo trong ngôn ngữ bị thui chột, nhất là ở các kỹ năng nói và viết".
Từ thực tế trên, tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình đưa ra lời khuyên: "Người học cần tìm hiểu về các trung tâm ngoại ngữ có uy tín, có chương trình đào tạo phù hợp mục tiêu, định hướng, có phương pháp giảng dạy tiên tiến, giáo trình, tài liệu phù hợp cũng như mức học phí hợp lý. Các bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những người đã từng học. Một việc quan trọng không kém là nên xây dựng kế hoạch học tập riêng cho bản thân với mục tiêu cụ thể và lộ trình chi tiết từng tuần, từng tháng, tăng cường thực hành, kết hợp các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ...".
Thạc sĩ Hữu cũng lưu ý bạn trẻ cần có cái nhìn dài hạn với việc học ngoại ngữ của mình, thay vì chỉ cần bằng cấp trong ngắn hạn. "Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ cần trực tiếp theo dõi bé trong quá trình học tập ở trường và thực hành ở nhà. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần đánh giá trung tâm lẫn người giảng dạy thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, internet hoặc những người đã từng học trước để lựa chọn nơi học chất lượng", thạc sĩ Hữu cho hay.
Theo Thanh niên
Quán quân Olympia 2019: Chặng đường phía sau vinh quang Vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19 đem lại vinh quang, tự hào cho bản thân Trần Thế Trung và gia đình, thầy cô, bạn bè. Nhưng ngôi vị quán quân cũng đặt Thế Trung trước không ít xáo trộn, với nhiều câu hỏi, hoài nghi thậm chí áp đặt về việc du học từ khắp các diễn đàn....