Để con có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 giữa đại dịch COVID- 19 tốt, cha mẹ hãy dừng ngay việc làm này
Chỉ còn vài ngày nữa diễn ra kì thi tốt nghiệp THPT 2020. Đây là giai đoạn nước rút khá căng thẳng đối với các sĩ tử. Năm nay đặc biệt hơn khi có dịch COVID – 19, để con đạt kết quả tốt cho kì thi sắp tới cha mẹ đừng làm những điều này với con.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quan trọng đối với cuộc đời học sinh nên tâm lý lo âu trước kì thi là điều không thể không xảy ra với cả thí sinh cũng như các bậc cha mẹ. Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, GS.TS. NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người cho rằng, để giảm bớt tình trạng lo âu này, trước hết mỗi học sinh cần phải chuẩn bị cho mình kiến thức vững vàng để đủ tự tin khi bước vào phòng thi.
Vai trò của cha mẹ trong những thời điểm này là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến tâm lý của con khi không biết cách sát cánh cùng con. Để con đạt kết quả tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT 2020 sắp tới, cha mẹ đừng làm những điều này với con:
* Tạo áp lực cho con
Ảnh minh họa
Điều nguy hiểm nhất đối với trẻ chính là luôn bị cha mẹ tạo áp lực. Học và thi của trẻ, cha mẹ tạo điều kiện cho trẻ môi trường, không gian để học, nhắc nhở đừng quá sức… là sự quan tâm rất tốt. Việc so sánh với con em nhà khác, đưa những tấm gương người anh người chị để nói “nếu không đạt được sẽ thế này thế kia” gây cho trẻ áp lực rất lớn về mặt tâm lý. Có những đứa trẻ không phải là học lực kém nhưng khi stress, tâm lý áp lực lại không đủ bình tĩnh, phân tán tập trung để xử lý việc học tập, làm bài thi tốt. Khi thi bị “rơi” là điều bình thường.
* Ra tối hậu thư
Video đang HOT
Tuyệt đối không nên ra tối hậu thư cho trẻ như bắt buộc phải đỗ, bắt buộc phải đi học cái này cái kia… Cũng giống như các cầu thủ, có những cầu thủ rất giỏi ở cả quốc tế hay Việt Nam đứng trước quả sút penalty 11m vẫn trượt là do áp lực quá mà không thể tập trung. Điều này xảy ra thường xuyên. Khi trẻ vào một tình huống thử thách, người lớn cần động viên tạo điều kiện cho trẻ vượt qua thử thách chứ không đặt mục tiêu bắt trẻ hoàn thành mục tiêu đó là điều rất quan trọng.
Nhà trường, thầy cô chủ nhiệm cũng như cha mẹ phải biết tâm lý của trẻ để chuẩn bị cho trẻ trước, sau khi thi. Sau khi thi chỉ một bài làm chưa tốt, trẻ báo cáo với chủ nhiệm, bố mẹ lại khiển trách, áp lực thì buổi chiều hoặc hôm sau thường làm bài không tốt. Ngược lại động viên để trẻ ôn thi, bình tĩnh lại thì buổi chiều và hôm sau lại làm tốt sẽ bù cho bài thi trước. Cơ hội đỗ của trẻ cao hơn.
* Cho con học thâu đêm suốt sáng
Một hiện tượng tâm lý phổ biến của hầu hết các bạn học sinh là càng gần kì thi càng trở nên lo lắng, hoang mang. Các em sợ kiến thức của mình chưa chưa đủ cho kỳ thi mà chọn cách ôn luyện thâu đêm suốt sáng, ôn tới đầu óc mơ màng, không còn tập trung được nữa… Cha mẹ lại lấy việc con học thâu đêm suốt sáng là niềm hãnh diện, an tâm. Điều này rất không tốt cho thể chất, tinh thần của trẻ trước kì thi. Cha mẹ cần quan sát con trong những ngày này, kịp thời nhắc nhở con nghỉ ngơi, nói chuyện, động viên con khi quá căng thẳng để con có thể thoải mái hơn.
Kì thi THPT năm 2020 lại đúng thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã dẫn tới những xáo trộn, thay đổi trong hình thức thi… Bởi vậy, cha mẹ càng cần phải quan tâm hơn đến trẻ. Cha mẹ cần động viên, tạo điều kiện cho các em có sức khỏe tốt, nhất là trong mùa dịch COVID- 19 này, nhắc nhở các em chuẩn bị những điều cần thiết tránh lây nhiễm trong kì thi.
Theo chuyên gia tâm lý Dạ Thảo, trong giai đoạn này các bậc cha mẹ cần hỗ trợ về mặt thể chất cho các con, bao gồm về chế độ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, chất lượng giấc ngủ cũng như quá trình sinh hoạt hàng ngày thật tốt. Cần đảm bảo cho trẻ chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và hướng con tới việc giải trí, thể thao lành mạnh. Cùng với đó, phụ huynh hỗ trợ cho con em mình về mặt thông tin chính xác, hỗ trợ về mặt tinh thần.
Các chuyên gia nhấn mạnh, kiến thức của học sinh được tích lũy cả một quá trình, yếu tố quan trọng nữa góp phần để thí sinh đạt kết quả thi tốt là trước khi đi thi cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết ( bút bi, bút chì, tẩy, các loại giấy tờ…). Chẳng may bước vào phòng thi mà bị quên vật dụng, giấy tờ thường rất dễ mất bình tĩnh, ảnh hưởng đến tâm lý làm bài.
Nếu khi đi thi mà quá lo âu, để giúp mình ổn định lại tâm lý hãy hít thật sâu, thở nhẹ nhàng. Trong trường hợp làm bài môn thi đầu tiên không đúng với năng lực thực sự của mình, các em cũng không nên nghĩ quá nhiều về nó mà cần dồn sức cho những môn thi sau. Thường nếu làm bài môn thi đầu tiên không tốt như kỳ vọng, thí sinh thường rất dễ lún sâu vào trạng thái lo âu nhiều hơn.
Lưu ý những vi phạm liên quan "công nghệ thấp"
Bên cạnh các vi phạm quy chế thi cử liên quan đến yếu tố công nghệ cao, những vi phạm mang tính truyền thống (phao thi...) hay ném lời giải từ ngoài vào phòng thi (với điểm thi gần đường, nhà dân) luôn được các trường lưu tâm.
Cán bộ, giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng tham gia phục vụ công tác thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: NTCC
Công nghệ thủ công
Nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực coi thi và thanh tra thi, ThS Trần Thị Nguyệt Sương (Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Trường ĐH Tôn Đức Thắng TPHCM - TDTU) cho rằng: Vi phạm liên quan đến "công nghệ thấp" (phao, ghi vào tay...) của thí sinh vẫn là vấn đề các giám thị cần lưu ý.
"Thí sinh có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: Viết giấy nhỏ, viết lên tay, lên thước, nắp máy tính. Việc thí sinh vi phạm hay không phụ thuộc vào khâu phổ biến quy chế, làm việc kỹ với thí sinh, kiểm tra đầu vào cẩn thận trước khi cho thí sinh vào phòng thi; thông báo với thí sinh các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý ở mức độ nào. Như ở TDTU, sinh viên đem tài liệu vào phòng thi dưới bất kỳ hình thức nào sẽ bị đình chỉ thi môn đó đồng thời đưa ra hội đồng kỷ luật sinh viên ở mức cảnh cáo", ThS Sương chia sẻ.
Theo ông Đinh Hồng Vân - Phụ trách Ban Khảo thí Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT), trong quá trình coi thi còn phát hiện trường hợp thí sinh viết kiến thức cần nhớ ra mặt sau máy tính bằng bút chì, giấu phao trong ruột bút, thậm chí viết trên móng tay...
"Việc viết kiến thức cần nhớ ra mặt sau máy tính bằng bút chì là cách làm truyền thống nhưng được nhiều người đánh giá hiệu quả. Khi học sinh sử dụng phương pháp này, giám thị phải nhìn rất kĩ mới có thể phát hiện được nội dung", ông Đinh Hồng Vân nhận định.
Theo ông Vân, viết công thức lên móng tay tuy khó nhưng vẫn xảy ra. Một số thí sinh sử dụng cách này để ghi các công thức toán, lý, hóa. Hay giấu phao trong ruột bút là một phương pháp được cho là truyền thống và thịnh hành nhất. Giấu phao trong bút cũng có nhiều biến thể phức tạp. Nhiều người còn chế tạo ra cách để có thể rút ruột phao ra ngoài dễ dàng rồi lại cuốn lại ngay ngắn.
Ngoài ra theo một số cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm coi thi, chống tiêu cực trong thi cử cần chú ý tới lực lượng giám thị coi thi. Bởi phần lớn giáo viên THPT coi thi chéo nhưng vẫn trên "sân nhà" nên dễ có tình trạng gửi gắm hay dễ dãi với thí sinh.
ThS Nguyễn Thị Bích Ngọc (Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TPHCM) chia sẻ: "Trong khi gác thi, thỉnh thoảng tôi phát hiện vài trường hợp thí sinh trao đổi, hỏi bài nhau. Một số ít chuẩn bị cả tài liệu photo thu nhỏ để dùng. Với trường hợp trao đổi qua lại tại phòng thi, tôi cũng thông cảm và nhắc nhở để các em không tái phạm. Tuy nhiên, trường hợp dùng tài liệu đã chuẩn bị sẵn, tôi phải lập biên bản theo quy định vì đây là việc các em đã dành thời gian chuẩn bị chứ không phải tự phát. Ngoài ra, một số em viết tài liệu vào một số dụng cụ học tập để dùng. Những trường hợp này không hiếm và cũng dễ qua mắt nếu giám thị không tinh ý".
Cách gì để phòng chống
Một kỳ thi nghiêm túc, phản ánh đúng thực chất luôn là kỳ vọng của ngành Giáo dục, dư luận. Tuy để phòng ngừa những vi phạm có thể xảy trong kỳ thi liên quan đến các yếu tố "công nghệ thấp", giám thị coi thi cũng không thể chủ quan.
Theo ThS Trần Thị Nguyệt Sương, Hội đồng thi cần làm kĩ quy trình coi thi, tập huấn chi tiết cho giám thị, tập huấn các tình huống có thể xảy ra. Đồng thời, hệ thống giám sát giám thị và thí sinh phải phát huy hiệu quả thông qua hoạt động giám sát liên tục các phòng thi, bảo đảm giãn cách giữa các thí sinh, kiểm tra kĩ vật dụng được mang vào phòng thi. Mỗi phòng thi có khoảng 24 thí sinh, giám thị làm việc đúng vị trí của mình, dù các em gian lận như thế nào đi nữa cũng phát hiện được.
"Cách ngăn ngừa khá hiệu quả là chất lượng đề thi, việc thí sinh viết tài liệu mang vào phòng thi do các câu hỏi chỉ ở mức nhớ, biết. Trong khi tập trung mức vận dụng, phân tích, so sánh và sáng tạo, phao chẳng giúp ích gì cho quá trình làm bài" - ThS Trần Thị Nguyệt Sương chia sẻ.
Ở góc độ khác, ông Đinh Hồng Vân cho rằng: Hiện tượng vi phạm quy chế vẫn thường xảy ra đối với các môn thi đề đóng, môn phải học bài thuộc lòng. Do đó, để hạn chế, giám thị cần phổ biến kĩ nội quy thi và mức độ xử lý khi vi phạm để thí sinh biết và có "quyền lựa chọn". Bên cạnh đó, giám thị cần quan sát, kiểm soát được phòng thi, nhắc nhở khi thấy thí sinh có dấu hiệu muốn vi phạm.
ThS Ngọc cho rằng, giám thị cần nghiêm túc khi kiểm tra thông tin thí sinh, quan sát kĩ và chú ý đến không gian làm bài chung cho tất cả thí sinh. Đề thi ra cần bám sát chương trình học, tránh để các em mất tự tin mà mang theo phao thi. Thầy cô giáo cần nhắc nhở các em không học tủ, học gạo, cũng đừng mang theo những thứ không cho phép vào phòng thi, nhiều trường hợp đã bị kỉ luật và ảnh hưởng tương lai về sau của các em. Phụ huynh cũng không nên quá tạo áp lực bởi các con có thể vì lo sợ bị la mắng vì điểm thấp mà dễ làm điều không đúng.
Để hạn chế gian lận khi thi cử, tôi nghĩ nên kiểm tra kĩ tất cả vật dụng thí sinh mang theo người vào phòng thi, nhất là những em mang theo cả áo khoác. Bên cạnh đó, tâm lý thí sinh khi gian lận cũng không được ổn định, các em sẽ có những hành động khác thường. Giám thị cần chú ý sẽ phát hiện được. - ThS Nguyễn Thị Bích Ngọc
Thi vào lớp 10: Kiến thức vững vàng chưa đủ, 2K5 cần chuẩn bị điều này trước khi vào phòng thi Bên cạnh việc chuẩn bị kiến thức vững vàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, các sĩ tử 2K5 cũng cần chuẩn bị tâm lý tốt, sức khỏe ổn định và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, đi thi đúng giờ,... Thi sinh 2K5 cần chuẩn bị sức khỏe, tâm lý vững vàng trước khi đi thi. Ảnh minh...