Để con cao và khỏe mạnh, tốt nhất cho con ăn các nhón thực phẩm có các vi chất này
Để trẻ phát triển tốt chiều cao, thể chất cần phải đảm bảo đủ vi chất dinh dưỡng. Khi thiếu những vi chất này, sức đề kháng suy yếu dễ khiến trẻ chậm phát triển, mắc các bệnh cấp và mãn tính.
Các vi chất cần thiết với cơ thể
Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, vi chất dinh dưỡng la nhưng chât ma cơ thê chi cân môt lương rât nho nhưng giữ vai trò quan trọng với cơ thể, tham gia vào quá trình phát triển thể chất như cơ, xương, não, hệ thống thần kinh, phát triển trí tuệ…Vi chât dinh dương bao gôm: nhom Vitamin (A, B, C, D, E…); nhom cac nguyên tô khoang gồm Canxi, Săt, Kem, Iốt, Selen…
Trẻ nhỏ được uống đầy đủ vitamin sẽ phát triển tốt hơn. Ảnh PT
Cụ thể các vi chất rất cần thiết với cơ thể:
- Vitamin A: Thiếu vitamin A lâu ngày dẫn tới suy giảm thị lực, khô mắt, khô giác mạc, làm hỏng giác mạc gây mù lòa vĩnh viễn. Bên cạnh đó còn làm trẻ suy giảm hệ miễn dịch, chậm lớn, sừng hóa da…
- Vitamin nhóm B: Vitamin B1 là yếu tố cần thiết để chuyển hóa tinh bột và đường. Vitamin B2 có vai trò thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của tế bào. Vitamin B6 tham gia vào quá trình chuyển hóa protein, glucid, lipid. Các vitamin còn tham gia quá trình tạo máu, nếu thiếu gây tình trạng thiếu máu.
- Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu tốt canxi và phospho để hình thành và phát triển hệ xương, răng vững chắc cho trẻ. Trẻ dễ còi xương khi thiếu vitamin D.
- Canxi: Khi cơ thể không được hấp thu đủ sẽ dẫn tới thấp còi, chậm lớn… Ngoài ra, Canxi còn giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch, ổn định hệ thần kinh… nếu thiếu trẻ ngủ hay giật mình, khóc đêm…
- Kẽm: tham gia vào thành phần cấu tạo của hơn 300 Enzym trong cơ thể. Nếu thiếu Kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến vị giác khiến trẻ ăn không ngon và dẫn đến chán ăn, suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ và chiều cao của trẻ.
- Iốt: la vi chât dinh dương quan trọng trong quá trình tông hơp hocmon tuyến giáp để giúp cơ thể điều hòa thân nhiêt, phat triên hệ xương, đặc biệt là qua trinh phat triên cua nao va hê thân kinh của trẻ. Nếu thiếu ảnh hưởng đến sự phát triển, hoạt động của trẻ, dẫn tới bị đần độn, học kém, chậm lớn, bướu cổ…
Cách bổ sung vi chất dinh dưỡng an toàn
Video đang HOT
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia ngày Vi chất dinh dưỡng 2019 (1 – 2/6/2019) cần:
- Sử dụng đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày; khuyến khích lựa chọn thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.
- Cho trẻ bú sớm, nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
- Sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cho bữa ăn bổ sung của trẻ. Thêm mỡ hoặc dầu để tăng hấp thu Vitamin A, Vitamin D.
- Cho trẻ trong độ tuổi uống Vitamin A liều cao 2 lần/ năm, bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng uống một liều Vitamin A.
- Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun 2 lần/ năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun.
- Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.
BS Nguyễn Văn Tiến cũng nhấn mạnh, cách chu đông va an toan nhât để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng la thông qua nguôn thưc phâm đê bô sung Vitamin va cac khoang chât trong tưng bưa ăn. Nhưng việc chế biến, lưu trữ thực phẩm không đúng cách như rau bị héo, trái cây không còn tươi, gạo được xay xát kỹ, thức ăn nấu quá lâu… sẽ dễ làm mất vitamin và khoáng chất. Bởi vậy mọi người cần lưu ý.
Bên cạnh đó, sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các vi chất thiết yếu như kẽm, canxi, vitamin A… cần phải lựa chọn theo tư vấn của bác sỹ, không sử dụng tự ý để tránh gây hại sức khỏe. Bổ sung vi chất an toàn bằng việc cải thiện bữa ăn hàng ngày có đầy đủ các loại vi chất. Chẳng hạn:
-Vitamin A: có nhiều trong thực phẩm như thịt, gan, cá, trứng gà, sữa, bơ, kem, các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ (cà chua, cà rốt, dưa hấu, đu đủ, gấc…), các loại rau màu thẫm (muống, dền, mùng tơi, ngót, các loại cải)…
- Canxi: Tôm tep, cua, ca, rau dền, rau mùng tơi, rau ngót, sữa và các chế phẩm từ sữa…
- Sắt: có nhiều trong đậu cô ve, đậu nành, các loại rau có lá, bột ngũ cốc… và thực phẩm nguồn gốc động vật như: thịt bò, trứng, gan, ngao, sò, ốc, hến…
- Kẽm: Có nhiều trong thuỷ hải sản, gan động vật, lòng đỏ trứng, thịt nạc, thực phẩm họ đậu.
P.Thuận
Theo giadinh.net
Bổ sung đa vi chất dinh dưỡng giúp trẻ 'thoát còi'
Bổ sung đa vi chất dinh dưỡng có hiệu quả tới tăng trưởng và phát triển của trẻ em nhiều hơn so với bổ sung một vi chất đơn lẻ. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến khích người dân lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Ảnh minh họa
Tác hại của thiếu vi chất dinh dưỡng
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm nhanh và bền vững (suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và năm 2016 tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 13,8%); đã thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A; tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các vi chất dinh dưỡng (VCDD) khác ngày càng được cải thiện; kiến thức, thực hành dinh dưỡng đúng của người dân ngày càng được nâng cao...
Tuy vậy, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức, đặc biệt là tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi, tuy mỗi năm giảm 1%, nhưng vẫn còn ở mức cao (24,3% năm 2016) và có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng.
Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu VCDD là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao thấp ở thanh niên Việt Nam. Ngoài ra, thiếu VCDD còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn.
Trong khi đó việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng học đường, dinh dưỡng cho người lao động mới chỉ đạt kết quả bước đầu. Do vậy cần nâng cao nhận thức về vai trò dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp lý của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân, các bộ ngành, địa phương cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác dinh dưỡng.
Bổ sung đa vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày cho trẻ
GS.TS. Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, cải thiện chất lượng bữa ăn, bổ sung VCDD được WHO khẳng định là hết sức cần thiết ở tất cả các quốc gia, đặc biệt tại các nước đang phát triển.
Bổ sung đa VCDD có hiệu quả tới tăng trưởng và phát triển trẻ em nhiều hơn so với bổ sung một vi chất đơn lẻ. Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đa vi chất vào sản phẩm thực phẩm.
Viện Dinh dưỡng cũng khuyến nghị sử dụng đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày; khuyến khích lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường VCDD. Người dân nên lưu ý lựa chọn các thực phẩm có tăng cường VCDD trong bữa ăn hàng ngày như muối tăng cường iod, bột mỳ tăng cường các chất sắt kẽm, dầu ăn tăng cường vitamin A...
Với các cháu được uống sữa theo chương trình sữa học đường, sử dụng sữa tăng cường đa vi chất sẽ có lợi hơn cho sự tăng trưởng và phát triển. Loại và hàm lượng các VCDD tăng cường vào sữa học đường theo hướng dẫn của WHO và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng lứa tuổi trong bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (năm 2017).
Trong Ngày Vi chất dinh dưỡng (1 và 2/6), các bà mẹ đưa trẻ trong độ tuổi đi uống vitamin A tại các điểm uống ở xã/phường
Chiến lược thanh toán thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam
Phòng chống thiếu VCDD là một cuộc chiến bền bỉ để nâng cao năng lực lao động, phát triển trí tuệ, tầm vóc, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân Việt Nam. Phòng chống thiếu VCDD là 1 trong 6 mục tiêu quan trọng của Chiến lược quốc gia dinh dưỡng 2011-2020.
Chiến lược phòng chống thiếu VCDD gồm các giải pháp đồng bộ như: Bổ sung VCDD cho các đối tượng có nguy cơ cao (giải pháp cần thiết để khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu VCDD), tăng cường VCDD vào thực phẩm (giải pháp trung hạn), đa dang hoá bữa ăn (biện pháp cải thiện tình trạng thiếu VCDD một cách lâu dài và bền vững).
Tăng cường VCDD vào các thực phẩm thiết yếu là biện pháp đơn giản, có hiệu quả và dễ đạt độ bao phủ cao và có tính bền vững để giảm thiểu sự thiếu hụt các VCDD trong bữa ăn hằng ngày, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân.
Song song với đó, công tác truyền thông để nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho toàn dân cung la môt trong cac giai phap quan trong.
Cac nôi dung tuyên truyên bao gôm khuyến khích ngươi dân sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, sử dụng thường xuyên các thực phẩm giàu VCDD, biêt cach lựa chọn các thực phẩm tăng cường VCDD; cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh, thực hiện nuôi tre hoàn toàn băng sưa me trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú me đến 24 tháng hoặc lâu hơn, tre em trong đô tuôi va ba me sau sinh cân đươc uông vitamin A; phu nư co thai, phu nư tuôi sinh đe cân đươc hương dân sư dung viên sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất.
Ngày Vi chất dinh dưỡng (1-2/6) năm 2019 có thông điệp là "Vi chất dinh dưỡng giúp tăng trưởng, nâng cao tầm vóc, sức khỏe, trí tuệ và chất lượng cuộc sống".
Trong Ngày Vi chất dinh dưỡng, các bà mẹ đưa trẻ trong độ tuổi đi uống vitamin A tại các điểm uống ở xã/phường. Theo kế hoạch, Ngày Vi chất dinh dưỡng năm nay se có trên 6 triệu trẻ dưới 5 tuổi được uống vitamin A, hàng triệu trẻ từ 24-60 tháng tuổi tại 22 tỉnh khó khăn được tẩy giun.
Năm nay, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cấp 14 triệu viên đa vi chất miễn phí cho phụ nữ mang thai để phòng thiếu vi chất cho bà mẹ và trẻ em được triển khai tại 85 huyện nghèo trong cả nước (theo Quyết định số 275/QĐ-TTg, ngày 7/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ). Viên đa vi chất có chứa 20 loại vi chất dinh dưỡng, các bà mẹ mang thai cần uống thường xuyên, đều đặn 1 viên/ngày.
Chi Mai
Theo baochinhphu
Cải thiện chiều cao nhờ vi chất dinh dưỡng Thiếu vi chất dinh dưỡng được gọi là 'nạn đói tiềm ẩn' do khó phát hiện. Thanh toán được thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em. Bữa ăn cần đa dạng thực phẩm cung cấp các chất thiết yếu cho trẻ Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc thiếu một số...