Để con ăn được nhiều hơn mỗi bữa – nên hay không nên?
Khi con không muốn ăn nữa mà cứ ép, cứ tống từng thìa đầy thức ăn vào miệng sẽ khiến cho trẻ ngày càng sợ những bữa ăn.
Tất cả các bà mẹ trên thế giới đều có chung một nỗi niềm khi nuôi con biếng ăn. Bản thân mình cũng từng trải qua giai đoạn này nên rất thông cảm với các mẹ. Vì vậy mình xin chia sẻ một vàikinh nghiệm “trị” con biếng ăn. Hi vọng sẽ đóng góp được nhiều điều bổ ích giúp các mẹ nhé!
Nên
Duy trì bữa ăn gia đình
Bản thân mình và ông xã phải đi làm cả ngày, bận tối mắt tối mũi nhưng vẫn phải cố gắng sắp xếp để có mặt thường xuyên trong bữa cơm. Ngồi ăn cùng con sẽ giúp con có thêm hào hứng khi ăn và đó cũng là cách để con quan sát người lớn ăn, học cách ăn. Ngoài ra, nhìn thấy gia đình trong bữa ăn cũng là một niềm vui đối với con đấy các mẹ. Con sẽ cảm nhận được sự ấm áp từ đó trở nên hào hứng hơn, tập trung hơn với chuyện thưởng thức các món ăn.
Tạo cảm hứng cho con khi ăn
Đây là một cách giúp con thích ăn và ăn nhiều hơn. Mình không nói với con rằng “Con thử món này nhé, ngon lắm đấy!”. Mình ăn món đó một cách thật ngon miệng. Con thấy vậy nhìn chăm chú và tò mò, sau đó cũng đòi ăn thử, rất dễ bị “dụ” phải không nào.
Ngoài ra, con rất thích được khen. Chính vì vậy, khi thử một loại đồ ăn mới, dù ít hay nhiều, hãy khen ngợi con một cách nhiệt tình. Lần đầu mình cho bé ăn cà rốt, mình đã nói “Con vừa ăn cà rốt đấy, con của mẹ giỏi quá!”. Vậy là con hứng khởi lắm, thậm chí sau này khi có bất kể thức ăn nào mới con đều muốn thử và ăn ngon lành.
Video đang HOT
Để con có niềm vui trong ăn uống là điều mọi người mẹ nên biết cách làm
Để con cùng “vào bếp”
Mình có một “chiêu” rất hiệu quả là trước bữa ăn “rủ rê” con dọn bát, sắp đũa, có hôm còn bày biện bàn ăn với mẹ. Mình thấy dù đang chơi trò gì cũng rất vui vẻ đứng lên làm cùng và sau đó ăn uống còn thêm phần nhiệt tình vì bô bô với cả nhà: “Bát này là con lấy đấy”, “Món này con đặt lên bàn đấy!”. Mình nghĩ con cho rằng bữa cơm có phần đóng góp của mình nên con cũng nhiệt tình hơn hẳn.
Thời gian ăn và chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nhiều khi mình đi làm về muộn 1-2 tiếng đồng hồ, không kịp về cho con ăn, mình gọi điện bảo bố cháu cho ăn hộ. Vậy mà về đến nhà, vẫn thấy hai bố con hì hụi. Mình nhìn bát cháo nguội hết cả, con thì cứ đút lại cho ra hết. Vậy nên, mình nghĩ thời gian hợp lý nhất là 20 – 30 phút bởi nếu kéo dài thức ăn không còn nóng, không đảm bảo dinh dưỡng và còn ảnh hưởng tới bữa ăn kế tiếp của con. Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn. Không nên ăn tập trung một loại thức ăn nhất định dễ gây cho con gây cảm giác chán ăn, đồng thời kết hợp các loại thức ăn hiệu quả để hệ tiêu hóa của con hấp thụ được một cách tối đa.
Không nên:
Ép con phải ăn hết mỗi bữa
Khi con không muốn ăn nữa mà cứ ép, cứ tống từng thìa đầy thức ăn vào miệng sẽ làm cho con ngày càng sợ những bữa ăn. Có lần mình cố ép nốt thìa cuối cùng trong khi con đã no, lấy tay che miệng liên tục. Thế là sau vài phút, con nôn thốc nôn tháo toàn bộ bát bột vừa ăn xong. Bao nhiêu công sức đổ xuống song xuống bể mà con lại không còn gì trong bụng. Nên các mẹ nhớ rút kinh nghiệm từ mình nhé.
Cho con ăn bánh kẹo trước khi ăn
Tuyệt đối các mẹ không cho con ăn thức ăn này trước khi ăn. Vẫn biết cho ăn nhiều bữa một ngày với lượng thức ăn ít là có lợi cho sức khỏe của con nhưng cứ ăn bim bim, sữa chua hay khoai tây chiên trước bữa ăn là y như rằng con mình không chịu ăn cơm cháo gì nữa. Thế là mình cấm tiệt, chỉ cho ăn vặt trước bữa chính 2 – 3 tiếng.
Dụ trẻ ăn bằng mọi giá
Tới bữa ăn, bà nội rất hay bật ti vi hoặc cho con chơi đồ chơi để con chú ý đến rồi tranh thủ đút cho ăn. Nhưng sau thành quen, mình cứ tắt ti vi đi thì con lại đòi bật lên mới chịu ăn từng thìa, lúc nào cũng phải xem hoạt hình, xem siêu nhân. Bố cháu còn chỉ một đống đồ chơi ở góc nhà: “Tháng nào cũng phải mua thêm vài món đồ mới để dụ con ăn”. Cho con ăn trong khi xem phim hoặc chơi trò chơi lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của con. Vì vậy các mẹ cần từ bỏ thói quen này cho con nhé.
Trên đây là những sai lầm và những kinh nghiệm trong cách cho con ăn của mình. Hy vọng sẽ giúp cho các mẹ tìm được những phương pháp tốt nhất để mỗi bữa ăn của gia đình không còn là một “trận chiến” căng thẳng với con nữa, hay thậm chí là cuộc chiến cãi vã giữa cha mẹ với nhau khi con biếng ăn.
Theo ngôi sao
Hại trẻ vì tự ý cho uống men vi sinh
Con tôi bị tiêu chảy nhẹ, biếng ăn và đầy bụng. Tôi mua men vi sinh về cho cháu uống nhưng bệnh không được cải thiện nhiều, gần đây lại bị rối loạn tiêu hóa.
Ảnh minh họa: Internet
Con tôi bị tiêu chảy nhẹ, biếng ăn và đầy bụng. Tôi mua men vi sinh về cho cháu uống nhưng bệnh không được cải thiện nhiều, gần đây lại bị rối loạn tiêu hóa. Xin hỏi bác sĩ có phải nguyên nhân do tôi đã dùng quá nhiều men vi sinh cho cháu?
Hà Thị Mai (Đăk Nông)
Men gồm hai loại chế phẩm khác nhau. Một là chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích (gồm các loại vi khuẩn hay nấm men) giúp ổn định môi trường trong ruột nhằm trị chứng tiêu chảy, khó tiêu do rối loạn tạp khuẩn ruột. Hai là chế phẩm chứa các enzym là thành phần có trong dịch tiêu hóa nhằm cung cấp các enzym mà dịch tiêu hóa người bệnh thiếu giúp trị chứng khó tiêu, đầy bụng.
Có loại thuốc chứa một loại vi khuẩn, có loại thuốc chứa hai, ba loại vi khuẩn. Hiện nay, có rất nhiều trường hợp, cha mẹ cứ thấy con mình có biểu hiện biếng ăn, sụt cân liền tự ý đi mua các loại men vi sinh được bán phổ biến ở các hiệu thuốc để cho con uống.
Men vi sinh chỉ dùng trong một vài trường hợp nhất định vì thế không phải cứ dùng men vi sinh là tốt nếu không được sự tư vấn của bác sĩ. Việc lạm dụng men vi sinh kéo dài khiến trẻ bị phụ thuộc và khi không có men sẽ không ăn. Lâu dần, cơ thể không sản sinh, hoặc sản sinh ít enzym có tác dụng kích thích tiêu hóa.
Vì vậy việc sử dụng loại men nào, số lượng, liều lượng và thời gian ra sao cần do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi sau khi thăm khám cụ thể. Về mặt dinh dưỡng, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ để giúp hệ tiêu hóa tăng hấp thu hoặc cho trẻ ăn các thức ăn có chứa men tiêu hóa tự nhiên như mầm thóc, giá đỗ.
Trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón, trướng bụng, cần được bác sĩ tư vấn. Đặc biệt, phải cân nhắc khi sử dụng các loại men vi sinh.
Theo Sức khỏe & Đời sống
5 nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn Nhiều mẹ gặp stress vì con quá lười ăn dẫn đến còi cọc, chậm lớn. Dưới đây là 5 nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn mà mẹ cần lưu ý. Biếng ăn là hiện tượng thường gặp rất phổ biến ở trẻ nhỏ và đây cũng là vấn đề đau đầu của các bà mẹ hiện nay. Biếng ăn ở trẻ sẽ...