Để có việc làm ngay khi ra trường
Dù chọn học ngành ‘hot’, dù nhu cầu tuyển dụng không thiếu, nhưng nhiều sinh viên vẫn đối diện với tình cảnh ‘ngày ra trường cũng chính là ngày thất nghiệp’…
Lê Đình Hiếu (ở giữa) từ bỏ những công việc đáng mơ ước tại nước ngoài để về nước thực hiện những dự án đồng hành cùng người trẻ Việt Nam phát triển – NỮ VƯƠNG
Là người đồng hành cùng các dự án định hướng cho sinh viên (SV), anh Lê Đình Hiếu (Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2018, tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH California, Los Angeles, Mỹ), có những chia sẻ với phóng viên Thanh Niên về vấn đề việc làm của SV khi ra trường.
Không hiểu được chính mình
Trong thời buổi năng động và nhiều cơ hội như hiện nay, tại sao nhiều SV ra trường vẫn phải đối diện với thất nghiệp, hoặc không tìm được công việc như mong muốn?
Năm 2018, Học viện Đào tạo phương pháp tư duy và kỹ năng sống G.A.P phối hợp với Trung tâm UNESCO Văn hóa giáo dục và đào tạo khảo sát 1.200 SV chuẩn bị ra trường. Kết quả chỉ có 7% SV đánh giá là công tác hỗ trợ việc làm, đào tạo kiến thức, kỹ năng cho SV ở trường đại học là hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc hơn 90% còn lại hoặc là không thấy hoạt động đó ở trường hoặc là có nhưng không hiệu quả. Đó là con số rất đáng để suy nghĩ.
Mặc dù thị trường việc làm không khan hiếm, sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng rất nhanh, thế nhưng, đến cả việc đầu tiên và đơn giản nhất là khả năng tìm kiếm công việc thì chính SV cũng đã cảm thấy khó khăn.
Theo tôi, cách dạy học “đọc – chép” của chúng ta kéo dài 12 năm học sinh và thậm chí kéo dài đến 4 năm đại học, dẫn đến SV quá quen thuộc với việc làm mọi thứ đều có sự hướng dẫn của giáo viên. Thậm chí đến khi thi kết thúc môn ở đại học, SV cũng trông chờ đề cương. Nên khi ra thị trường lao động, phải tự động tìm kiếm thì lại gặp khó khăn vô cùng.
Một điều nữa cũng rất quan trọng, không những SV không có những kỹ năng để kiếm việc ở bên ngoài, mà ngay cả những điều bên trong của bản thân mình cũng chưa giỏi, cũng không có khả năng tự đánh giá chính mình. Tức là SV cũng không biết mình mạnh hay yếu về cái gì và công việc nào thì phù hợp với mình…
Mạng lưới kết nối rất quan trọng
Video đang HOT
Vậy điều gì quyết định đến sự thành công bước đầu khi ra trường mạnh dạn tham gia vào thị trường lao động, thưa anh?
Ngày xưa lúc học đại học tại Mỹ, ngay từ năm 2 là tụi tôi đã được kết nối để làm việc với những người cố vấn ở trong trường. Sau đó, khi tụi tôi cho biết là quan tâm đến những lĩnh vực nào thì sẽ được gặp những người hướng dẫn mà hầu hết đều là cựu SV của trường và họ đều đã hoặc đang làm trong những lĩnh vực mà tụi tôi quan tâm. Thậm chí, còn có những chương trình mỗi tối để mình kết nối với những người đi trước.
Từ năm 3, năm 4 là sẽ có những buổi nói chuyện về CV (lý lịch), cách xin việc làm… Nên khi ra trường, cho dù chưa biết chắc chắn có thực sự đam mê với ngành đó hay không, nhưng mình biết rất rõ là bản thân có khả năng làm được những gì, thế mạnh của mình là gì và có những “vũ khí” gì để mạnh dạn bước ra thị trường lao động.
Từ những trải nghiệm của mình, anh có lời khuyên gì cho SV?
Tôi có 3 lời khuyên dành cho SV để tìm được công việc tốt ngay khi ra trường. Đầu tiên, SV phải luôn biết rất rõ là mình có cái gì, đơn giản bằng cách bạn hãy viết ra 3 kỹ năng mạnh nhất của mình. Nhưng mỗi lần viết ra một kỹ năng thì phải suy nghĩ cách để chứng minh được kỹ năng đó với nhà tuyển dụng. Vì ngay cả khi bạn gặp nhà tuyển dụng và nói mình mạnh 3 kỹ năng này nhưng lại không chứng minh được thì cũng bằng không. Thứ hai, cần xác định xem là với ngành nghề mình mong muốn trong tương lai thì bản thân đang yếu vấn đề gì, và lên kế hoạch trong vòng 6 tháng có thể giải quyết triệt để vấn đề đó. Thứ ba, SV phải hiểu được giá trị của mạng lưới kết nối. Vì không ai dạy bạn tốt bằng chính những người đang làm trong nghề đó, cho nên hãy tranh thủ để làm sao kết nối trực tiếp với những người đang làm trong ngành nghề mà mình muốn theo đuổi.
Khởi nghiệp không phải là cách để thoát thất nghiệp
Theo anh, vì sao nhiều bạn chọn học ngành “hot” nhưng ra trường vẫn không tìm được việc làm?
Vì những SV đó thiếu hụt rất nhiều trải nghiệm thực tiễn. Nhiều người nghĩ rằng mình chỉ cần chọn học ngành “hot” rồi học tốt là đủ, nhưng không phải vậy, khoảng cách từ thực tiễn và ghế nhà trường rất là lớn.
Nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn không đáp ứng được tiếng Anh, trong khi rất nhiều doanh nghiệp lớn về mảng công nghệ hay logistics đều cho rằng họ thiếu rất nhiều nguồn lực nhân sự có khả năng dùng tốt tiếng Anh để làm việc.
Nhà trường chỉ dạy kiến thức và những kỹ năng cứng liên quan trực tiếp đến công việc mà rất ít khi dạy đến kỹ năng mềm. Những việc rất đơn giản như trình bày email như thế nào, viết báo cáo ra sao… nhưng nhiều SV vẫn không biết, nên dù có tốt nghiệp ngành “hot” hay trường tốt thì cũng chưa chắc gì tìm được việc làm.
Nhiều bạn trẻ ra trường chọn đi theo con đường khởi nghiệp. Và họ cho rằng đây cũng là một cách, một hướng đi để thoát thất nghiệp. Anh nghĩ sao về vấn đề này?
Tôi luôn khuyên các bạn trẻ chỉ khởi nghiệp khi thật sự hội tụ đủ hai yếu tố. Thứ nhất, bạn phải có một giấc mơ, đam mê hoài bão đủ lớn. Lớn ở đây có nghĩa là bạn đã nhìn thấy được vấn đề của thị trường, cảm nhận được nỗi đau của người tiêu dùng và phần nào đấy nhìn thấy được các giải pháp.
Thứ hai, bạn phải tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức cần thiết về mảng mà bạn sẽ làm. Ít nhất cũng cần 2 hoặc 3 năm để chiêm nghiệm, để làm và học từ những thất bại của người khác, xem cách mà thị trường đang vận hành như thế nào, cách mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực bạn định khởi nghiệp họ đang cạnh tranh với nhau ra sao. Lúc đó bạn mới đủ kiến thức và kỹ năng để sẵn sàng khởi nghiệp.
Với hai yếu tố này thì không dành cho những bạn tìm đến khởi nghiệp để tránh thất nghiệp. Nếu bạn nhìn thuần túy khởi nghiệp là để tránh thất nghiệp thì mình có thể khẳng định rằng 99,99% là bạn sẽ thất bại.
Điều chỉnh nguyện vọng: Cân nhắc để học đúng ngành yêu thích
Hôm nay 19/9, thí sinh bắt đầu điều chỉnh nguyện vọng (NV) đăng ký xét tuyển đại học (ĐH) 2020. Các chuyên gia lưu ý thí sinh cần cân nhắc, sắp xếp NV để có thể đỗ vào ngành học mình yêu thích và phù hơp với năng lực, cơ hội việc làm rộng mở thay vì điều chỉnh chỉ để đỗ ĐH bằng mọi giá.
Thí sinh cân nhắc khi điều chỉnh nguyện vọng.
Điểm thi cao nên làm gì?
Nếu như mọi năm căn cứ quan trọng để xác định điểm chuẩn của các ngành học là dựa vào điểm chuẩn các năm trước thì năm nay, với việc điểm thi có xu hướng cao hơn mọi năm, phổ điểm nhiều tổ hợp lệch về bên phải nên thí sinh cần cẩn trọng trong việc sắp xếp NV.
Theo các chuyên gia, việc có cần thiết điều chỉnh NV hay không cần căn cứ vào điểm thi thí sinh đạt được cũng như mong muốn, suy nghĩ ở thời điểm hiện tại có thay đổi so với khi viết phiếu đăng ký hay không.
Đầu tiên, nếu kết quả thi của các thí sinh rất cao, các em nên sắp xếp NV1, NV2 là ngành mình thích học với các trường top đầu. Sau đó mới đến các trường ít yêu thích hơn. Vì điểm thi cao nên thí sinh có nhiều cơ hội vào trường mà mình yêu thích. Nếu thí sinh đã làm đúng điều này thì không cần điều chỉnh NV.
Đối với thí sinh có kết quả thi gần bằng điểm chuẩn các năm trước của ngành mình đăng ký, các em cần lưu ý điều chỉnh NV phù hợp. Các thí sinh nên thực hiện theo các bước sau. Thứ nhất, liệt kê ra danh sách các trường và ngành mà bản thân thực sự yêu thích và muốn theo học, xem điểm chuẩn các năm trước của những trường này. Thí sinh có thể loại bỏ ra khỏi danh sách những trường có điểm chuẩn những năm trước quá cao so với điểm theo năng lực của mình.
Chẳng hạn, nếu thí sinh đạt 24 điểm thì không nên đăng ký xét tuyển vào những trường mà các năm trước lấy 26 - 27 điểm. Sau đó, thí sinh có thể bổ sung thêm một số trường cho đến khi thí sinh có được danh mục mà bản thân ưng ý. Để tăng tính an toàn, thí sinh nên chọn trường có điểm chuẩn các năm trước bằng và thấp hơn điểm tổ hợp môn của mình .
Bước 2, sắp xếp các nhóm để điều chỉnh NV theo tiêu chí NV1, NV2 là các ngành rất thích học của các trường có điểm chuẩn cao hơn một chút hoặc tương đương với điểm thi mình đạt được. Các NV sau là các trường có điểm chuẩn năm trước thấp hơn điểm thi của mình với tính chất dự phòng.
Đối với thí sinh có điểm thi thấp hơn các năm trước của các ngành thí sinh đã đăng ký NV, các em có thể để NV1 là các ngành có điểm chuẩn các năm trước gần bằng điểm thi của mình. NV2 là một số ngành chắc chắn, đảm bảo có cơ hội đỗ ĐH để nếu như không đỗ NV1, thí sinh sẽ đỗ NV2.
Một số thí sinh đặt câu hỏi, nếu cứ chọn NV cao hơn nhiều so với điểm thi mình đạt được, nhỡ đâu may mắn? Các chuyên gia tuyển sinh cho rằng điều này khó có thể xảy ra do điểm thi năm nay tăng cao ở hầu hết các khối thi, chưa kể các trường đã xét tuyển vào trường bằng nhiều hình thức nên chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi có thể giảm. Do vậy, đăng ký gần sát với thực lực của mình là lời khuyên được đưa ra bởi nếu 2 thí sinh bằng điểm nhau chỉ được chọn 1 thì nhà trường sẽ ưu tiên thí sinh có NV xếp trước.
Chọn ngành trước khi chọn trường
PGS.TS Lê Đình Tùng, Trưởng phòng quản lý đào tạo, Trường ĐH Y Hà Nội nhận định, đến nay các thí sinh đều có thông tin về điểm sàn của tất cả các trường. Kết hợp với điểm chuẩn của ngành học đó các năm trước, ý kiến của các chuyên gia giáo dục, đặc biệt là các chuyên gia đến từ chính ngôi trường ĐH mình dự kiến đăng ký xét tuyển qua các kênh truyền thông đại chúng hoặc website của nhà trường... Thí sinh hoàn toàn có đủ cơ sở để thực hiện điều chỉnh NV nếu có nhu cầu.
Bởi so với lần đăng ký đầu tiên, các em đã có thêm thời gian tìm hiểu nhà trường, ngành nghề mình mong muốn theo đuổi, các cơ hội vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp cũng như cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp sau này. Cùng với đó là điểm số mình đạt được trong kỳ thi vừa qua, căn cứ vào phẩm chất, yêu cầu của nghề nghiệp, các em cần cân nhắc xem mình có đáp ứng đầy đủ và có thực sự yêu thích ngành nghề đó hay không.
Đăng ký điều chỉnh NV, các em căn cứ vào điểm mình có được, NV mà mình mong muốn. Các NV bình đẳng với nhau khi xét tuyển, tất nhiên khi bằng điểm sẽ ưu tiên NV.
"Tôi nghĩ rằng các em nên mạnh dạn chọn ngành mong muốn học, không nhất thiết là trường vì đối với khối ngành sức khỏe, còn phải phát triển nghề nghiệp cá nhân, lâu dài, học tập suốt đời để khẳng định vị trí. Các em nên cân nhắc các ngành, các trường có mốc điểm mà mình đã đạt được. Trên cơ sở đó, nguyện vọng mình yêu thích nhất nên ưu tiên thay vì chọn trường, chọn chỗ học cho có bằng cấp vừa tốn thời gian, vừa tốn cơ hội và kinh tế", PGS.TS Lê Đình Tùng đưa ra lời khuyên.
Đồng thời, với những thí sinh đã có kết quả tốt, PGS Tùng cho rằng cần tranh thủ thời gian này chuẩn bị hành trang tốt nhất để học ĐH vì học ĐH khác với học phổ thông. Chuẩn bị sức khỏe tốt vì phải theo đuổi khóa học lâu dài, chú trọng học ngoại ngữ và kỹ năng nghiên cứu.
Có thể thay đổi tất cả nguyện vọng cũ
Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT, thí sinh điều chỉnh NV đăng ký xét tuyển trực tuyến có thể thay đổi tất cả các NV cũ bằng các nguyện vọng mới, nhưng số lượng NV không được tăng thêm.
Đối với hình thức điều chỉnh bằng phiếu điều chỉnh NV đăng ký xét tuyển, thí sinh được phép điều chỉnh tăng thêm số lượng NV so với số lượng NV đã đăng ký ban đầu trong phiếu đăng ký dự thi và phải nộp bổ sung lệ phí cho số NV tăng thêm theo quy định hoặc thí sinh có điều chỉnh ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng.
Điểm thi cao, thí sinh rối bời trước ngày điều chỉnh nguyện vọng Hiện tượng nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn trượt đại học đã từng xảy ra vào năm 2017 do thí sinh kỳ vọng đỗ vào những ngành "hot" nên chần chừ chờ đợi và không đăng ký thêm những trường khác. Sát ngày điều chỉnh nguyện vọng vẫn hoang mang chọn ngành Kể từ ngày 19/9, thí sinh có quyền điều...