Để có một bộ hồ sơ dự tuyển đại học nổi bật
Hầu hết học sinh trung học muốn du học, khi nộp đơn vào các đại học ở nước ngoài đều đau đầu vì nỗi lo hồ sơ mình “chìm” giữa hàng nghìn hồ sơ khác.
Đó là những thắc mắc hợp lý. Nhân viên phòng tuyển sinh các đại học hằng năm đọc hàng nghìn lá đơn đăng ký, và nhiệm vụ của mỗi học sinh là làm mình nổi bật lên trong số hàng nghìn thí sinh khác có điểm SAT và GPA tương đương.
Một thí sinh thành công là người có khả năng “lắp ráp” một bộ hồ sơ hấp dẫn – đó là nguyên tắc đơn giản nhất. Vậy yếu tố quan trọng nhất của một bộ hồ sơ hấp dẫn là gì? Tính liên kết. Mỗi góc cạnh của bộ hồ sơ cần phải bổ sung hoàn chỉnh cho nhau, không được để chỗ cho những cái cau mày của nhân viên tuyển sinh. Bộ hồ sơ cần chứng tỏ được rằng, bạn sẽ là một sinh viên hoàn hảo cho trường.
Một trong những điều quan trọng nhất là, nên đưa bộ hồ sơ của bạn cho những người có kinh nghiệm (chẳng hạn như những sinh viên đã được trường chấp nhận trước đó hoặc thầy cô) để đảm bảo bạn không mắc một sai sót nhỏ nào. Bên cạnh đó, chúng tôi xin giới thiệu một số mẹo vặt giúp hồ sơ của bạn tạo được ấn tượng với trường:
Bài luận
Bài luận là một yếu tố vô cùng quan trọng trong bộ hồ sơ đại học của bạn, và là bộ phận duy nhất tạo cơ hội cho bạn chứng tỏ cá tính của mình. Hãy tận dụng cơ hội DUY NHẤT này để nói lên con người của bạn. Đừng viết về những vấn đề mà bạn cho rằng mang tính quan trọng hoặc thể hiện sự thông minh của bạn. Bạn đang bỏ phí cơ hội đấy. Rất có thể bài luận “đao to búa lớn” của bạn sẽ làm người đọc cảm thấy nhàm chán vì nó chẳng nói lên một điều gì về bạn cả.
Hãy nhớ, mục đích của bài luận là nói về còn người bạn, không phải những vấn đề vĩ mô như hòa bình cho toàn thế giới hay bảo vệ môi trường. Hãy dành một thời gian nhất định trước khi viết để nghĩ về một sự kiện trong cuộc đời bạn: có thể đó là một sự kiện tuyệt vời, nhưng cũng có thể là một kỷ niệm tệ hại. Hãy viết về điều đó.
Bạn cần một bài viết chân thực, thẳng thắn và gây cảm xúc (emotional kick). Nên nhớ, đây là cơ hội để nói lên bạn là ai. Nếu bạn thực sự truyền được cho bài luận của bạn một phong cách riêng, nhân viên tuyển sinh sẽ có ấn tượng về bạn và biết “bạn là ai” khi họ giới thiệu hồ sơ của bạn cho Ủy ban tuyển sinh. Nhớ đọc kỹ và nhờ người có kinh nghiệm kiểm tra trước khi gửi bài luận. Lỗi chính tả là điều không thể tha thứ trong một bộ hồ sơ đại học.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Các tài liệu gửi kèm
Nếu bạn hứng thú với một điều gì đó, hãy nói rõ trong bộ hồ sơ. Mặc dù có thể nhân viên tuyển sinh không có cùng sở thích với bạn, đừng ngần ngại. Tuy vậy nên nhớ cần phải chọn tài liệu một cách kỹ càng và không đi quá đà. Nếu bạn giỏi về nghệ thuật, đừng ngại gửi slide hoặc ảnh. Đừng gửi quá nhiều và hãy lựa chọn cẩn thận. Một vài bức tranh và ảnh đẹp có thể sẽ giúp nhân viên tuyển sinh nhớ bạn là ai. Bạn cũng có thể gửi thơ, truyện ngắn hoặc một bài báo nào đó do chính bạn viết.
Gọi điện
Nếu bạn thực sự muốn vào một ngôi trường nào đó, đừng ngại gọi điện cho trường. Hãy trò chuyện với nhân viên phòng tuyển sinh, đặt câu hỏi và trình bày những thắc mắc của bạn, tạo ấn tượng tốt với họ. Rất có thể, họ sẽ là người có tiếng nói quyết định về việc bạn có được nhận hay không.
Theo DNSG
Ngành đông thí sinh chưa hẳn đã khó
Năm 2010 có đến 25% thí sinh tỉnh này dự thi vào ngành quản trị kinh doanh.
Bốn nhóm ngành đang thu hút nhiều thí sinh nhất là: kinh doanh, đào tạo giáo viên, tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, kế toán - kiểm toán. Tuy nhiên, đây không phải là những nhóm ngành có thí sinh đạt điểm cao.
Tuyển sinh 2010, số lượng thí sinh dự thi vào nhóm ngành kinh doanh tiếp tục tăng thêm gần 2% so với tuyển sinh 2009, đưa tổng số thí sinh dự thi nhóm ngành này chiếm 12,4% tổng số thí sinh cả nước.
Những ngành kén thí sinh Những ngành có điểm trung bình của thí sinh đạt điểm trên sàn cao và thu hút nhiều thí sinh giỏi gồm: kinh tế đối ngoại với điểm trung bình của thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên là 18,1 điểm, điểm chuẩn ngành này dao động từ 13-24 điểm; ngành y đa khoa (17,6 điểm; 21-24 điểm), răng - hàm - mặt (18 điểm; 21,5-24 điểm), kế toán - kiểm toán (18,9 điểm; 13-22 điểm), báo chí (16,9 điểm; 14-21 điểm), kinh doanh quốc tế (17,9 điểm; 13-21 điểm)...
Ngành xây dựng tăng cao
Bên cạnh đó, năm vị trí đầu tiên trên "bảng xếp hạng" số lượng thí sinh dự thi năm 2010 cũng có ít nhiều biến động. Trong khi nhóm ngành đào tạo giáo viên tăng thêm khoảng 1% để củng cố vị trí thứ hai với 10,5% tổng số thí sinh, hai nhóm ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm và kế toán - kiểm toán đã đổi chỗ cho nhau. Lý do chủ yếu là vì số lượng thí sinh dự thi vào ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm tăng mạnh hơn so với nhóm ngành còn lại.
Tuy nhiên, tạo được sự chú ý nhiều nhất trong tốp "đầu bảng" có lẽ là nhóm ngành xây dựng. Tuyển sinh 2010, lượng thí sinh dự thi vào nhóm ngành này tăng gần 1,5 lần, chiếm 4,6% tổng số thí sinh dự thi cả nước. Tương tự, nhóm ngành kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật cũng cho thấy dấu hiệu thu hút thí sinh trở lại khi số thí sinh tăng lên hơn 1,5 lần, từ vị trí 21 nhảy lên vị trí 14 trong nhóm những ngành được thí sinh lựa chọn nhiều nhất.
Ngược lại, số lượng thí sinh dự thi vào nhóm ngành ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài đã sụt giảm rất mạnh với tỉ lệ hơn 1/3 so với tuyển sinh 2009. Điều này góp phần lý giải nguyên nhân tuyển sinh 2010, rất nhiều trường ĐH đã phải đóng cửa các ngành ngoại ngữ vì thiếu thí sinh. Nhóm ngành nông nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống cũng là những nhóm ngành có thí sinh dự thi giảm so với tuyển sinh 2009.
Điểm thi nằm tốp giữa
Và dù có thay đổi ít nhiều về số lượng, những ngành có đông thí sinh dự thi thường có điểm trung bình không thật sự cao. Thực tế tuyển sinh cho thấy các ngành quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán, công nghệ thông tin thu hút nhiều thí sinh nhất trong hơn 200 ngành học có tổ chức tuyển sinh. Thế nhưng điểm trung bình của thí sinh các ngành này chỉ từ 10-12 điểm. So sánh với các nhóm ngành khác, điểm trung bình của thí sinh dự thi những ngành được coi là "thời thượng" này chỉ ở tốp giữa.
Vì thế, số thí sinh đạt điểm trên sàn của những nhóm ngành này cũng không nhiều. Các ngành như công nghệ thông tin, kinh doanh, kế toán - kiểm toán hay tài chính - ngân hàng - bảo hiểm chỉ có 29,7-44,2% thí sinh dự thi đạt từ điểm sàn trở lên, nằm trong tốp giữa nếu so sánh với các nhóm ngành khác. Riêng nhóm ngành đào tạo giáo viên dù chiếm đến 10,5% thí sinh dự thi và xếp thứ hai trong những ngành có đông thí sinh dự thi nhất nhưng lại có số thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên xếp gần... chót bảng.
Điểm trung bình của thí sinh
Tỉ lệ thí sinh dự thi theo nhóm ngành
Theo Tuổi trẻ
Không cắt xén chương trình để ôn thi tốt nghiệp THPT (Ảnh minh họa). Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có công văn yêu cầu các đơn vị về việc chuẩn bị kì thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Theo đó, các trường phải thực hiện dạy đúng, dạy đủ chương trình, bám sát yêu cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng, đảm bảo dạy đủ các tiết thực hành. Sở GD-ĐT Hà Nội cũng...