Để chụp ảnh Trái đất cho Google Maps, người ta sử dụng camera gì, gắn ở đâu?
Hình ảnh vệ tinh hiện ra trên Google Maps thực ra không sở hữu và phát triển bởi Google. Chúng là đóng góp của nhiều tổ chức khu vực khác nhau.
Google Earth sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Hình ảnh độ phân giải cao nhất được chụp từ các camera trên không, được gắn trên các máy bay.
Bất ngờ chứ? Nếu bạn vẫn cho rằng Google Earth chỉ lấy hình ảnh từ vệ tinh đứng yên tại một điểm trên quỹ đạo Trái Đất rồi liên tục chụp các hình ảnh hay quay video về khung cảnh bên dưới. Trên thực tế, các vệ tinh địa tĩnh cách mặt đất 35.768km và có độ phân giải khoảng 15 mét. Tức là ảnh nó chụp được sẽ cách mái nhà của bạn khoảng… 3 pixel mà thôi – do đó Google Earth không thể sử dụng những hình ảnh này đâu.
Các vệ tinh quỹ đạo Trái đất tầm thấp bay quanh Trái đất khoảng 15 – 16 lần mỗi ngày, và chúng không đồng bộ với Trái đất. Do đó, các vệ tinh này sẽ không quay trở lại đúng vị trí ban đầu sau nhiều quỹ đạo. Có nghĩa là bạn sẽ có được một bức ảnh của một điểm cụ thể trên mặt đất sau vài ngày. Bạn cũng có thể có được một đoạn video của điểm đó trong vòng 5 phút, khi vệ tinh bay ngang phía trên và nó được chỉ định để chụp ảnh lại điểm đó. Thường thường, những vệ tinh này sẽ được chỉ định bay theo quỹ đạo cùng hướng Mặt trời để luôn chụp được ảnh trong điều kiện ánh sáng đầy đủ.
Kính viễn vọng lớn nhất mà chúng ta có thể đưa lên quỹ đạo có kích cỡ ngang bằng kính Hubble (kính viễn vọng lớn hơn sẽ không lắp vừa lên phương tiện vận chuyển, và các nhà nghiên cứu đang tìm cách phá bỏ giới hạn này). Kích thước độ phân giải của một kính viễn vọng kích cỡ như Hubble là khoảng 0.4 microradian, hay nói dễ hiểu hơn, từ quỹ đạo tầm cao cách mặt đất 400km nhìn thẳng xuống, một vệ tinh như vậy về lý thuyết sẽ có độ phân giải 16 cm.
Giả sử chúng ta đạt được khả năng theo dõi và lia ống kính hoàn hảo một nhằm bù lại chuyển động của Trái đất và chuyển động của vệ tinh trong quá trình phơi sáng, thì với việc vệ tinh di chuyển khoảng 7000 mét mỗi giây, thời gian phơi sáng 1/1000 giây sẽ khiến hình ảnh bị mờ đi 7 mét. Chính vì vậy, để đạt được độ phân giải tốt hơn 7 mét, chúng ta cần sử dụng kỹ thuật quét ngược.
Hình ảnh thu được từ vệ tinh thương mại có độ phân giải cao nhất là 30 cm. Chụp từ một đường xiên sẽ khiến khoảng cách giữa mặt đất và vệ tinh trở nên xa hơn và làm giảm độ phân giải. Có nghĩa là hình ảnh vệ tinh sẽ không thể cao hơn 30 – 45 cm được.
Hình trên là ảnh thực tế từ vệ tinh chụp sân bay Santiago. Toàn bộ hình ảnh này có độ phân giải 1 pixel, chụp từ một vệ tinh địa tĩnh.
Còn đây là hình ảnh Google Maps. Đây không phải là ảnh thực từ vệ tinh, và độ phân giải cao như thế này không thể chụp được từ không gian.
Chất lượng hình ảnh thường không đủ tốt đối với người dùng Google Earth, do đó hình ảnh các khu vực thành thị và các khu vực được nhiều người tìm kiếm sẽ được bổ sung thông qua phương pháp chụp ảnh từ trên không, với các camera gắn trên máy bay, như hình dưới đây:
Camera Landsat đang được cài đặt lên vệ tinh
Video đang HOT
Trước đây người ta chụp ảnh trên không bằng các máy phim lớn sử dụng phim hạt mịn.
Camera trên không Fairchild F-8 với ống kính Schneider Kreuznach Xenar f=4.5 240mm
Ngày nay, chụp ảnh trên không có thể được thực hiện bằng một chiếc camera medium format của Hasselblad.
Camera medium format 100 megapixel của Hasselblad
Những bức ảnh thông thường trên Google Earth có tuổi đời từ 2 – 5 năm. Bạn có thể thấy điều này nếu zoom thẳng vào ngôi nhà của mình – lúc đó, ngôi nhà trước mắt bạn không phải là ngôi nhà bạn đang ở ngay lúc này mà là ngôi nhà từ cách đó vài năm, khi một chiếc máy bay bay ngang qua và chụp lại hình ảnh đó.
Theo GenK
Không cần đi du lịch, Google Earth sẽ giúp bạn khám phá vẻ đẹp muôn màu của trái đất nhìn từ vệ tinh
Google Earth là công cụ cực kỳ thú vị với những ai yêu địa lý và du lịch.
Thật khó tưởng tượng việc di chuyển mà không có Google Maps khi đến một thành phố lạ lẫm. Tuy nhiên, trong khi hầu hết chúng ta sử dụng nó như công cụ tìm đường thì một số người lại dùng tùy chọn "Google Earth" để đi du lịch vòng quanh thế giới.
Will, một nhà địa chất đến từ New Orleans dùng Google Earth như sở thích hàng ngày. Anh dành thời gian để khám phá nhiều khu vực rộng lớn và chụp lại những nơi thú vị nhất.
Hầu hết ảnh của Will là những khu vực tự nhiên nhưng cũng có cả công trình kiến trúc của con người. Bạn đã sẵn sàng khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của trái đất mà chỉ vệ tinh mới trông thấy chưa?
Một ngọn núi lửa với cấu trúc đối xứng trên bán đảo Kamchatka ở Nga
Băng tan ở bến du thuyền gần Milwaukee, Wisconsin (Mỹ)
Đài tưởng niệm USS Arizona, Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) ở Honolulu, Hawaii - nơi an nghỉ của 1102 thủy thủ và thủy quân lục chiến Mỹ
Thủy triều tạo ra hệ thống kênh rạch dưới nước tại biển Wadden, Đan Mạch
Sông băng Alps, Đông Nam Alaska, tràn ra khắp một vùng đồng bằng rộng lớn
Một ngọn núi lửa ở Tanzania. Nó đủ cao để hình hành khu vực nhiệt đới ẩm riêng biệt so với phần còn lại của châu lục
Ảnh trước-sau cho thấy sự khác biệt giữa các đợt thủy triều trên một bãi biển ở Normandy
Một lô cốt nhỏ bé được sử dụng để bảo vệ lối vào Amsterdam
Xà lan chở hàng khuấy động đáy sông Tombigbee, Alabama (Mỹ)
Đồng bằng ven biển với cấu trúc lượn sóng độc đáo ở Brazil
"Mái ngói loang lổ" này thực chất là khu vực nông nghiệp, chuyên canh ngô và lúa mì ở phía tây Texas
Tọa độ hiển thị trong ảnh là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của tàu chiến Tirpitz (Đức). Nó bị quân đội Anh đánh đắm vào ngày 11/12/1944
Một diện tích lớn đất xói mòn với hình thù kỳ lạ tỉnh Punjab, Ấn Độ
Lớp khói mịt mù đến từ một cánh đồng trồng mía ở phía nam Louisiana, Mỹ. Phương pháp "đốt nương" này đang bị chỉ trích vì gây ô nhiễm môi trường, tuy nhiên, nó để lại nhiều vật chất hữu cơ có lợi cho canh tác
Theo B.P
Các hãng công nghệ làm gì trong ngày Cá tháng tư? Nhiều trò đùa đã được các hãng công nghệ thực hiện trong ngày Cá tháng tư (1.4) năm nay, và dưới đây là những trò đùa đáng chú ý. Chơi Snake trong Google Maps Google tiếp tục khởi động mọi thứ bằng một tính năng mới sắp có trên Maps. Bắt đầu từ hôm nay, bạn có thể chơi Snake từ trong Google...