Đế Chế 4 tung trailer, hé lộ gameplay
Age of Empire IV (Đế Chế 4) là dòng game chiến thuật đỉnh cao được Relic Entertainment chính thức công bố trong sự kiện Inside Xbox 2019 năm này, tựa game vốn sống theo năm tháng của các game thủ cho tới tận bây giờ cuối cùng cũng ra mắt phiên bản thứ 4.
Điểm qua một chút về sự phát triển của dòng game Age of Empries
Được phát triển bởi Ensember Studio và phát hành bởi Microsoft vào năm 1997. Game lấy bối cảnh một nền văn minh trải qua bốn thời kỳ ( Tiền sử, đồ đá, đồ đồng và đồ sắt ) và chịu nhiều ảnh hưởng từ dòng game civilization tại thời điểm đó.
Tại thời điểm năm 1997 dòng game RTS đang phát triển với những tựa game lấy bối cảnh khoa học viễn tưởng nên với bối cảnh thời kỳ cổ đại của mình Age of Empires I nhanh chóng được đón nhận. Age of Empires I yêu cầu người chơi phát triển nền văn minh của mình từ thời kỳ tiền sử ( săn bắn, hái lượm, …) đến khi mở rộng thành một quốc gia ở thời kỳ đồ sắt.
Age of Empires I bao gồm cả campaign và phần chơi quan mạng với tối đa 8 người chơi trong một trận đấu. Phần campaign của game không mấy nổi bật khi xoay quanh 4 nền văn minh: Ai Cập, Hy lạp, Babylon và Yamato. Phần chơi qua mạng đã thực sự mang đến thành công cho Age of Empires I khi cho phé tối đa 8 người chơi trong cùng 1 trận đấu với 12 nền văn minh: Hy Lạp, Minos, Ai Cập, Assyria, Sumer, Babylon, Phoenicia, Hittite, Ba Tư, Shang, Choson, Yamato , mỗi nền văn minh lại có 1 đặc trưng riêng về công nghệ , kiến trúc và quân đội.
Age of emprise: The rise of Rome
Sau thành công của bản Age of empries vào năm 1997 Microsoft tiếp tục tung ra một bản mở rộng này vào 31-10-1998 ( vẫn do Ensember Studio phát triển ). Phiên ản Age of Empires này có thêm 4 nền văn minh mới: La Mã, Palmyran, Macedonia và Carthage.
Phiên bản này có thêm các công nghệ mới, bản đồ mới và giao diện game được tinh chỉnh sao cho phù hợp hơn với người chơi. Nhạc nền trong bản này cũng được thay mới so với phiên bản đầu tiên. Phiên bản Age of Empires này đã vô cùng thành công trở thành một trong những tượng đài trong dòng game RTS. Đến nay sau hơn 20 năm kể từ khi ra mắt game vẫn có được một số lượng người chơi đông đảo nhất là ở Việt Nam và Trung Quốc.
Age of empries II: The Age of King
Sau thành công của phiên bản đầu tiên Ensember Studio và Microsoft tiếp tục cho ra mắt phiên bản thứ 2 của dòng game này và lấy bối cảnh qua 4 thời kỳ: Đen tối, Phong kiến, Trung cổ và Phục hưng. Age of Empires II đã rất thành công với 2 triệu bản được bán ra sau 3 tháng phát hành đứng đầu bảng xếp hạng ở 7 quốc gia.
Phiên bản này có rất nhiều cải tiến so với phiên bản đầu tiên với các công nghệ, kiến trúc cũng như binh chủng mới thêm vào đó người chơi có thể sắp xếp quân đội theo nhiều đội hình khác nhau. Age of Empires II bao gồm 13 nền văn minh: Anh, Celt, Frank, Goth, Teuton, Viking, Byzantine, Ba Tư, Saracen, Thổ Nhỹ Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ.
Age of empries II: The Conquerors
Phiên bản mở rộng cảu Age of empries II: Age of King. Bổ sung thêm 5 nền văn minh mới Aztec, Maya, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Hung; 4 campaign; cho phép lính trú trong các công trình; bổ sung thêm công trình mới và 3 chế độ chơi: Defend the Wonder, Wonder Race và King of the Hill. Phiên bản này hiện nay vẫn còn thu hút được một số lượng người chơi nhất định ở các nước châu âu và Hoa Kỳ.
Age of empries III
Ngay sau đó 5 năm được Ensember Studio cho ra mắt. Game lấy bối cảnh thời kỳ xâm chiếm thuộc địa của các đế quốc lớn trên Tân thuộc địa( 1492 -1850) với 5 thời kỳ: Discovery, Colonial, Fortress, Industrial, Imperial. Game ban đầu bao gồm 8 nền văn minh: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nga và Thổ Nhỹ Kỳ sau đó có thêm Iroquois, Aztec, Sioux trong bản mở rộng The War Chiefs ( 17-10-2006) Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ trong bản mở rộng The Asian Dynasties ( 23-10-2007 ).
Phiên bản này có rất nhiều đổi mới phá vỡ nhiều khuôn khổ trong gameplay của các phiên bản trước đó với sự xuất hiện của Home City cho phép người chơi gửi viện trợ đến Town Center ( tương tự như nhà chính ở các phiên bản trước đó ) qua các thẻ bài ( card ). Mỗi người chơi có thể lựa chọn tối đa 25 thẻ bài với, những thẻ bài này chưa tiếp viện về tài nguyên, quân đội và công nghệ.
Mỗi người chơi sẽ xây dựng deck ( bộ thẻ bài ) của riêng mình, trong trận đấu mỗi khi lên cấp Town Center người chơi có thể gửi 1 viện trợ từ Home City. Mỗi khi lên đời trong Age of Empires III người sẽ có thêm những phần thưởng tùy theo cách mà người chơi chọn khi lên đời, một số quốc gia đặc biệt lên cấp bằng cách xây các kỳ quan như Trung Quốc, Nhật Bản…
Lối chơi trong Age of Empires III đa dạng hơn các phiên bản trước rất nhiều với sự xuất hiện của home city và card nhưng cũng chính điều này khiến một số lượng người chơi cảm thấy không thoải mái khi gameplay trở nên phức tạp hơn: các loại binh chủng trở nên nhiều hơn, có các công trình mới, lính đánh thuê, liên minh với nước khác cho thêm các hiệu ứng phụ hay làm cách mạng ở một số nền văn minh ( kiểu chơi khô máu đổi tất cả dân thành quân ) khiến cho Age of Empires III không tạo được sức hút như các phiên bản trước đó.
Đây cũng là phiên bản đánh dấu chấm hết cho Ensember Studio khi công ty này chính thức giải thể vào năm 2009. Năm 2016 Microsoft tung ra bản Remastered của Age of empries II với tên gọi Age of empries: Rise of the Rajas với 4 quốc gia khu vực Đông Nam Á bao gồm Miến Điện, Khơ-me, Đại Việt và Mã Lai. Năm 2018 Age of Empires DE tiếp tục được ra mắt trên microsoft store và là bản remastered của phiên bản Age of Empires I với nâng cấp về đồ họa cũng như là fix bug trong gameplay.
AGE OF EMPIRES IV TUNG TRAILER GIỚI THIỆU
Đã 12 năm kể từ khi Age of Empires III ra mắt năm 2005, những tưởng dòng game huyền thoại này sẽ rơi vào quên lãng khi Microsoft giải tán studio Ensemble Studios – cha đẻ của dòng game Age of Empires vào năm 2009. Thật may mắn khi Age of Empires IV cuối cùng đã trở lại dưới bàn tay nhào nặn của Relic Entertainment – nổi tiếng với dòng game chiến thuật Company of Heroes.
Age of Empires IV sẽ là tựa game đầu tiên mà Relic phát triển cho một nhà phát hành khác ngoài SEGA kể từ khi THQ đóng cửa và Relic được bán lại cho SEGA năm 2013. Có vẻ như Microsoft cũng phải trả một cái giá kha khá cho SEGA để có thể làm được điều này.
Theo những gì chúng ta thấy trong đoạn trailer giới thiệu, cốt truyện Age of Empires IV sẽ không cố định vào một thời kỳ lịch sử hoặc giai đoạn lịch sử nào như các phần trước đây mà sẽ trải dài từ thời kỳ hoang sơ nhất cho đến khoảng cuối thế kỷ 19.
Game sẽ hội tụ đầy đủ các chủng tộc trên thế giới từ xưa đến nay, phần chơi cốt truyện sẽ bao gồm rất nhiều các cuộc chiến hay các giai đoạn lịch sử nổi tiếng như thời kỳ Hy Lạp chống quân Ba Tư xâm lược, Đế Chế Rome, Thập Tự Chinh, Cách mạng 13 thuộc địa Mỹ, chiến tranh da đỏ, Chiến quốc Nhật Bản với Samurai . Rất có thể Việt Nam thời kỳ Đại Việt hoặc Tây Sơn cũng sẽ được đưa vào game chăng? Nếu như vậy thì chẳng phải quá tuyệt vời sao. Quy mô các trận đánh giờ đây sẽ được mở rộng lên tới gấp đôi so với các phiên bản trước đây. Có thể nói đây là dự án lớn nhất của Relic Entertainment phối hợp cùng nhân lực của Microsoft để tập trung phát triển tựa game này.
Hiện chưa có bất kì thông tin nào mới hơn cũng như ngày ra mắt chính thức của phần thứ 4 này, tuy nhiên ngoài phần thứ tư thì Relic cũng mang đến Age of Empires II Remake, phiên bản làm lại sẽ được trải nghiệm sớm trước khi cộng đồng game thủ được chạm tay vào Age of Empires IV. Hứa hẹn sẽ là một bản Remaster HD Edition cho những ai vốn đam mê phần thứ 2 của dòng game này. Nhà sản xuất còn đề cập rằng tựa game cũng sẽ được sử dụng cho các giải thi đấu quốc tế lớn trên thế giới.
Liệu khi Age of Empires IV ra mắt có rơi vào thất bại như Age of Empires III trước đó hay sẽ là một bom tấn của dòng game Age of empries ? 10 năm là quãng thời gian quá lâu cho một phiên bản Age of Empires mới, hy vọng trong năm 2020 sẽ được thấy gameplay và ngày phát hành của Age of Empires IV.
Theo Game4v.com
Sau Death Stranding, Hideo Kojima sẽ bắt tay làm game kinh dị mới
Có thể nói, hầu hết các tựa game của Kojima là sự giao thoa giữa sở thích về game và tình yêu với phim của ông.
Sau một khoảng thời gian vắng bóng, Hideo Kojima đã trở lại với tựa game "giao hàng" đậm chất điện ảnh - "Death Stranding" - và nó được đông đảo người chơi đón nhận và đạt được những thành công ban đầu. Thế nhưng chưa dừng lại ở đó, cha đẻ của Death Stranding đang ấp ủ một siêu phẩm game kinh dị mới hứa hẹn cực kỳ hấp dẫn và ám ảnh.
Vừa qua, Hideo Kojima đã có một buổi phỏng vấn tại sự kiện Liên hoan phim Cologne sau khi có một buổi tọa đàm với nhà làm phim người Đan Mạch. Buổi phỏng vấn tập trung vào cuộc sống thường ngày của Kojima, bao gồm cả những dự án mà ông đang và sẽ thực hiện trong tương lai. Với rất nhiều game thủ, họ đều mong muốn Kojima có thể quay trở lại với những tựa game kinh dị ám ảnh như P.T. và khởi động lại dòng game Silent Hill đã chấm dứt từ lâu. Tuy nhiên, dù có định hướng sẽ trở lại với thể loại kinh dị, hiện tại ông vẫn chỉ tập trung vào Death Stranding và các tựa game đang được thực hiện tại Kojima Productions.
Khi được hỏi về quan điểm của mình với việc phát triển game kinh dị và số phận của Silent Hills, Kojima trả lời: "Tôi mong muốn thực hiện một tựa game kinh dị mới trong tương lại bởi hiện tại bởi tôi có một số ý tưởng mới mẻ có thể thực hiện được, nhưng tôi vẫn chưa rõ khi nào sẽ thực hiện." Với Hideo Kojima, điểm nhấn trong thể loại game kinh dị của ông nằm ở mức độ tương tác mà tựa game sở hữu luôn tốt hơn so với các bộ phim. Thậm chí, ông còn mong muốn gia tăng sự kinh hoàng trong tựa game của mình và đẩy nó đến giới hạn mà người chơi sẽ không thể hoàn thành được game bởi nỗi sợ hãi và ám ảnh tột cùng. Đồng thời, đó cũng sẽ là thử thách cho những game thủ gan da muốn chinh phục đến nỗi sợ hãi lớn nhất trước khi tựa game kết thúc.
Đồng thời, buổi phỏng vấn này cũng xoay quanh Death Stranding và những dự định sắp tới của Kojima khi ông chia sẻ về tương lai của tựa game cũng như những khó khăn khi phát triển nó. Theo các trang tin, hiện vị đạo diễn vẫn chưa có kế hoạch cụ thể cho việc phát triển các bản mở rộng của Death Stranding và việc đi tiếp phụ thuộc vào phản ứng của cộng đồng người chơi. Ngoài ra, Kojima cũng đề cập cụ thể hơn đến cách mà Death Stranding được phát triển và cách tiếp cận của ông như là một quá trình sáng tạo.
Có thể nói, hầu hết các tựa game của Kojima là sự giao thoa giữa sở thích về game và tình yêu với phim của ông. Chúng ta có thể cảm nhận những sự giao thoa này qua độ dài và chất lượng của những đoạn cắt cảnh trong Death Stranding. Nếu Kojima tiếp tục mang "chất điện ảnh" của mình vào sản phẩm kinh dị tiếp theo, nhiều người chơi kì vọng rằng ông sẽ tiếp tục mang đến nhưng thể loại game kinh dị mới giống như cách ông đã làm với P.T. khi nó được phát hành.
Theo Gamek.vn
Lộ diện tạo hình An Dương Vương trong game chiến thuật đình đám thế giới Stronghold: Warlords Nhà phát triển Stronghold: Warlords đã làm hẳn một đoạn giới thiệu về Việt Nam thời cổ đại, giải thích sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ cho game thủ thế giới. Với những fan của thể loại game chiến thuật, Stronghold chắc chắn là cái tên đã trở nên hết sức quen thuộc. Song hành cũng những series đình đám khác...