Đề cao vai trò của bảo hiểm tiền gửi trong tái cơ cấu ngân hàng
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một cấu phần quan trọng trong mạng lưới an toàn tài chính của mỗi quốc gia. Để bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) có thể tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết phải tiếp tục sửa đổi đồng bộ Luật BHTG và các Luật có liên quan.
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Bảo Việt. Ảnh: THANH HÀ
Bảo đảm an toàn hệ thống
Tại Việt Nam, BHTGVN là tổ chức bảo hiểm tiền gửi duy nhất, được hình thành theo Quyết định số 218/1999/Q-TTg ngày 9-11-1999 của Thủ tướng Chính phủ. ến năm 2012, Luật BHTG được Quốc hội ban hành, cho thấy tầm quan trọng cũng như tính đặc thù trong hoạt động của tổ chức này.
Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nguyễn Thị Hiền cho biết, trong giai đoạn hiện nay, khi yêu cầu về tái cơ cấu hệ thống các TCTD theo Quyết định số 1058/Q-TTg ngày 19-7-2017 phê duyệt ề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020″ trở nên bức thiết thì vấn đề nâng cao vai trò của BHTGVN cũng được quan tâm. Theo đó, Luật các TCTD được sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã đặt ra thêm nhiều nhiệm vụ đối với BHTGVN để tổ chức này tham gia tích cực hơn vào quá trình tái cơ cấu các TCTD. Tại Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 986/Q-TTg ngày 8-8-2018 của Thủ tướng Chính phủ) cũng đặt ra nhiệm vụ sửa Luật BHTG trong giai đoạn 2021 – 2025 nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của BHTGVN, tạo điều kiện cho BHTGVN tham gia sâu hơn vào việc tái cơ cấu các TCTD.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, BHTGVN luôn đồng hành với hoạt động của hệ thống các TCTD, ngày càng trở thành công cụ đắc lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc bảo đảm an toàn hệ thống. Theo TS Vũ Văn Long, Phó Tổng Giám đốc BHTGVN, tùy theo mô hình BHTG được quy định cho phép các tổ chức BHTG có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là bảo vệ người gửi tiền và bảo đảm sự phát triển an toàn của hệ thống ngân hàng.
TS Vũ Văn Long cũng cho biết, theo kinh nghiệm quốc tế, đối với TCTD yếu kém, tổ chức BHTG ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình xử lý các TCTD yếu kém, thông qua công cụ như hỗ trợ tài chính, mua bán sáp nhập, ngân hàng bắc cầu,… giúp hạn chế tối đa việc phá sản TCTD tham gia BHTG. “Tuy nhiên, vai trò của BHTGVN trong quá trình xử lý các TCTD yếu kém thật sự còn nhiều hạn chế (tính tới thời điểm trước khi Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD có hiệu lực)”, TS Vũ Văn Long thẳng thắn nhìn nhận.
Video đang HOT
ồng bộ cơ sở pháp lý
Kinh nghiệm thực tiễn tại một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,… cho thấy, tổ chức BHTG chỉ thật sự phát huy hiệu quả trong việc tái cơ cấu và giữ ổn định hệ thống ngân hàng khi được trao quyền hạn đối với các tổ chức tham gia BHTG và có một cơ chế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan giám sát ngân hàng khác. Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý cần đồng bộ, đầy đủ, chi tiết về các trường hợp xử lý, thẩm quyền quyết định và các biện pháp tương ứng để thực hiện tái cơ cấu TCTD. Do vậy, để tái cơ cấu hiệu quả, nhóm nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ với chủ đề “Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém tại Việt Nam” cũng nêu rõ: cần xây dựng một khung tổng thể gồm đầy đủ các trường hợp có thể xảy ra và các biện pháp ứng phó cần thiết nhằm bảo đảm duy trì các hoạt động dịch vụ tài chính và thanh toán thiết yếu đối với hệ thống và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.
Theo Giám đốc Trung tâm Tư vấn, đào tạo chuyển giao khoa học và công nghệ ngân hàng (Viện Chiến lược Ngân hàng) Nguyễn Thị Thanh Hằng, việc xử lý các TCTD có vấn đề sẽ được chia theo những mức độ khác nhau. Thí dụ, đối với những tổ chức ít có ảnh hưởng thì có thể cho phá sản, BHTG có thể tự xử lý. ối với những tổ chức có tầm quan trọng trong hệ thống, Thủ tướng Chính phủ hoặc nhiều cơ quan nhà nước cùng phối hợp xử lý và cần có cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan này.
Ngoài ra, việc tái cơ cấu TCTD phải theo nguyên tắc nhất định, đó là nguyên tắc chi phí tối thiểu. Theo đó, các phương án xử lý TCTD đưa ra đều phải cân nhắc mức chi phí, hay cách hỗ trợ nào sẽ có chi phí thấp nhất. “Nhưng nguyên tắc này cũng chỉ áp dụng đối với trường hợp thông thường. Còn đối với trường hợp đặc biệt xét có nguy cơ ảnh hưởng tới hệ thống thì có thể có những biện pháp đặc biệt hơn” – đại diện Viện Chiến lược Ngân hàng nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, để hoàn thiện chính sách BHTG, góp phần tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD tại Việt Nam, một số gợi ý về định hướng chính sách trong thời gian tới cũng được nêu ra như xác định mạng an toàn tài chính quốc gia. Trong đó, quy định rõ cơ chế phối hợp, chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong việc tái cơ cấu TCTD nói riêng cũng như bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng; sửa đổi đồng bộ Luật BHTG và các luật có liên quan, ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện để BHTGVN có thể tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu TCTD yếu kém;…
VIỆT PHONG
Theo nhandan.com
Những ngân hàng nào đã giảm lãi suất kể từ sau Tết đến nay?
Đúng như kỳ vọng, mặt bằng lãi suất đã có dấu hiệu giảm nhẹ sau Tết Nguyên đán, không chỉ trên thị trường liên ngân hàng, mà đã bắt đầu có một số ngân hàng chủ động điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi trên thị trường dân cư. Đâu là động lực dẫn dắt xu thế này?
INhững ngân hàng giảm đầu tiên sau Tết
Khung lãi suất tiền gửi của ngân hàng Bắc Á có hiệu lực từ ngày 25/2 đã ghi nhận sự điều chỉnh giảm đều 0,1% đối với các kỳ hạn từ 9 tháng trở lên. Cụ thể, lãi suất huy động vốn kỳ hạn 9 - 11 tháng giảm từ 7,9% xuống 7,8%; kỳ hạn 12 tháng giảm từ 8,1% xuống 8%. Các kỳ hạn dài như 13 tháng, 15, 18, 24 và 36 tháng cũng đều giảm từ 8,2% xuống 8,1%, sau lần điều chỉnh tăng mạnh 0,5% vào nửa cuối tháng 1. Như vậy, sau lần điều chỉnh tăng liên tiếp trong suốt thời gian qua, đây là lần điều chỉnh giảm trở lại đầu tiên của ngân hàng này.
Một ngân hàng khác cũng vừa điều chỉnh giảm đều 0,2% lãi suất huy động vốn từ ngày 27/2, tập trung tại các kỳ hạn 6 tháng trở lên là ngân hàng GPBank. Cụ thể, tiền gửi kỳ hạn 6 tháng giảm từ 7,1% xuống 6,9%; kỳ hạn 7-8 tháng giảm từ 7,15% xuống 6,95%; kỳ hạn 9 tháng giảm xuống 7%. Các kỳ hạn dài hơn như 12 tháng giảm xuống 7,1%; 13 tháng giảm xuống 7,2%; kỳ hạn 15, 18 và 24 tháng cũng giảm từ 7,3% xuống 7,1%. Riêng kỳ hạn 36 tháng chỉ giảm 0,1% xuống 7,1%.
Trước đó khung lãi suất của ngân hàng MSB có hiệu lực từ 21/2 lại chứng kiến những diễn biến trái chiều. Cụ thể trong khi tiền gửi kỳ hạn 7-8 tháng giảm 0,1% xuống 6,8%, thì tiền gửi kỳ hạn 1,2 và 3 tháng tăng đều 0,1% lên lần lượt 5,1%, 5,2% và 5,3%. Tiền gửi kỳ hạn 9 tháng, 12 tháng và 13 tháng cũng tăng đều thêm 0,1% lên tương ứng 6,9%, 7,0% và 7,1%. Đáng chú ý là các kỳ hạn dài hơn chứng kiến mức tăng dài hơn, như lãi suất tiền gửi 15 tháng tăng 0,15% lên 7,2%; 18 tháng tăng 0,3% lên 7,4%; kỳ hạn 24 và 36 tháng đều tăng mạnh 0,7% lên 7,5%.
MSB có động thái điều chỉnh lãi suất trái chiều ở các kỳ hạn
Thấy gì qua diễn biến trên?
Thứ nhất việc một số ngân hàng đầu tiên chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho thấy dòng tiền gửi từ dân cư đã quay trở lại hệ thống ngân hàng đúng như dự báo. Thực tế cho thấy lượng tiền thanh toán lẫn tiết kiệm tại nhiều ngân hàng đã tăng vọt ngay từ những ngày cận Tết cho đến giai đoạn đi làm lại sau thời gian nghỉ Tết.
Ngoài ra, lượng thanh khoản của hệ thống cũng dồi dào trở lại giúp tác động tích cực lên mặt bằng lãi suất, khi NHNN thời gian qua cung ứng một lượng lớn tiền đồng thông qua kênh mua ngoại tệ và thị trường mở để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng. Bằng chứng là lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng hạ nhiệt nhanh kể từ sau khi nghỉ Tết.
Ngược lại, nhu cầu vay vốn sau Tết Nguyên đán thường rất thấp, do tâm lý e ngại cũng như yếu tố mùa vụ. Thời điểm đầu năm các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm thường khá trì trệ, nên các ngân hàng cũng không có nhu cầu huy động vốn mạnh để tài trợ cho hoạt động tín dụng.
Thứ hai là các ngân hàng trên chủ yếu điều chỉnh lãi suất tiền gửi từ 6 tháng trở lên. Nguyên nhân là do các kỳ hạn từ 6 tháng không chịu quy định về trần lãi suất, do đó nhiều ngân hàng trước đây đã điều chỉnh tăng mạnh khá cao so với các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, nhằm cạnh tranh thu hút huy động vốn. Nay trong bối cảnh thanh khoản ổn định trở lại, nên các ngân hàng chủ động giảm lãi suất ở các kỳ hạn này.
Thứ ba là với trường hợp của MSB tiếp tục điều chỉnh tăng mạnh các kỳ hạn dài, cho thấy nhu cầu huy động vốn trung dài hạn liên tiếp hiện vẫn rất cao, khi mà tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn cho vay trung dài hạn đã chính thức giảm từ 45% về 40% kể từ đầu năm nay. Nếu như một số ngân hàng khác trước đó đã tăng được vốn điều lệ hoặc chủ động phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và tăng đáng kể lượng vốn trung dài hạn, thì những ngân hàng còn lại nếu không thể sử dụng các giải pháp trên buộc phải đẩy mạnh lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dài.
Đáng lưu ý là nhà điều hành cũng đang chuẩn bị có một số chính sách để hỗ trợ nhóm ngân hàng yếu kém và nhóm ngân hàng hỗ trợ, mà dự thảo về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, theo đó có thể áp dụng tỷ lệ 0% cho các ngân hàng yếu kém và giả cho nhóm ngân hàng hỗ trợ cũng được kỳ vọng sẽ giảm áp lực lên lãi suất.
Như GPBank hiện nằm trong nhóm có thể áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0%, nếu dự thảo này sớm được thông qua và đi vào hiệu lực, thì GPBank sẽ giải phóng được một lượng vốn đang nằm tại NHNN dưới dạng dự trữ bắt buộc, từ đó giúp gia tăng nguồn vốn kinh doanh và tác động tích cực lên lãi suất của ngân hàng này.
Theo thegioitiepthi.vn
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất ngân hàng liệu có giảm? Tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của TCTD bị kiểm soát đặc biệt có thể sẽ được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại tiền gửi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. Đây là một trong những...