Đê biển Tây Cà Mau xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng
Từ năm 2007 đến nay, toàn tuyến bờ biển Cà Mau có khoảng 150km bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng, mỗi năm sạt lở từ 20-50m và mất đi khoảng 450ha đất và rừng phòng hộ.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau , do ảnh hưởng của cơn bão số 2 vừa qua, khiến khu vực đê biển Tây xuất hiện thêm 3 điểm sạt lở nghiêm trọng thuộc huyện Trần Văn Thời và U Minh, với tổng chiều dài khoảng 1.700m.
Cụ thể, ba điểm sạt lở mới, gồm đoạn T25-T29, dài 1.000m; đoạn T29- Khánh Hội, dài 500m và đoạn bờ Bắc vàm Lung Ranh khoảng 200m. Phía bên ngoài ba đoạn này không có kè kiên cố nên sóng đã đánh mạnh vào thân đê, một số vạt rừng trên đoạn đê có cây đã bật gốc.
Nhiều ngày qua, sóng to đã uy hiếp, áp sát gần chân đê, nguy cơ vỡ các đoạn đê đang bị sạt lở này ngày càng nghiêm trọng nếu không có giải pháp bảo vệ kịp thời.
Video đang HOT
Trước tình hình này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chỉ đạo Chi cục Thủy lợi bố trí lực lượng đê điều thường xuyên túc trực tại hai đoạn T25-T29 và đoạn T29-Khánh Hội, để kịp thời nắm tình hình và báo cáo về cấp trên.
Đồng thời, tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Ủy ban Nhân dân tỉnh xin hộ đê khẩn cấp trước mùa mưa bão năm nay. Trong khi chờ xây dựng kè kiên cố, trước mắt đoạn bờ Bắc vàm Lung Ranh cần gia cố thêm đá bên ngoài, để hạn chế sóng biển đánh vào bờ.
Hiện tại, trên tuyến đê biển Tây (đoạn nằm trên địa bàn huyện U Minh và Trần Văn Thời) đang triển khai nhiều gói thầu thi công như kè hộ đê, thi công các khu dân cư, gia cố, bảo trì các đoạn đê thi công còn dang dở. Tuy nhiên, do vật tư đang có giá khá cao, nhân công khan hiếm, một số gói thầu còn vướng giải phóng mặt bằng nên tiến độ thi công còn chậm.
Trong buổi kiểm tra tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản trên tuyến đê biển Tây vừa qua, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lê Thanh Triều chỉ đạo các nhà thầu, đơn vị thi công khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu, nhất là các khu vực kè kiên cố để đưa vào sử dụng trong mùa mưa bão năm nay.
Riêng tại các khu tái định cư, khu vực nào làm hoàn chỉnh cần khẩn trương đưa dân vào ở. Những khu vực đã giải phóng được mặt bằng thì đẩy nhanh tiến độ thi công. Khu vực nào còn vướng công tác giải phóng mặt bằng thì phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân nhận đền bù, để giao mặt bằng cho đơn vị thi công đúng tiến độ.
Chi cục Thủy lợi và Chi cục Kiểm lâm tỉnh cử lực lượng thường xuyên kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo vệ tuyến đê được an toàn, tránh trường hợp để người dân tái lấn chiếm.
Cà Mau có đặc thù với 3 mặt giáp biển, chiều dài bờ biển khoảng 254km. Trong những năm qua, do thiên tai và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp đã khiến cho tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là vào mùa mưa bão.
Chỉ tính riêng từ năm 2007 đến nay, toàn tuyến bờ biển Cà Mau có khoảng 150km bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng, mỗi năm sạt lở từ 20-50m và mất đi khoảng 450ha đất và rừng phòng hộ.
Xuất hiện nhiều điểm sạt lở dọc đê biển Cà Mau
Chiều 16/6, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, do ảnh hưởng của bão số 01 và số 02 khiến khu vực đê biển Tây xuất hiện thêm 03 điểm sạt lở nghiêm trọng.
Cụ thể, tại các đoạn T25 - T29 (1.000 mét), đoạn T29 - Khánh Hội (500 mét) và đoạn bờ Bắc Vàm Lung Ranh (khoảng 200 mét); Tổng chiều dài khoảng 1.700 mét nằm dọc đê biển Tây, thuộc huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh (tỉnh Cà Mau).
Theo đó, tại các vị trí sạt lở, bên ngoài không có kè kiên cố nên sóng dữ đã đánh mạnh vào thân đê, khiến một số vạt rừng bị bật gốc, có khả năng ảnh hưởng đến chân đê nếu không kịp thời gia cố. Do vậy, tỉnh Cà Mau cần chủ động nghiên cứu các mô hình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển nhằm đảm bảo và bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng.
Vị trí sạt lở dọc tuyến đê biển Tây Cà Mau.
Qua khảo sát, các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, từ năm 2007 đến nay, toàn tuyến bờ biển Cà Mau có khoảng 150 km bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng, mỗi năm sạt lở từ 20-50 mét và mất đi khoảng 450 ha đất và rừng phòng hộ mỗi năm.
Sau khi kiểm tra, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Lê Thanh Triều đã chỉ đạo Chi cục Thủy lợi bố trí lực lượng đê điều thường xuyên túc trực tại 2 đoạn T25-T29 và đoạn T25 - Khánh Hội để kịp thời nắm tình hình và báo cáo về cấp trên. Đồng thời, tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất UBND tỉnh Cà Mau xin hộ đê khẩn cấp trước mùa mưa bão năm nay.
Cùng với đó, đoạn bờ Bắc Vàm Lung Ranh, trước mắt sẽ gia cố thêm đá bên ngoài để hạn chế sóng biển đánh vào bờ, chờ xây dựng kè kiên cố trong thời gian tới.
Sạt lở nghiêm trọng tại các địa phương ven sông Hậu Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Sóc Trăng nói riêng bắt đầu bước vào đầu mùa mưa. Tình trạng sạt lở bờ sông, đê sông, đê cồn tại các địa phương ven sông Hậu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang xảy ra nghiêm trọng, với tần suất ngày càng nhiều hơn, gây thiệt hại nặng nề. Một khu...