Để bạn tự tin thuyết trình hiệu quả
Một trong số những kĩ năng để teen tiếp thu được bài học một cách hiệu quả đó là thuyết trình. Thông qua các bài thuyết trình, teen sẽ tự rèn luyện cho mình nhiều kĩ năng nói trước đám đông, sự tự tin, có cơ hội sáng tạo nhiều hơn… Đó là những gì mà các bài thuyết trình đem lại.
Thế nhưng để có được một bài thuyết trình tâm huyết và thành công thì phải làm sao nhỉ?
Một bài thuyết trình bao giờ cũng gồm 2 giai đoạn là: chuẩn bị và trình bày.
Giai đoạn chuẩn bị
Đây là giai đoạn cơ bản và quan trọng để teen có thể tự do tìm tòi những ý tưởng mới lạ, teen sẽ có nhiều thời gian để đầu tư vào bài thuyết trình của mình hơn. Chuẩn bị bài thuyết trình thật tốt nghĩa là teen đã thành công được 50% rồi.
Việc đầu tiên là teen phải tìm cho mình một đề tài thật ấn tượng, gần gũi với đời sống hằng ngày, nó phản ánh đúng thực tế, có như thế thì teen mới dễ dàng tìm thấy cho mình niềm đam mê và nhiều dẫn chứng cụ thể. Từ khâu đề tài, teen sẽ phát triển chúng thành các ý tưởng, sau đó lập thành một dàn ý bao quát.
Muốn cho bài thuyết trình của mình được khoa học và logic thì teen phải triển khai chúng theo một trật tự nhất định gồm 3 cấu trúc: mở bài, thân bài, kết bài. Mỗi phần teen phải canh lề cho rõ ràng, nhìn vào bài viết thầy cô sẽ biết teen có đầu tư trong khâu trình bày hay không?
Video đang HOT
Vì là thuyết trình nên teen không nên học thuộc lòng mà hãy vạch ra các ý chính vào một tờ giấy, những ý nào cần nói thì teen phải khai thác triệt để. Làm như thế teen sẽ dễ dàng nắm được nội dung của toàn bài thuyết trình dài, hiểu được bài của mình rồi thì teen chỉ cần dựa vào các ý chính mà triển khai ra câu cú thích hợp.
Trước khi lên bảng trình bày bài thuyết trình của mình thì teen phải tập dợt qua vài lần cho suôn sẻ, nên tập thường xuyên để quen dần.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Giai đoạn trình bày
Hoàn thành được câu này thì teen đã có thêm 50% cơ hội thành công rồi.
Cái quan trọng trong phần này chính là phong thái tự nhiên của teen, đừng quá căng thẳng vì như thế teen sẽ dễ quên ngay các ý chính mà mình cần nói, hít thở thật sâu và coi như là mình đang nói chuyện với các bạn bình thường, đừng tự tạo áp lực cho mình. Hãy làm hết khả năng, vận dụng các kĩ năng đã học vào bài thuyết trình cho hiệu quả. Teen không nên đọc ro ro ý như học thuộc bài, thỉnh thoảng hãy nhìn vào tài liệu.
Hãy tỏ ra mình rất say mê, rất tâm huyết vào đề tài này, nó biểu hiện qua cử chỉ, lời nói dáng bộ của mình, hãy dùng thước hoặc tay nhấn mạnh cái quan trọng mình cần nói. Hãy tỏ ra thật tự nhiên, có thể đi qua đi lại, lâu lâu nhìn vào ánh mắt của khán giả để thăm dò phản ứng của họ như thế nào.
Ngoài ra, trong một nhóm thì teen nên cử người nào có giọng đọc to, rõ ràng phát âm chuẩn, một người tự tin mạnh dạn trước chỗ đông người. Bên cạnh đó thì để bài thuyết trình của mình thêm sinh động, bạn nên có thêm một số công cụ hỗ trợ cho mình như powerpoint, tranh ảnh, đồ thị, video…
Kết hợp thật tốt 2 khâu thì teen sẽ có được một bài thuyết trình hoàn hảo. Chúc bạn thành công!
Theo PLXH
Bí quyết để học Sử Địa thật đơn giản
Với mình hai môn Sử Địa tựa như hai gánh nặng. Nhưng với nỗ lực không biết mệt mỏi, cuối cùng, mình cũng đã tìm ra giải pháp.
Thứ nhất, không coi nó là một áp lực mà coi đó là niềm vui đề thỏa mãn nhu cầu khám phá kho tri thưc rộng lớn trong mỗi chúng ta. Một khi ta tìm được niềm vui trong đó, chẳng có gì là không thể.
Thứ hai, dành cho những người không đủ khả năng để học thuộc lòng toàn bộ những gì ghi trong sách giáo khoa. Đừng bận tâm tới điều đó vì hầu hết chúng ta đều như thế và mình cũng chẳng nằm ngoại lệ. Hãy dừng một tờ giấy A4 hoặc có thể to hơn thế, vẽ một trục thời gian và điền các sự kiện lên đó với môn lịch sử, và sử dụng sơ đồ cây với môn địa lí, dung những màu sắc bạn thích, hay chính xác hơn là lôi cuốn được sự tập trung của bạn và tạo ra trong bạn sự thích thú để điền thông tin vào những so đồ đó.
Nhớ là chỉ ghi vắn tắt. Đừng biến nó thành bản sao của SGK hay những tài liệu tham khảo. Mỗi lần ghi là một lần giúp bạn nhớ được kiến thức một cách dễ dàng.
Thứ ba, tập trung tối đa trên lớp, mặc dù điều này có vẻ như chỉ là lí thuyết suông bởi như vậy bạn sẽ tiết kiệm được phần lớn thời gian phải học bài ở nhà bởi bạn đã nhớ nó từ ngay trên lớp rồi.
Thứ tư, bạn không nhất thiết phải ghi theo tất cả những gì giáo viên đọc, cứ ghi theo cách bạn hiểu và bạn có thế tiếp thu dễ dàng nhất vì bạn là người học chứ đâu phải giáo viên của bạn.
Thứ năm, bạn nên dung những mẩu giấy nhỏ nhiều mầu ghi lại những gì bạn hứng thú mà bạn mới đọc được ở đâu đó có ý nghĩa với bài học. Những sự đào sâu suy nghĩ luôn được đánh giá cao đó bạn.
Thứ sáu, với riêng môn địa lí, nhất thiết bạn phải nắm được các quy luật vẽ biểu đồ, cái gì thì dùng biểu đồ đường, biểu đồ tròn, như thế nào thì dùng biểu đồ miền, cột chồng... và điều quan trọng nhất là nắm được cách đọc Atlat sao cho hiệu quả nhất.
Chúc các bạn thành công!
The Mực tím
"Bí kíp" dễ dàng vượt qua kiểm tra bài đầu năm Khi thầy cô dò bài cũ, lúc này teen mới bắt đầu cuống cuồng lên học bài, soạn bài, làm bài tập, học bài cũ... Hậu quả của những tháng hè Sau những tháng hè vui chơi xả stress, nhiều teen vẫn còn mang âm hưởng của hè vào cả lớp học. Những ngày đầu năm học, teen nào cũng vui vẻ, hớn...