Để bạn không bị… trừ điểm
Như một phản xạ tự nhiên, bạn sẽ ngay lập tức mượn bài kiểm tra của bạn ấy và… đọ. Bạn cứ thắc mắc, tại sao bài làm của bạn cũng có đầy đủ các ý như bài của cậu ấy (nếu không muốn nói là giống)? Thế là bạn quy ngay cho thầy cô… thiên vị! Và con rắn nhỏ nhen len vào tim bạn. Đây là một sai lầm rất lớn đấy.
Trước những thắc mắc bạn hãy hỏi để được giải đáp chứ. Và còn một điều nữa, bạn hãy xét xem, bài làm của bạn có vi phạm vào một trong những chú ý sau không nhá. Nếu không, lúc đấy hãy mang bài lên hỏi cô bởi thầy cô đâu chỉ chấm có mỗi bài kiểm tra của hai bạn, sai sót là không thể tránh khỏi mà.
Chữ viết
Chữ viết quan trọng lắm bạn ạ. Bạn còn nhớ câu chuyện của Trương Hán Siêu chứ? Ông ấy học rộng, tài cao, nhưng chỉ có mỗi một điều là chữ xấu quá. Thế nên khi viết đơn kiện cho giùm cho người khác, gửi lên quan, quan không đọc nổi chữ ông nên đơn kiện không có hiệu lực cho dù lời lẽ của ông rất sắc bén, có sức thuyết phục.
Khi làm bài kiểm tra cũng vậy, nếu bạn viết chữ gà bới quá, không cẩn thận, thầy cô có thể sẽ không thể nhận ra bạn viết gì hoặc hiểu lầm ý của bạn do không “dịch” nổi (đôi khi là “dịch” nhầm, đặc biệt là những bạn có thói quen viết tắt vô tội vạ). Thế nên bạn dễ dàng bị trừ điểm lắm đấy!
Trình bày
Trong khi bạn ấy lập bảng so sánh thì bạn lại đi diễn xuôi. Cách trình bày của bạn không khoa học, khiến cho người đọc khó hiểu. Bạn có thấy bài kiểm tra của mình nhem nhuốc những vết gạch xóa, trong khi bài kiểm tra của bạn ấy rất sạch sẽ, không một vết mực lem. Nếu như có bị trừ điểm về điều này thì đừng có thắc mắc đấy nhá. Trừ là đúng rồi còn gì!
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Logic
Bạn hãy xem lại xem bài làm của bạn có lộn xộn quá không? Khi mà bạn ấy trình bày theo các ý có trước có sau, ý sau liên kết với ý trước, tạo nên một chỉnh thể thống nhất, rất logic. Còn bạn thì nhớ ra ý nào ghi luôn ý đó, có khi viết dòng chữ nhỏ xíu bổ sung ý do bất chợt nghĩ ra. Điều đó chứng tỏ bạn ấy học hành cẩn thận, kĩ càng hơn bạn nên nếu có kém bạn ấy một điểm thì cũng đừng tính toán quá nha!
Chính tả
Hãy xem bài làm của bạn có bị cô gạch chân mấy chữ viết sai chính tả không? (Nếu là môn văn bạn sẽ bị trừ nhiều đấy). Câu cú của bạn đã gọn gàng, dễ hiểu, cách diễn đạt đã đủ ý, trong sáng và rõ ràng chưa? Rồi cách dùng từ của bạn đã chính xác, chuẩn theo ngôn ngữ chuyên môn chưa? Nếu chưa thì đừng mặt bí xị vì kém điểm bạn ấy nữa nhá!
Giấy kiểm tra
Bạn quên tập giấy kiểm tra ở nhà, cô lại kiểm tra đột xuất, thế là vội vàng xoẹt xoẹt tờ giấy đôi giữa vở. Tại cuống nên bạn bỏ qua tờ giấy kiểm tra nham nhở, rách mép. Chắc chắn cô sẽ trừ điểm bạn vì tội không chuẩn bị giấy kiểm tra, thiếu tính cẩn thận. Mà thế còn là thiếu tôn trọng đấy nhá (Nói thật, cô trừ một điểm còn là ít đấy! Tớ từng bị trừ 2 điểm liền bài kiểm tra 1 tiết về tội này đấy. Chừa đến già luôn, từ sau lúc nào trong cặp cũng sẵn sàng một tập kiểm tra đẹp đẽ).
Bạn thấy không, còn rất nhiều điểm mà nếu bạn không chú ý thì rất có thể sẽ bị trừ điểm đáng tiếc. Khi làm bài kiểm tra, ngoài kiến thức phải chắn chắn, bạn phải rất cẩn thận. Đừng vì những lỗi nhỏ, không đáng có mà đánh mất đi những điểm số quí giá, đôi khi là rất quan trọng đấy. Mong cho những ai sắp bước vào hai kì thi tốt nghiệp và đại học sẽ không mắc vào mấy lỗi trên, hãy bình tĩnh, tự tin, cẩn thận làm bài tốt nhất, đạt điểm tối đa và không bị trừ bất cứ điểm nào đáng tiếc!
Theo kênh 14
Teen 12 hãy F5 cách học của mình nào!
Bây giờ teen đã có thể thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng đã nộp hồ sơ. Tuy nhiên mọi việc chỉ mới bắt đầu, 2 ngưỡng cửa cần teen vượt qua vẫn đang còn ở phía trước. Chính vì thế nếu teen nào đang có những hướng đi hoặc những sai lầm trong cách học thì hãy nhanh chóng F5 lại nhá!
Chăm "cày" môn thi Đại học
Nhiều teen có suy nghĩ rằng chỉ cần học những môn thi Đại học là chính, những môn còn lại chỉ cần 2, 3 điểm thì cũng đủ đậu Tốt nghiệp. Nhiều bạn quá chủ quan chỉ lo học Toán, Lý Hóa mà bỏ bê Văn, Sử, Địa, cho rằng những môn chính mình thi sẽ bù điểm qua mấy môn xã hội. Thế là suốt ngày teen cắm đầu vào học các môn tự nhiên trong khi môn xã hội thì chẳng ngó ngàng tới.
Với tâm lý đậu Đại học là ưu tiên hàng đầu nên rất nhiều teen coi thường môn xã hội. Theo kinh nghiệm của mấy anh chị anh trước thì có rất nhiều teen có khả năng đậu Đại học rất cao nhưng Tốt nghiệp thì lại lao đao. Đây là một điều rất đáng buồn cho nhiều teen.
M. Lan (teen 12, THPT Trần Phú ) chia sẻ: "Từ đầu năm đến giờ tớ cày mấy môn tự nhiên như điên ấy, trong phòng lúc nào cũng toàn là công thức Toán, Lý, Hóa." Hỏi lý do tại sao bạn lại không học Sử, Địa thì bạn trả lời rất là đơn giản: "Tớ tính rồi, 2 môn Toán, Hóa mỗi môn 10đ, chẳng lẽ sức học tớ như thế này mà 4 môn còn lại cộng lại không trên 10đ. Nếu bây giờ không chăm mấy môn chính thì e rằng không kịp, mấy môn kia chỉ cần hiểu thôi."
Những teen có sức học trội về môn tự nhiên thường hay có những suy nghĩ giống như M. Lan. Nhiều bạn cứ nghĩ rằng, môn Địa có Atlat ít gì vào đó cũng chế được 5đ, Văn thì hiều sao nói vậy khỏi cần học, môn Anh cũng như thế, biết thì làm không biết thì lô tô, Sử thì vào đó hỏi bài cũng được. Thực tế cho thấy có rất nhiều teen rớt TN vì quá chủ quan. Nhiều anh chị thì TN Sử vào mấy năm trước cho biết có rất nhiều teen dù đủ điểm đậu TN nhưng bị liệt môn Sử. Đừng để lịch sử lại tái diễn một lần nữa teen nha.
Ảo tưởng về chính mình
Đây có lẽ là "căn bệnh" cực kì nguy hiểm đối với nhiều teen. Sức học thì hạn chế nhưng luôn nghĩ mình học giỏi và chắc chắn sẽ đậu TN. Thay vì chăm chỉ học bài thì nhiều teen cứ nghĩ rằng "mấy bài này thì cần gì phải học, đọc sơ qua cũng thuộc rồi ". Cứ như thế teen luôn có những suy nghĩ, ảo tưởng về năng lực của mình. Học thì không được tốt nhưng cứ luôn mơ mộng rằng mình sẽ đạt điểm cao.
Chỉ còn vài ngày nữa là tới kì thi HK2 và thi TN nhưng cho đến bây giờ vẫn còn rất nhiều teen nhởn nhơ, vô tư. Dường như teen chưa chú ý được tầm quan trọng và mức độ nguy hiểm của kì thi TN năm nay. Ngay khi công bố những môn thi TN, nhiều bạn lo lắng, hoang mang nhưng cũng có rất nhiều bạn lại vô tư trước kì thi này. Năm này rất có thể là năm cuối teen 12 phải thi hai kì thi nên teen phải chú ý mình đã học tập đúng chưa? 12 năm học chỉ còn chờ đợi vào những giây phút cuối này. Teen hãy có cái nhìn sáng suốt và đúng đắn hơn về việc học của mình.
Chủ quan về thời gian
Giật mình nhìn lên lịch nhiều teen hốt hoảng: "nhanh thế", thế là 3 năm học đã gần kết thúc, thế là kì thi đã đến, mình đã học được những gì khi chỉ còn vài tháng nữa là thi rồi. Nhiều teen nghĩ rằng, hết học kì một rồi học cũng chưa muộn, vèo một cái là đến tết, chưa hưởng xong cái không khí mùa xuân thì vèo một cái đến lễ 29/3, 30/4, 1.5 teen tha hồ được nghỉ, teen cứ nghĩ rằng hết tết sẽ học, rồi tết xong lại nghĩ đến tháng 4 thì học cho vừa. Bây giờ, đã gần hết tháng 4 rồi nhiều bạn hốt hoảng và hối hận: "Giá như mình đừng bỏ phí thời gian thì tốt quá, giá như đừng chơi thì sẽ không đến nước chân mới nhãy như thế này."
Thời gian như thoi đưa vậy đó, chỉ cần chủ quan một chút là teen sẽ bỏ phí , bây giờ có hối hận cũng không kịp vì thời gian đã qua rồi thì làm sao lấy lại được? Nếu teen nào tỉnh táo nhận ra mình đang bỏ phí thời gian thì hãy nhanh chóng thiết lập một thời gian biểu hợp lý cho các môn học, vẫn còn một tháng để teen chuẩn bị kiến thức cho kì thi TN. Trước tiên, teen đừng nghĩ ngợi đến kì thi ĐH làm gì cho xa xôi, hãy chuẩn bị cho kì thi TN trước mắt.
Kì thi sắp đến rồi teen hãy nhanh chóng F5 lại việc học, nhanh chóng nhận ra những sai lầm của mình và khắc phục để thi thật tốt nào!
Theo kênh 14
Giảm căng thằng khi thi Cuộc sống của học sinh luôn luẩn quẩn với đủ loại kiểm tra. Áp lực đạt điểm cao làm tăng nỗi lo và như là một thứ phá hủy thần kinh. Căng thẳng tốt và xấu Một vài căng thẳng trước kỳ thi có thể thật sự hữu dụng. Cũng giống như căng thẳng của công việc có thể đầy công việc của...