Đề bài viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020: Cơ hội viết về thời đại công nghệ
Với đề bài viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020, dự báo sẽ có không ít bức thư hay về thế giới và góc nhìn trong thời đại của Internet, của xu hướng thông minh hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đề bài viết thư UPU lần thứ 49 2020 được công bố
Mới đây ban tổ chức cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 đã công bố chủ đề cuộc thi năm nay, đó là: “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống” (Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in).
Năm nay cuộc thi viết thư UPU đã bước vào mùa thứ 49. Đây là cuộc thi góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em thiếu niên và tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ.
Đồng thời cuộc thi cũng giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành bưu chính trong đời sống xã hội. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) đều tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em dưới 15 tuổi.
Tại Việt Nam, các đơn vị tổ chức cuộc thi viết thư UPU năm 2020 bao gồm: Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong.
Với đề bài năm nay, dự báo sẽ có không ít bức thư hay về thế giới và góc nhìn trong thời đại của Internet, của xu hướng thông minh hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Với đề bài viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020, dự báo sẽ có không ít bức thư hay về thế giới và góc nhìn trong thời đại của Internet, của xu hướng thông minh hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (ảnh minh họa).
Thể lệ cuộc thi viết thư UPU 2020
Theo ban tổ chức, cuộc thi viết thư UPU dành cho tất cả học sinh Việt Nam dưới 15 tuổi (tính đến 31/12/2019). Bài thi phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người viết được trình bày dưới dạng một bức thư viết dưới dạng văn xuôi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 800 từ.
Các bài dự thi viết bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt gửi kèm. Ban Giám khảo chấm bản tiếng Việt. Trong đó, bài viết rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy (bài đánh vi tính hoặc photocopy là không hợp lệ).
Thí sinh cần phải ghi nhớ ghi đầy đủ thông tin ở góc trên cùng bên trái: họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố) hoặc địa chỉ gia đình. Bài dự thi không ghi đầy đủ các nội dung trên sẽ bị loại.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, trong nội dung bài dự thi, tác giả không được nêu cụ thể tên, trường lớp, địa chỉ của mình.
Bài dự thi phải cho vào phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ người gửi, địa chỉ nơi nhận kèm mã bưu chính (11611) và gửi từng bức thư qua đường Bưu điện.
Ngoài phong bì thư cần ghi rõ: Dự thi Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 (2020). Sau đó thí sinh gửi tới địa chỉ Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5, Hòa Mã, Hà Nội – 11611.
Thời gian nhận bài dự thi từ ngày 6/12/2019 đến 25/2/2020 (theo dấu Bưu điện).
Ban tổ chức cuộc thi viết thư UPU năm nay yêu cầu các địa phương không thành lập Ban Tổ chức và chấm chọn bài tại địa phương; không bắt buộc 100% học sinh của trường học tham gia và bản quyền các bài thi thuộc về Ban Tổ chức.
Bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam sẽ được Ban Tổ chức gửi nguyên văn kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để tham dự Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU.
Anh Hào (Tổng hợp)
Theo ictnews
10 đề tài giải nhất "sinh viên nghiên cứu khoa học" năm 2019
Sáng nay, 1/12 tại Hà Nội, Ban tổ chức giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2019" đã trao 10 giải nhất, 62 giải nhì, 89 giải ba và 118 giải khuyến khích cho các đề tài tham dự.
Đây là giải thưởng hàng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tổ chức.
Giải thưởng được tổ chức nhằm khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
Các sinh viên có công trình nghiên cứu xuất sắc nhận giải thưởng
Năm 2019, giải thưởng "sinh viên nghiên cứu khoa học" đã thu hút được tổng số 419 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia xét giải.
Đây là những đề tài xuất sắc nhất được lựa chọn từ hàng nghìn đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ở 85 trường đại học, học viện trong cả nước.
6 lĩnh vực khoa học và công nghệ được tham gia xét giải thưởng bao gồm: Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên; Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ; Khoa học Y Dược; Khoa học Nông nghiệp; Khoa học Xã hội và Khoa học Nhân văn.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc
Phát biểu tại Lễ tổng kết và trao giải thưởng "sinh viên nghiên cứu khoa học" năm 2019, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, nghiên cứu khoa học của sinh viên được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng đào tạo đại học, góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài và hướng nghiệp. Chỉ tính trong giai đoạn 2011-2019, có 2633 đề tài với gần 7000 sinh viên, 670 lượt các cơ sở giáo dục đại học tham gia.
Theo thứ trưởng Phúc, các công trình dự thi được đánh giá có tính mới, tính sáng tạo, có giá trị khoa học và thực tiễn. Chất lượng đề tài của sinh viên ngày càng tốt hơn, trong số đó có những bài báo công bố quốc tế và trong nước, phát triển thành các sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn. Nhiều đề tài đã được các sinh viên tiếp tục nghiên cứu ở bậc học cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ), cũng có nhiều sản phẩm đề tài đã được khởi nghiệp.
Để hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngày càng hiệu quả và thiết thực, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đề nghị các cơ sở giáo dục đại học cần có những cơ chế khuyến khích, động viên giảng viên hướng dẫn và sinh viên trong nghiên cứu khoa học.
Huy động các nguồn lực của xã hội, doanh nghiệp để tạo sân chơi khoa học cho sinh viên, tạo môi trường cho các em được sáng tạo, tư duy trong nghiên cứu khoa học và học tập. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học gắn với hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường để các em sinh viên sớm tiếp cận với kỹ năng nghiên cứu.
Nhóm sinh viên có đề tài giải nhất
Kết quả sau vòng đánh giá sơ khảo và chung khảo, Ban Tổ chức đã trao 10 giải nhất, 62 giải nhì, 89 giải ba và 118 giải khuyến khích cho các đề tài tham dự giải thưởng "sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2019".
10 đề tài giải nhất
1. Giải pháp tối ưu công suất phát thời gian thực cho hệ thống D2D của nhóm sinh viên: Vũ Gia Phát, Trương Anh Quân, Nguyễn Xuân Tùng, Lê Quang Huy (ĐH Bách khoa Hà Nội)
2. Nghiên cứu lí thuyết, thực nghiệm và mô phỏng khả năng chịu tác động trải trọng nổ của bê tông chất lượng siêu cao UHPC của nhóm sinh viên: Đỗ Văn Đạt, Trần Hữu Tú, Nguyễn Hữu Phúc, Khúc Ngọc Đức (ĐH Xây dựng)
3. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo robot hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa của nhóm sinh viên: Lương Hữu Thành Nam, Nguyễn Đào Xuân Hải (ĐH SPKT TPHCM)
4. Phát hiện đột biến mới trên gen NPR2 và Ứng dụng trong chẩn đoán tiền làm tổ bệnh Acromesomelic Dysplasia của sinh viên Cao Hà My (ĐH Y Hà Nội)
5. Ứng dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng của nhóm sinh viên: Nguyễn Bảo Trân, Nguyễn Ngọc Gia Bảo, Trần Minh Thư (ĐH Công nghệ TPHCM)
6. Relationship between emotional intelligence and educational achievement - mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và thành tích học tập của sinh viên của nhóm sinh viên: Dương Minh Tuyết, Trần Yến Nhi, Hà Thảo Anh, Phùng Thị Như Ý (ĐH Mở TPHCM)
7. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển "Green Banking (Ngân hàng xanh)" tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam của nhóm sinh viên Lê Trần Hà Trang, Tạ Nguyễn Lan Trang, Lê Thị Khánh Ly, Đỗ Huệ Anh (ĐH Kinh tế quốc dân)
8. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty thép được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam của nhóm sinh viên: Trần Bình Minh, Nguyễn Đức Việt, Kiều Ngọc Thảo, Trần Hồng Ngọc (ĐH Kinh tế quốc dân)
9. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến nền kinh tế Việt Nam và vấn đề đặt ra đối với an ninh quốc gia trong tình hình mới của nhóm sinh viên: Trần Văn Dũng, Mã Trung Hữu, Nông Văn Hoàng (Học viện An ninh nhân dân)
10. Nghiên cứu ứng dụng hoa văn họa tiết trang phục dân tộc thiểu số vào thiết kế bộ bưu thiếp tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam của sinh viên: Đỗ Vũ Minh Ngọc (ĐH Mỹ thuật)
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Học sinh nghiên cứu khoa học: Muôn vàn khó khăn Thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH), học sinh (HS) sẽ được trải nghiệm, khám phá, phát huy tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, phần lớn HS còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn. Đừng để học sinh "diễn" Trong số gần 8 triệu HS đang theo học ở 2 bậc THCS và THPT, mới có khoảng 20.000 HS...