Đề án tuyển sinh đại học: Tăng cường thanh kiểm tra
Một trong những quy định quan trọng của Quy chế tuyển sinh trình độ (ĐH, CĐ) ngành giáo dục mầm non năm 2020 là: Tất cả các trường đều phải xây dựng và công khai đề án tuyển sinh các hình thức đào tạo trên trang thông tin điện tử của trường trước 15 ngày tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển và cập nhật điều chỉnh thông tin (nếu có) tại các thời điểm tuyển sinh.
Công khai đảm bảo chất lượng
Bộ GDĐT yêu cầu Đề án tuyển sinh của trường phải cung cấp đầy đủ, rõ ràng các thông tin tuyển sinh theo quy định, tránh việc để thí sinh nhầm lẫn giữa quy định xét tuyển thẳng theo quy định tại Điều 7 của Quy chế với phương án tuyển sinh riêng của trường; giữa tên các trường; tuyển sinh đối tượng trong và ngoài tỉnh; tuyển sinh vào phân hiệu của trường với trường; chương trình đào tạo chuẩn và các chương trình đào tạo khác của nhà trường.
Các nhà trường phải công bố công khai minh bạch điều kiện bảo đảm chất lượng trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, các điều kiện sơ tuyển, điều kiện xét tuyển, tổ hợp xét tuyển, ngưỡng bảo đảm chất lượng, chính sách ưu tiên của trường gắn với yêu cầu của ngành đào tạo, hướng tới mục đích lựa chọn thí sinh có học lực tốt, tâm huyết với ngành nghề để nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm khả năng có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.
Đề án tuyển sinh của trường phải xây dựng và công khai trên trang thông tin điện tử của trường trước 15 ngày tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển. Các trường phải bảo đảm tuyệt đối chính xác, thống nhất của các thông tin tuyển sinh khai báo trong trang Nghiệp vụ với các thông tin trong Đề án (như mã trường, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu xét tuyển, tiêu chí phụ,…
Việc để sai sót trong khâu này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của thí sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tuyển sinh của hệ thống. Trường chịu trách nhiệm giải trình về các nội dung của Đề án với Bộ GDĐT, cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan theo quy định và theo yêu cầu; chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều kiện tuyển sinh, các điều kiện bảo đảm chất lượng, tính đầy đủ, chính xác của các nội dung trong đề án.
Các trường tuyển sinh nhóm ngành đào tạo giáo viên CĐ giáo dục mầm non; nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề phải công khai mức điểm nhận ĐKXT đối với các tổ hợp xét tuyển khác nhau sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT phù hợp với ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định và các điều kiện khác không trái với Quy chế tuyển sinh…
Quy trách nhiệm của người đứng đầu
Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH trên cả nước đã công bố công khai đề án tuyển sinh ĐH chính quy 2020 trên trang web của trường như ĐH Kiến trúc Hà Nội,
Tuy nhiên, một số trường cũng cho biết chưa có để án tuyển sinh chính thức. Thông tin từ Phòng tuyển sinh của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, phải đến đầu tuần sau đề án tuyển sinh chính thức của trường mới được đưa lên trang web để thí sinh và những người quan tâm tìm hiểu, theo dõi.
Cũng chưa chốt đề án tuyển sinh chính thức nhưng đã cập nhật đề án tuyển sinh dự kiến từ khá lâu trên trang web của trường, ĐH Nguyễn Tất Thành thậm chí, nhà trường đã công bố điểm trúng tuyển bằng hình thức xét học bạ đợt 1 năm 2020 với điểm trung bình học bạ từ 6 đến 8,3 (cao nhất là ngành Y khoa). Có thể thấy, với các ngành Sức khỏe, đây là ngưỡng đảm bảo đầu vào đã được Bộ GDĐT quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2020. Với những trường hợp xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, cần chờ ngưỡng đảm bảo Bộ GDĐT công bố sau kỳ thi.
Video đang HOT
Nhìn lại năm 2019, Bộ GDĐT cũng đã yêu cầu các trường rà soát, cung cấp và công bố thông tin tuyển sinh ĐH hệ chính quy, CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy năm 2019. Các trường chịu trách nhiệm giải trình về các nội dung của Đề án; đồng thời, gửi Đề án về Bộ GDĐT để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi mùa tuyển sinh đi qua, rất hiếm sai phạm được phát hiện từ công tác thanh, kiểm tra với những điểm vênh giữa đề án và thực tế tuyển sinh.
Mặc dù Bộ GDĐT yêu cầu các trường công khai đề án tuyển sinh lên mạng nhưng việc trường tuyển bao nhiêu, tuyển như thế nào, tỷ lệ giữa các phương thức xét tuyển… trên thực tế có đúng như đề án tuyển sinh đã công bố hay không thì không mấy ai được biết. Thí sinh nói riêng và xã hội muốn giám sát cũng khó vì chỉ một vài trường cung cấp thông tin đầy đủ trên trang web còn đa số các trường, tuyển sinh được bao nhiêu %, cân đối giữa chỉ tiêu học bạ và chỉ tiêu thi đánh giá năng lực/thi tốt nghiệp THPT… bao nhiêu cũng là một câu hỏi khó.
Chính vì vậy, bên cạnh việc đưa ra quy định thì việc kiểm soát, thanh kiểm tra chặt chẽ để các trường thực hiện đúng quy định là việc Bộ GDĐT cũng như các đơn vị liên quan cần quan tâm. Trong đó, các chuyên gia đề xuất phải có chế tài xử phạt đối với những trường thiếu minh bạch thông tin hoặc thông tin cung cấp không đúng với thực tế diễn ra, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu mới mong đảm bảo một mùa tuyển sinh chất lượng, hiệu quả.
Tuyển sinh "vơ bèo vạt tép" sẽ hết đất sống
Dự thảo của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng, ngành Giáo dục Mầm non đang được đưa ra để lấy ý kiến góp ý.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Theo đó, Dự thảo có một số nội dung đáng chú ý như sau:
Một ngành không được sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển
Về lựa chọn tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển, yêu cầu thực hiện theo nguyên tắc: sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển.
Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành (những tổ hợp chỉ thay đổi các ngoại ngữ khác nhau được coi là một tổ hợp).
Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về quy trình, cơ sở xác định tổ hợp tuyển sinh;
Đối với các trường, ngành có thi năng khiếu, sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó, có ít nhất một bài thi/môn thi Toán hoặc Ngữ văn kết hợp với kết quả thi năng khiếu để xét tuyển.
Tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo, các trường có thể quy định bài thi/môn thi chính được nhân hệ số khi xét tuyển.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. (Ảnh minh hoạ: Daidoanket.vn)
Các trường đại học tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng
Về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, căn cứ kết quả của kỳ thi trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên, các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học; ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng.
Đối với các ngành khác, các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định.
Cụ thể, căn cứ phương thức tuyển sinh, các trường xác định và công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trong Đề án tuyển sinh, riêng nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên do Bộ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào;
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do các trường quy định phải đảm bảo chất lượng nguồn tuyển sinh.
Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về quy trình, cơ sở xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với Bộ và xã hội.
Chấm dứt xét tuyển đại học theo kiểu "vơ bèo vạt tép"
Có thể nhận thấy, Dự thảo đưa nội dung "sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển", là một trong những điểm sáng nhằm chấn chỉnh việc xét tuyển ồ ạt của một số trường đại học hiện nay.
Thực tế nhiều năm qua, khi trường đại học đã tự chủ thì xuất hiện kiểu tuyển sinh "vơ bèo vạt tép", bất chấp năng lực để tuyển sinh càng nhiều càng tốt.
Chẳng hạn như năm 2018, có nhiều thí sinh thi 3 môn chưa tròn 10 điểm nhưng cũng rất dễ dàng chọn cho mình một trường đại học, cả trường công lập và tư thục.
Còn trường học thì chỉ cần có nguồn thu nên tuyển sinh bằng mọi cách với nhiều phương thức khác nhau, có khi tuyển nhiều đợt trong năm nhưng vẫn không đủ chỉ tiêu.
Vì thế mới có chuyện các trường đại học địa phương, trường tư thục xét tuyển những tổ hợp tréo ngoe cho các ngành (trừ ngành sức khỏe) như: Văn - Sử - Địa; Văn - Sử - Giáo dục Công dân; Địa - Sử - Giáo dục Công dân - khiến dư luận dậy sóng.
Việc xét tuyển như vậy chắc chắn sẽ thả nổi chất lượng đầu vào khiến việc đào tạo gặp nhiều trở ngại và sinh viên sau tốt nghiệp thất nghiệp hàng loạt do thiếu "chất".
Với quy định, tổ hợp xét tuyển phải có một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn, có thể sẽ chấm dứt kiểu tuyển sinh "vơ bèo vạt tép"!
Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng tuyển sinh, thiết nghĩ Bộ Giáo dục và Đào tạo nên bắt buộc có thêm môn tiếng Anh trong xét tuyển.
Có thể nhận thấy, sinh viên các ngành nghề của lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội phải đạt chuẩn trình độ tiếng Anh ở một ngưỡng nào đó theo quy định thì mới có thể học tập tốt.
Sinh viên học tốt tiếng Anh sẽ là một lợi thế trong việc đọc tài liệu để nâng cao kiến thức, nâng cao khả năng giao tiếp... vì thế cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường cũng rộng mở hơn.
Ngoài ra, tiếng Anh còn bổ trợ cho những lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ, tin học, khoa học kĩ thuật... nhằm giúp sinh viên hội nhập nhanh với thời Công nghệ 4.0.
Tài liệu tham khảo:
[1] //luatvietnam.vn/giao-duc/du-thao-thong-tu-ve-quy-che-tuyen-sinh-nganh-giao-duc-mam-non-180187-d10.html
[2] //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/loan-to-hop-xet-tuyen-dai-hoc-hoc-sinh-lop-12-hay-than-trong-post184684.gd
Tổ hợp xét tuyển ĐH phải có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn Đó là một trong những điểm mới của Dự thảo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng, ngành Giáo dục Mầm non mà Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý. Một ngành không được sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển Về nguyên tắc lựa chọn tổ hợp các...