Đề án ngoại ngữ 2020 sẽ tập trung vào tiếng Anh
Báo cáo với Quốc hội về thực trạng dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông theo đề án 2020, Bộ GD&ĐT cho biết còn có hiện tượng lãng phí khi mua sắm trang thiết bị.
Đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông từ năm 2008-2020 (Đề án 2020) có tổng kinh phí 9.378 tỷ đồng, chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2008-2010 là 1.060 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015 là 4.378 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 4.300 tỷ đồng.
Còn lãng phí mua sắm trang thiết bị
Do một số nguyên nhân khách quan, Bộ Tài chính chưa cấp kinh phí để triển khai giai đoạn 1.
Giai đoạn 2 có tổng kinh phí dự trù là 4.386 tỷ đồng (vốn trung ương: 3.500 tỷ) nhưng phần phân bổ thực tế từ trung ương là 2.198 tỷ đồng, đạt 62,8% so với kế hoạch.
Đề án ngoại ngữ 2020 sẽ tập trung vào tiếng Anh.
Trong giai đoạn 2011-2015, dự toán kinh phí địa phương là 889 tỷ đồng. Các địa phương đã huy động và bố trí kinh phí đối ứng đạt 1.628,5 tỷ đồng, bằng 183% dự toán.
Lũy kế đến hết năm 2015, đã bố trí đạt 70,3% kinh phí dự toán giai đoạn 2008-2015 và đạt 40,83% tổng kinh phí của đề án.
Video đang HOT
Nhìn tổng thể, một số mục tiêu của đề án được đặt ra quá cao so với khả năng thực hiện, chưa phù hợp với xuất phát điểm về năng lực của người dạy, người học cũng như thực trạng dạy học ngoại ngữ của cả nước.
Bên cạnh những việc đã làm được, Bộ GD&ĐT nhìn nhận việc bố trí cơ cấu vốn và triển khai ở một số địa phương, đơn vị còn chưa hợp lý. Nhiều địa phương khi triển khai kinh phí tập trung vào đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ, chưa chú ý nhiều đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ.
Một số địa phương khi mua sắm trang thiết bị chưa tính đến điều kiện, khả năng sử dụng, dẫn đến có nơi còn lãng phí.
Tập trung vào tiếng Anh
Trong thời gian còn lại của đề án, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tập trung chủ yếu là dạy và học tiếng Anh, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư cho các hoạt động dạy và học ngoại ngữ, với nhiều giải pháp cụ thể.
Bên cạnh nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, Bộ sẽ rà soát, xây dựng và ban hành chương trình dạy và học ngoại ngữ thống nhất; xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá hội nhập với chuẩn quốc tế, xây dựng trung tâm khảo thí độc lập.
Bộ cũng tích cực tạo môi trường học tiếng Anh như phong trào sinh viên tình nguyện dạy ngoại ngữ, câu lạc bộ ngoại ngữ, trao đổi giáo viên tình nguyện nước ngoài…
Đáng lưu ý, Bộ sẽ tăng cường sử dụng các giải pháp công nghệ, các phương tiện phát thanh, truyền hình để hỗ trợ tất cả các đối tượng người học có thể tiếp cận bình đẳng với ngoại ngữ, có thể học mọi nơi, mọi lúc và đạt được năng lực sử dụng ngoại ngữ theo mục tiêu đặt ra.
Theo Hạ Anh / Vietnamnet
Trường ở Mỹ không bắt buộc học ngoại ngữ
Ngoại ngữ không phải môn bắt buộc ở Mỹ. Các trường tiểu học tại Anh chỉ mới đưa nó thành môn bắt buộc từ năm 2014, trong khi giới trẻ Phần Lan cần biết đến 4 thứ tiếng.
Ở Mỹ, ngoại ngữ không phải là môn học bắt buộc ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Tuy nhiên, phần lớn các trường dạy môn này cho học sinh từ khối 7, 8.
Ở bậc trung học phổ thông, ngoại ngữ có thể là môn bắt buộc tại một số trường, trong khi những trường khác chỉ coi đây là môn giúp học sinh có thêm lợi thế khi nộp đơn vào đại học.
Năm 2008, chỉ 15% trường tiểu học công lập ở Mỹ giảng dạy ngoại ngữ. Những năm gần đây, môn này trở nên phổ biến hơn, đặc biệt phát triển ở bậc tiểu học.
Một số trường tiểu học ở Mỹ dạy ngoại ngữ nhưng không phải là môn bắt buộc. Ảnh: Wikimedia.
Theo thống kê của Trung tâm Ngôn ngữ Ứng dụng, trong các trường tiểu học dạy ngoại ngữ, tiếng Tây Ban Nha chiếm 88%. Những trường còn lại dạy tiếng Pháp, Đức, Latin, Trung Quốc, ngôn ngữ ký hiệu, Italy và Nhật Bản.
Việc chọn ngôn ngữ nào phụ thuộc vào quy định từng bang, quyết định của trường và lựa chọn của phụ huynh, học sinh.
Trong khi đó, từ năm 2014, Anh thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc đối với môn ngoại ngữ ở bậc tiểu học. Học sinh 7 -11 tuổi sẽ phải học để đọc thông viết thạo một trong 7 ngôn ngữ: Pháp, Đức, Italy, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Latin, Hy Lạp.
Thực tế, từ năm 1974, học sinh các nước thuộc Liên minh châu Âu (trừ Ireland và Anh) phải học ít nhất một ngoại ngữ. Thậm chí, ở một số quốc gia như Bỉ, Pháp, Đan Mạch, Đức, Phần Lan, Thụy Điển..., học sinh từ bậc trung học cơ sở trở lên phải học ít nhất hai ngoại ngữ.
Phần Lan - nền giáo dục hàng đầu thế giới - cũng rất chú trọng việc dạy ngoại ngữ.
Ở nước này, tiếng Phần Lan và Thụy Điển là ngôn ngữ chính thức, mặc dù chỉ có 5,5% dân số dùng tiếng Thụy Điển là tiếng mẹ đẻ. Ngoại ngữ là một trong những thế mạnh của người nước này. Theo Thenewfederalist, hơn 69% người dân biết từ hai ngoại ngữ trở lên.
Tại đây, hầu hết học sinh bắt đầu học tiếng nước ngoài từ năm 9 tuổi, một số em học từ khi mới 7 tuổi.
Ở bậc giáo dục cơ sở (trẻ 7-16 tuổi), nhà trường dạy hai ngoại ngữ bắt buộc cùng hai ngoại ngữ tự chọn. Học sinh lớp 3 bắt buộc phải học ngoại ngữ.
Một môn ngoại ngữ bắt buộc khác được dạy từ năm lớp 7. Việc học ngoại ngữ tự chọn đầu tiên được áp dụng từ lớp 4 hoặc lớp 5 trong khi từ năm lớp 8, học sinh sẽ chọn học thêm một thứ tiếng nữa.
Các ngoại ngữ phổ biến nhất là tiếng Anh, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Nga.
Còn tại Singapore, học sinh tiểu học học các môn bằng tiếng Anh bên cạnh việc học tiếng mẹ đẻ (tiếng Trung, Malay hoặc Tamil) để giữ gìn bản sắc văn hóa. Vì thế, hầu hết trẻ em đều lớn lên trong môi trường song ngữ.
Trong khi đó, trước năm 2010, Nhật Bản chỉ áp dụng chương trình dạy học tiếng Anh đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Từ năm 2011, tiếng Anh được chính thức giảng dạy cho học sinh lớp 5 và lớp 6 (bậc tiểu học).
Theo Zing
'Nên dạy tiếng Nga và tiếng Trung Quốc từ năm 2017' Theo thầy Nguyễn Quốc Hùng, tiếng Nga và tiêng Trung Quốc có vi tri tương đối vững chắc, đặc biệt trong dịch thuật, nên cần phát triển. Mới đây, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn...