Đề án đổi mới SGK: ‘Bộ Giáo dục sai từ tên gọi’
Nhận xét về đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đã chỉ ra nhiều điểm sai sót.
Ngày 28/8, tại hội nghị tham vấn chuyên gia về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội tổ chức, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đã chỉ ra nhiều vấn đề.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Ảnh: Phạm Thịnh.
Sai từ tên gọi đề án
Trước tiên, ông cho rằng từ tên gọi của dự thảo đề án cũng như nghị quyết (đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông) chưa đảm bảo chuẩn mực về tiếng Việt. Cụ thể là lặp từ giáo dục – yếu tố đã bao hàm trong cụm từ sách giáo khoa.
Qua đó ông nêu hai phương án để sửa tên đó là có thể bỏ từ giáo dục (Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông) hoặc chuyển từ giáo dục lên ngay sau từ chương trình (Đổi mới chương trình giáo dục, sách giáo khoa phổ thông).
Lý do kéo dài THCS không thuyết phục
Về việc xác định số năm học giáo dục cơ bản, theo Tờ trình cũ của Bộ GD-ĐT trình Quốc hội có đưa ra hai phương án. Một là giữ nguyên số năm như hiện nay, hai là bậc THCS sẽ kéo dài 5 năm, THPT chỉ còn 2 năm và cho rằng “sẽ khắc phục được những khó khăn về trang bị kiến thức phổ thông nền tảng và phân luồng trong giáo dục cơ bản, phù hợp với xu hướng của một số nước phát triển”.
Góp ý về nội dung này, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng những lý do của Bộ GD-ĐT đưa ra đều chưa thuyết phục. Ông băn khoăn: “Hiện tại, THPT có 3 năm mà phần lớn các trường ngay từ đầu cấp đã dạy bớt chương trình, bớt môn, nội dung không thi tốt nghiệp. Trong tương lai nếu THPT chỉ còn 2 năm, không biết chuyện bớt xén sẽ phát triển như thế nào?”.
GS Thuyết cũng khẳng định việc thêm một năm THCS không giải quyết được những khó khăn trong việc phân luồng sau THCS. Để làm được điều đó cần nhiều loại hình trường khác nhau sau THCS để học sinh lựa chọn. Quan trọng là phải tạo được việc làm có thu nhập tốt cho những học sinh chọn trường nghề.
Theo ông, để đổi mới giáo dục phổ thông, việc trước tiên phải bàn là đổi mới hệ thống. Nhưng tới thời điểm này, khi đã chuẩn bị trình Quốc hội đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT mới mang việc cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân ra bàn là quá chậm, sẽ không tránh khỏi việc chuẩn bị cả 2 việc đều không thấu đáo.
Tại hội nghị này, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết trong Tờ trình mới nhất của Bộ GD-ĐT trình Quốc hội đã bỏ phương án đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân này. Nhiều chuyên gia cho rằng, lãnh đạo ngành giáo dục phải suy xét, tính toán thật kỹ lưỡng trước khi đưa vào đề án, không thể để tình trạng “muốn đưa vào thì đưa bằng được, khi bị dư luận phản đối thì lại rút”.
Tác động tích cực của đề án là tưởng tượng của người viết
Sau khi đọc bản báo cáo đánh giá tác động của chương trình giáo dục phổ thông mới dài 16 trang, GS Thuyết đánh giá: “Xét về hình thức, đây là một báo cáo khá chỉn chu. Tuy vậy, đọc kỹ nội dung thì có thể thấy hầu hết các tác động, nhất là tác động tích cực đều là tưởng tượng của người viết, không dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn hay số liệu điều tra, thử nghiệm khảo sát nào”.
Ví dụ, trang 7 báo cáo viết “do chương trình chú trọng phát triển năng lực nên nội dung học sẽ được tinh giảm, từ đó khắc phục hiện tượng quá tải, học sinh không phải học thêm, tiến tới khắc phục được nạn dạy thêm, học thêm tràn lan và bệnh thành tích, nạn thiếu trung thực trong học tập và thi cử”.
Vị giáo sư này khẳng định: “Một đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa không thể giải quyết được những vấn đề trên. Tôi đề nghị Bộ GD-ĐT phải xem xét lại tất cả các nhận xét trong báo cáo tác động”.
Video đang HOT
Đặc biệt, báo cáo đánh giá này không hề đề cập đến tác động của đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông đối với ngân sách nhà nước, điều mà bất cứ dự án nào cũng phải có.
Từ đó, ông đưa ra kết luận: “Tôi muốn cảnh báo để Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và cả cơ quan trình đề án không bị “ru ngủ” vì câu chữ”.
Theo ông, chương trình giáo dục nào cũng phải xác định trang bị cho người học những kiến thức gì, hình thành và phát triển ở họ những kỹ năng và thái độ như thế nào. Liệu kiến thức, kỹ năng và thái độ đó có phải là những yếu tố cấu thành năng lực và phẩm chất không? Hay năng lực, phẩm chất mà chương trình GDPT mới hướng tới không dựa trên những yếu tố đó?
Tuy nhiên, đề án không giải thích cho nên khó có thể hình dung tính chất cải cách, đột phá của chương trình GDPT mới như thế nào.
Theo zing
Bị đồn "hậu thuẫn" cho đề án máy tính bảng, Tổng giám đốc AIC lên tiếng
Trước thông tin nghi vấn Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) cùng NXB giáo dục "hậu thuẫn" cho TP Hồ Chí Minh thực hiện đề án 123 (đưa SGK và máy tính bảng vào các trường tiểu học công lập) nhằm trục lợi, bán thiết bị, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, TGĐ AIC bức xúc: tôi không hiểu vì sao lại có thông tin bịa đặt như vậy, và thông tin như vậy để nhằm mục đích gì?
Các thầy cô giáo trải nghiệm máy tính bảng tại hội thảo ngày 18/8.
Phóng viên PLVN đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn xung quanh vấn đề này:
Thưa bà, sau cuộc hội thảo SGK điện tử và máy tính bảng của Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/8 vừa qua dư luận xôn xao thông tin cho rằng mục tiêu của hội thảo là để bán máy tính bảng. Trong đó công ty bà đã mua với giá 900.000 VND từ Đài Loan để đưa vào các trường tiểu học của TPHCM với giá từ 3 đến 5 triệu đồng. Bà có ý kiến gì về vấn đề này?
- Tôi thực sự rất ngạc nhiên.
Trước tiên tôi xin khẳng định rằng, Công ty chúng tôi chưa bao giờ nhập loại máy tính bảng nào 7 inch với giá 900.000 VND/chiếc để đưa vào bất cứ dự án giáo dục nào tại thành phố Hồ Chí Minh hay các địa phương khác. Chúng tôi có mua máy tính bảng và nhập qua cảng Hải Phòng về là để phục vụ cho các công việc nội bộ của Công ty chúng tôi, để chạy thử các phần mềm thử nghiệm và tặng cho cán bộ nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Công ty, tuy nhiên loại máy tính bảng này cũng không phải là 7 inch và cũng không có giá 900.000 VND/ chiếc như báo chí và các mạng xã hội đưa, tôi không hiểu vì sao lại có thông tin bịa đặt như vậy, và thông tin như vậy để nhằm mục đích gì?
Tôi cũng có phần băn khoăn thứ hai đó là: Chúng ta đều là những người hiểu biết, đều hiểu rõ, với bất cứ một dự án có liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt thì để có thể là nhà cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho dự án đó thì các nhà thầu đều phải thông qua đấu thầu theo đúng quy định (Khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu 2013 áp dụng từ ngày 1 tháng 7 năm 2014 mới về các dự án có giá trị từ 1 tỷ trở lên)
Hơn nữa, đề án 123 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh bây giờ mới là giai đoạn hội thảo để lấy ý kiến, sau khi lấy ý kiến xong mới xây dựng và hoàn thiện đề án, sau đó mới trình các cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt, từ việc phê duyệt đó đến việc xây dựng ra các dự án thành phần rồi mới xây dựng kế hoạch để đấu thầu, rồi tổ chức đấu thầu công khai, trong đó nhà thầu nào đáp ứng được các yêu cầu với mức giá hợp lý nhất và chất lượng tốt nhất sẽ được lựa chọn để đưa sản phẩm vào cho dự án, vậy thì có thể đơn giản và ngây thơ đến mức có thể tin rằng, một sản phẩm ở trên trời rơi xuống như dư luận đang đặt ra được mua với mức giá 900.000 VND bỗng dưng đã được đưa vào để bán cho học sinh tiểu học thành phố Hồ Chí Minh trong khi không có bất cứ một cơ sở nào.
Bên cạnh đó, tôi càng thấy ngạc nhiên hơn khi tất cả những người tham dự hội thảo đều biết rõ: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo lần này là lần thứ hai để lấy ý kiến, lần thứ nhất tổ chức vào ngày 18 tháng 7 năm 2014 do công ty AVITECH và Intel trình bày, lần thứ hai là là do Samsung và tư vấn nước ngoài trình bày về toàn bộ mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo bằng kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong đó việc sử dụng máy tính bảng hoặc máy tính cùng với sách giáo khoa điện tử là một trong các giải pháp để ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Công ty tôi đến dự với từ cách là khách mời, trong đó tôi có trực tiếp phát biểu tại hội thảo là đề xuất thành phố nếu như có phê duyệt đề án thì nên lựa chọn các hãng lớn, có chất lượng tốt trong đó nên ưu tiên cho SamSung và Intel là 2 hãng lớn đã đầu tư tại Việt Nam và nên mua trực tiếp từ các hãng này mà không cần thông qua chúng tôi để có thể có mức giá hợp lý nhất cho học sinh. Sau các hội thảo này, tôi không thấy các báo chí hay các trang mạng nhắc đến tên của AVITECH hay SamSung, Intel mà chỉ thấy nhắc đến tên Công ty chúng tôi với những thông tin sai lệch như chúng ta thấy, điều đó có công bằng và hợp lý hay không?
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn tại Lễ ký kết hợp tác với EBS Hàn Quốc trong chương trình xây dựng kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia.
Thưa bà, bà có nghe dư luận nói công ty AIC và NXB giáo dục ký hợp tác độc quyền và "bắt tay nhau", nghĩ ra đề án đưa SGK điện tử và máy tính bảng vào trường học, sau đó "xúi" TP Hồ Chí Minh thực hiện hay không?
- Thông tin này tôi biết được trên báo chí ngày 25/8/2014.
Công ty chúng tôi là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và việc chúng tôi ký kết hợp đồng với NXB Giáo dục để nghiên cứu và sản xuất SGK điện tử hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, được pháp luật cho phép. Khi ký kết chúng tôi công bố công khai, rất nhiều báo chí thời điểm đó đã thông tin rộng rãi.
Việc doanh nghiệp chúng tôi và NXB giáo dục hợp tác với nhau không liên quan gì tới việc thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đề án 123. Không có căn cứ nào cho thấy công ty AIC hay NXB Giáo dục "bắt tay", "đi đêm" hay thậm chí "xúi giục" TP Hồ Chí Minh triển khai đề án để bán thiết bị.
Nhà xuất bản Giáo dục được cho phép để xây dựng bộ sách giáo khoa điện tử, trên thực tế đã có một công ty có cổ phần của Nhà xuất bản Giáo dục ban hành phiên bản Classbook đi kèm với máy tính bảng được bán ra thị trường từ năm 2013 với giá hơn 4 triệu đồng, đến nay chúng tôi được biết sản phẩm này đang được cài vào máy tính bảng có chíp của Intel bán tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với giá 5.800.000 VND/máy (có showroom tại 40 Nguyễn Huệ, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh), điều nay chứng minh rằng, Nhà xuất bản Giáo dục không hợp tác độc quyền với chúng tôi toàn bộ sách giáo khoa điện tử của họ như báo chí nói và sách giáo khoa điện tử có thể đi kèm với máy tính bảng của nhiều hãng khác nhau để đưa vào thị trường chứ không phải đi cùng với các sản phẩm Công ty chúng tôi theo hình thức xúi giục hay chỉ định.
Trong hội thảo ngày 18/8/2014 về "SGK và máy tính bảng cho học sinh lớp 1, 2, 3" do Sở GD-DT Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đơn vị tư vấn có đưa ra một số mô hình ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo để thành phố tham khảo đồng thời họ có một số đề xuất cho thành phố nếu thành phố có triển khai đề án, bà có nhận xét gì về đơn vị tư vấn và các đề xuất của họ? Có ý kiến nhận định rằng: đề án này sặc mùi tiền, thiếu mùi tình, bà nghĩ sao về các nhận xét đó?
- Trong hội thảo mà tôi tham dự có hai đơn vị là Samsung Hàn Quốc và III Đài Loan cũng trình bày.Theo tôi được biết đây là những tổ chức lớn, có uy tín đã từng có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai các đề án về ứng dụng CNTT trong giáo dục, họ đến với TPHCM tư vấn với tư cách độc lập, miễn phí, tôi đánh giá cao những giải pháp đồng bộ mà họ đưa ra bằng các kinh nghiệm thực tiễn của họ và họ có những đề xuất rất hợp lý cho thành phố cụ thể như:
- Tăng cường các hoạt động truyền thông để huy động quyết tâm chung của mọi người trong việc triển khai chương trình
- Quán triệt việc các nhà cung cấp dịch vụ phải đào tạo bài bản và người sử dụng phải cố gắng phát huy hết khả năng để đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy
- Thành phố huy động các lực lượng cùng hỗ trợ chương trình như các tổ chức, cá nhân có đầu tư triển khai kinh doanh trên địa bàn thành phố đóng góp hỗ trợ
- Thành phố quyết tâm bố trí ngân sách để thực hiện, trong đó phần thiết bị của thầy cô giáo và thiết bị dùng chung cho trường lớp, hỗ trợ học sinh nghèo là từ kinh phí của thành phố
-Lựa chọn các giải pháp tốt, thiết bị đạt tiêu chuẩn cao, có độ bền 5 năm, các thông số kỹ thuật tốt để tránh phát sinh xảy ra trong quá trình sử dụng.
- Xây dựng cơ chế thưởng thích đáng cho các giáo viên sử dụng tốt và mang lại hiệu quả bằng các cuộc thi và các giáo viên áp dụng tốt sẽ được danh hiệu và chính sách như giáo viên dạy giỏi.
- Các thiết bị phần cứng phải có phần mềm đạt tiêu chuẩn đi kèm như SGK điện tử phả là mô hình 3D, tiên tiến, được phê duyệt của các cơ quan quản lý Nhà nước. Các chương trình đào tạo tăng cường phải phong phú và có kết nối với các thư viện học liệu quốc tế.
- Lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực để nếu cần thiết có thể ứng toàn bộ vốn ra triển khai chương trình, sau đó đến khi lắp đặt, đào tạo, và hướng dẫn sử dụng thành thạo, và có nghiệm thu đầy đủ thì mới trả tiền, để đảm bảo thiết bị không bị đắp chiếu, tránh lãng phí trong đầu tư.
- Yêu cầu thời gian bảo hành tối thiểu 3 năm và thường xuyên cập nhật các phần mềm mới đưa vào hệ thống.
- Thường xuyên tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và lấy ý kiến hàng tháng để có thể triển khai tốt chương trình.
Những đề xuất này hoàn toàn trên cơ sở có lợi nhất cho thành phố và đi đúng theo tinh thần của Nghị quyết 29- NQ/TW của Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện GD ĐT
Bên cạnh đó, tôi không hề thấy phía tư vấn đưa ra con số là bao nhiêu tiền cho toàn bộ đề án, họ chỉ đưa ra các mô hình và các thông tin để tham khảo, trên cơ sở đó thành phố còn lấy ý kiến xem có triển khai không, nếu có triển khai thì lựa chọn mô hình nào và từ đó mới có thể tính được ra số tiền cụ thể trên cơ sở giá thực tế tại thời điểm đó.
Họ cũng không tư vấn để bán bất cứ hãng thiết bị nào mà khuyến khích nên mua các thiết bị tốt, có độ bền 5 năm trở lên để không phải đầu tư nhiều lần và nên khuyến khích các chương trình xã hội hóa giáo dục, hỗ trợ người nghèo, tôi không hiểu các thông tin báo chí đưa ra là đề án sặc mùi tiền, thiếu mù tình là dựa trên cơ sở nào?
Bà Nhàn tham dự hội thảo với tư cách khách mời (bà Nhàn ngồi cạnh chuyên gia đến từ Đài Loan).
Có ý kiến cho rằng những người làm giáo dục TP Hồ Chí Minh đang đầu độc một thế hệ học sinh, biến các em thành "chuột bạch" thử nghiệm đổi mới giáo dục mà chưa đánh giá hết tác động về sức khỏe cũng như tâm lý học đường đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Là một doanh nghiệp có uy tín, từng tham gia và thực hiện thành công nhiều đề án xã hội hóa giáo dục, bà nghĩ sao về những nhận định này?
- Trước tiên tôi cho rằng báo chí cần có cái nhìn tích cực, thiện chí thay vì nhìn nhận vấn đề quá tiêu cực như máy tính bảng làm cho học sinh hỏng mắt hay xa rời thực tiễn, sống trong thế giới ảo. Xác định đây là Đề án mới, có tác động lớn tới học sinh cũng như lộ trình đổi mới toàn diện giáo dục của TP Hồ Chí Minh nói riêng, toàn quốc nói chung, trong quá trình xây dựng Đề án, tôi được biết Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước đi hết sức thận trọng. Sở đã tổ chức cho các thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục đi thăm quan các mô hình phòng học thông minh ở Hàn Quốc để học tập và rút kinh nghiệm, khảo sát xem mô hình máy tính bảng và sách giáo khoa điện tử có thể áp dụng tại Việt Nam hay không. Báo cáo khảo sát chuyến đi cho thấy các thầy cô giáo đều nhất trí cao, đây là phương pháp giáo dục hiện đại, khả thi khi áp dụng ở Việt Nam, có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục, chuyển đổi phương pháp giáo dục, lấy học sinh làm trung tâm, khắc phục hiện tượng học sinh thụ động, nghe giảng một chiều, thiếu sự tương tác cần thiết mà mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới đang hướng tới.
Trọng tâm của Đề án là đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục đào tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy và học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của thành phố trong đó bao gồm các giải pháp đồng bộ từ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới bằng các chương trình đào tạo cụ thể, các tiêu chuẩn của hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống trang thiết bị từ tối thiểu đến các mô hình hiện đại của thế giới, hệ thống các chương trình quản lý chất lượng giáo dục đào tạo, trung tâm cơ sở dữ liệu đào tạo từ các chương trình đào tạo chính thống được số hóa đến các chương trình đào tạo tăng cường để phục vụ cho dạy và học trong lớp học hoặc học trực tuyến. Việc ứng dụng sách giáo khoa điện tử ở tất cả môn học trên nền tảng công nghệ 3D nhằm kích thích sự năng động sáng tạo và khả năng tư duy, giúp học sinh không phải mang nặng khi không còn sử dụng sách giáo khoa in sẵn. Với sách giáo khoa điện tử, khi có yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung thì sẽ được cài đặt lại đồng loạt, giảm được chi phí in ấn và xuất bản cho phụ huynh.
Nhiều nước tiên tiến trên thế giới không phủ nhận vai trò của các thiết bị thông minh trong đổi mới giáo dục nhưng không phải nước nào cũng thành công, Thái Lan mới đây đã xóa máy tính bảng, xây lớp học thông minh. Bà có lo ngại Việt Nam sẽ "dẫm vào vết xe đổ" như Thái Lan không?
- Báo chí dẫn ví dụ Thái Lan thất bại khi xây dựng phòng học thông minh với máy tính bảng và SGK điện tử. Tôi cho rằng thông tin đó chưa đủ vỉ khi chuyển đổi mô hình giáo dục, đầu tư cho trường học thông minh có nước thất bại nhưng có nhiều nước thành công như Anh hoặc Hàn Quốc. Vậy vì sao các nước như Thái Lan thất bại, ngoại trừ yếu tố chính trị, tôi cho rằng còn có nguyên dân là vì họ đã không đặt phòng học thông minh trong giải pháp tổng thể và chưa có bước đi phù hợp. Rút kinh nghiệm này, chúng ta cần tiến hành đồng thời các giải pháp đồng bộ từ việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống trang thiết bị, trung tâm cơ sở học liệu, hệ thống các chương trình quản lý, hệ thống các chương trình kết nối giao lưu quốc tế, bên cạnh đó cần phải đào tạo, nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên để có thể sử dụng và khai thác hết các ưu điểm của hệ thống.
Vậy theo bà có nên đưa máy tính bảng vào trường học một cách đại trà trong khi nước ta còn nghèo, nhiều phụ huynh học sinh chưa có điều kiện sắm máy tính bảng cho con và chương trình này có nên triển khai tiếp hay không?
-Về ý kiến có nên triển khai đại trà hay không tôi cho rằng Sở GD-ĐT cùng các đơn vị tư vấn sẽ tính toán sau khi tham vấn ý kiến của cộng đồng trong đó có phụ huynh học sinh và trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy trình.
Ngoài ra để có điều kiện đánh giá toàn diện và khách quan chúng ta nên tiến hành triển khai có lộ trình thận trọng và chặt chẽ mà trước hết chọn một số nơi có điều kiện để thí điềm, trên cơ sở đó mới đánh giá, rút kinh nghiệm và nếu thấy tốt, thấy có hiệu quả thì sẽ nhận rộng.
Với các đối tượng nghèo, nhà nước của chúng ta từ trước tới nay đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh như hỗ trợ toàn bộ, hỗ trợ một phần kinh phí hoặc kêu gọi các tổ chức, cá nhân có điều kiện cùng đóng góp, giúp đỡ. Bên cạnh đó việc triển khai các chương trình xã hội hóa bằng nhiều hình thức khác nhau để giảm chi phí cho việc đầu tư công và cho người học.
Ngoài ra, theo tôi nghĩ, để có thể triển khai một vấn đề mới thì không bao giờ là dễ dàng cả; nhưng nếu vấn đề đó mà có lợi cho cộng đồng, cho xã hội thì chúng ta quyết tâm làm và trong quá trình triển khai, nếu có bước đi phù hợp, biết tiếp thu kinh nghiệm của các nước đã đi trước đồng thời rút kinh nghiệm của chính mình cộng với sự đồng thuận chung của xã hội vì một mục tiêu tốt đẹp hơn thì chúng ta sẽ làm được.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
Theo Pháp luật Việt Nam
Công bố dự thảo "một kỳ thi quốc gia" Ba phương án tổ chức "một kỳ thi quốc gia" vừa được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển giới thiệu với các nhà quản lý giáo dục tại hội nghị tổng kết năm học 2013 - 2014 sáng nay, 29/7. Phương án 1: Thi theo môn Theo phương án này, thí sinh sẽ thi 8 môn, gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí,...