ĐBQH Trần Hoàng Ngân: TP.HCM được cân nhắc hỗ trợ 2.000 tỉ đồng
Tối 23-9, PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho biết kinh phí chống dịch của TP hiện rất căng thẳng, dự toán cần 38.800 tỉ đồng, vậy nên đề xuất Thủ tướng xem xét hỗ trợ gần 28.000 tỉ.
Đến 23-9, thông tin nhận được là sẽ cân nhắc hỗ trợ 2.000 tỉ.
Dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của TP.HCM, do đó TP cần nguồn lực lớn để phòng chống dịch và khôi phục sản xuất kinh doanh – Ảnh: NGỌC HIỂN
Đó là phát biểu của đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân tại buổi giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Chính phủ và HĐND TP.HCM về chính sách hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn do tác động của dịch COVID-19 vào ngày 23-9.
Tại buổi giám sát việc thực hiện nghị quyết 42, 154, 68 của Chính phủ và nghị quyết 09 của HĐND TPHCM, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) cho hay TP.HCM hiện đang cần nguồn lực lớn để phòng, chống dịch và giải quyết bài toán an sinh, an dân.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 23-9, PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho hay kinh phí chống dịch của TP hiện nay rất căng thẳng, TP đã dự toán cần 38.800 tỉ đồng.
Video đang HOT
TP đã huy động mọi nguồn lực dự phòng, dự trữ được 10.800 tỉ đồng, do đó TP mới đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ cho TP nguồn kinh phí gần 28.000 tỉ đồng.
Theo ông Ngân, đến thời điểm này (ngày 23-9) TP chưa nhận được tiền, song được thông tin là sẽ cân nhắc hỗ trợ 2.000 tỉ đồng.
PGS.TS Ngân cho hay con số 2.000 tỉ đồng tuy lớn, song so với nhu cầu phòng chống dịch của TP thời điểm này là quá khiêm tốn.
Do đó, trung ương cần hỗ trợ thêm cho TP bằng cách cân đối các nguồn tài chính, hỗ trợ thêm nguồn lực để TP.HCM có thể chăm lo cho sức khỏe, cuộc sống của nhân dân đầu tàu kinh tế tốt hơn, bởi hiện vẫn còn trên 40.000 ca mắc COVID-19 đang điều trị tại bệnh viện và khoảng 60.000 F0 đang điều trị tại nhà và tầng 1.
“Dẫn những con số trên để thấy rằng nhu cầu về nguồn lực để phòng, chống dịch tại TP hiện rất lớn và cấp bách. Bên cạnh đó, TP cũng phải nỗ lực để giải quyết bài toán an sinh xã hội và an dân khi TP thực hiện giãn cách, hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh đều tạm ngưng hoạt động trong các tháng vừa qua khiến nguồn thu ngân sách của TP cũng giảm sút, ảnh hưởng nghiêm trọng”, ông Ngân nói.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho hay trong 5 năm vừa qua, TP đã thu hộ và chuyển về trung ương trên 1,4 triệu tỉ đồng, riêng năm 2019 đã chuyển về trung ương khoảng 330.000 tỉ đồng, trung bình mỗi năm đều chuyển về trung ương trên 300.000 tỉ đồng.
Vì thế, ông Ngân cho rằng trung ương cần xem xét, điều tiết nguồn lực cho TP, hỗ trợ lúc TP gặp khó khăn, ít ra có thể tạo cơ chế để TP có thể xoay xở, tạo nguồn thu để bù đắp những khoản chi chống dịch.
Về cơ chế, ông Ngân cho hay sẽ có những giải pháp về huy động nguồn thu mà trung ương và TP sẽ cùng bàn lại để có cơ chế thích hợp nhất, song có thể có những cách giải quyết như cho TP phát hành trái phiếu ra sao, tăng nợ công như thế nào, hỗ trợ TP về cổ phần hóa, điều chỉnh các dự án đầu tư công, chính quyền đô thị…
“Điều này giúp TP có nguồn lực để phòng chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội và có các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp để phục hồi, bắt nhịp lại nhịp sống kinh tế của địa phương đầu tàu kinh tế của cả nước, nơi đóng góp 27% thu ngân sách cả nước”, ông Ngân nói.
Chính phủ đồng ý đàm phán mua 40 triệu liều vắc xin Sputnik V
Ngày 12-7, Chính phủ đã có nghị quyết đồng ý về việc giới thiệu Tập đoàn T&T đàm phán mua 40 triệu liều vắc xin Sputnik V của Liên bang Nga.
Tiêm chủng vắc xin tại Quân y viện 175 - Ảnh: BÁ ĐOÀN
Nghị quyết của Chính phủ ngày 12-7 nêu rõ đồng ý theo đề xuất của Bộ Y tế, có văn bản giới thiệu Tập đoàn T&T với Quỹ đầu tư trực tiếp Liên bang Nga (RDIF) để đàm phán mua 40 triệu liều vắc xin Sputnik V của Liên bang Nga bằng nguồn kinh phí hợp pháp do Tập đoàn T&T huy động (không sử dụng kinh phí nguồn ngân sách nhà nước và Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19 Việt Nam).
Theo đó, Chính phủ yêu cầu trên cơ sở yêu cầu của nhà sản xuất vắc xin (vaccine), ký thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm sử dụng vắc xin Sputnik V với nội dung tương tự như nội dung thỏa thuận mà Bộ Y tế đã ký trong các trường hợp mua vắc xin BNT162 của Pfizer và vắc xin AZD1222 do AstraZeneca sản xuất của Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC).
Chính phủ cũng khẳng định 40 triệu liều vắc xin này sẽ được tổ chức tiêm miễn phí toàn bộ theo quy định.
Ngày 23-3-2021, Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch COVID-19 đối với vắc xin Sputnik V của Nga. Đây là vắc xin ngừa COVID-19 thứ 2 được Việt Nam phê duyệt đến thời điểm đó.
Sputnik V là vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới được một cơ quan chức năng phê duyệt sử dụng. Từ ngày 11-8-2020, Bộ Y tế Nga đã cho triển khai tiêm quy mô toàn quốc vắc xin Sputnik V khi vắc xin này chưa thực hiện xong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Thành lập các đội cấp cứu lưu động sự cố sau tiêm phòng
Bộ Y tế quyết định thiết lập Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 toàn quốc.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng vừa có văn bản yêu cầu sở y tế các tỉnh thành, bệnh viện, các cơ sở tiêm chủng rà soát, hoàn thiện kế hoạch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19, trong đó có kế hoạch đáp ứng xử trí, cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin.
Theo đó, ngoài việc cấp cứu tại chỗ, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh thành, bệnh viện thành lập các đội cấp cứu lưu động chịu trách nhiệm hỗ trợ các điểm, cụm tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19.
"Các đội cấp cứu lưu động chuẩn bị sẵn sàng và hỗ trợ cấp cứu các trường hợp sự cố bất lợi sau tiêm tại các điểm tiêm chủng, bảo đảm tiếp cận tới điểm tiêm chủng trong thời gian dưới 10 phút, khi được yêu cầu hỗ trợ từ các cơ sở tiêm chủng", Bộ Y tế nêu rõ.
Bộ cũng yêu cầu các bệnh viện bố trí thường trực cấp cứu, chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ xử lý các trường hợp có sự cố nặng, nguy kịch sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Đồng thời Bộ Y tế cũng ban hành hướng dẫn thực hiện quy trình về sàng lọc, phân nhóm đối tượng trước khi tiêm chủng, theo dõi người sau khi được tiêm chủng.
Đại biểu đề nghị Quốc hội giám sát các gói hỗ trợ năm 2020 và 2021 Phát biểu tại hội trường, ĐBQH Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TP. HCM) đề nghị Quốc hội cần tiến hành giám sát về gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ trong năm 2020 và gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng trong năm 2021. An sinh xã hội là vấn đề quan trọng Cuối phiên làm việc buối sáng ngày 21/7 của Kỳ họp...