ĐBQH TP.HCM: Lô hàng cứu trợ về gần 1 tháng chưa lấy ra được, lỗi do ai?
Đại biểu Tô Thị Bích Châu (Đoàn ĐBQH TP.HCM) thắc mắc, TP có lô hàng hơn 22.000 lon sữa do kiều bào Australia ủng hộ cho trẻ em nhưng 1 tháng chưa lấy ra được.
Sáng 9/11, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV tiếp tục phiên thảo luận về kinh tế – xã hội.
Phát biểu từ điểm cầu TP.HCM, đại biểu Tô Thị Bích Châu cho rằng, trong các báo cáo, bà chưa thấy đề cập đến việc làm sao để thúc đẩy sự mạnh dạn, ý thức được vai trò của mỗi bộ, ngành, địa phương, mỗi đơn vị, nhất là đơn vị tham mưu thấy, nhận trách nhiệm của mình trong công việc tham mưu cho Chính phủ thực hiện vai trò chỉ đạo, hướng dẫn.
” K hông phải khó thì về địa phương, dễ và đúng quy định thì Trung ương làm. Với các địa phương khi cần xin ý kiến về các quy định trong trường hợp “nước sôi lửa bỏng” như phòng chống dịch mà chúng ta đang thực hiện những cơ chế để bảo vệ sự đột phá nói như Thủ tướng là “chống dịch như chống giặc” thật sự không phải cơ quan, đơn vị nào cũng có ý thức được điều đó”, bà Châu nói.
Đại biểu Tô Thị Bích Châu.
Video đang HOT
Bà Châu dẫn chứng, vừa qua TP.HCM có một lô hàng với hơn 22.000 lon sữa do kiều bào ở Australia ủng hộ cho trẻ em gặp khó khăn trong đại dịch. Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã xin ý kiến Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Cục Thú y. Sau đó, chỉ trong 2 ngày Cục Thú y đồng ý, nhưng Cục ATTP lại đề nghị TP.HCM hỏi Chính phủ.
Trong khi đó, nếu TP.HCM gửi công văn đến Chính phủ thì Chính phủ cũng giao cho Cục ATTP trả lời. Bà Châu đặt vấn đề vì sao Cục ATTP không tham mưu luôn cho Chính phủ có văn bản trả lời.
” Cách làm của Cục ATTP là đúng quy trình, nhưng không đúng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Và nếu như không có gì thay đổi trong đánh giá hàng năm thì cuối năm cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vì đã làm tròn chức trách nhiệm vụ; nhưng còn ở TP.HCM, lô hàng cứu trợ về gần 1 tháng chưa lấy ra được, lỗi do ai?“, bà Châu nêu ý kiến.
Đại biểu Châu kiến nghị Chính phủ tạo ra một cơ chế hành chính thông thoáng, quy được trách nhiệm của bộ, ngành, của từng cán bộ trong việc tham mưu kịp thời cho Chính phủ những việc cấp thiết, không cần nhờ vả mà việc vẫn chạy và có lợi nhất cho người dân.
Đồng thời, bà Châu cũng đề xuất cần kịp thời vinh danh, tuyên dương đúng công trạng, cũng như kịp thời thay mặt Đảng, Nhà nước và Nhân dân cảm ơn những cá nhân, tổ chức có hành động cảm cứu người như lực lượng y tế, lực lượng vũ trang, các lực lượng khác, đặc biệt những cá nhân đã mua vaccine và trang thiết bị y tế.
” Cần có sự đột phá hơn nữa, mạnh dạn hơn nữa để kịp thời động viên và tri ân”, bà Châu nói
Ngoài ra, đại biểu Châu cũng đề nghị sớm có giải pháp tạo sự công bằng cho cán bộ trong động lực cống hiến và mang đến thực chất hiệu quả phục vụ nhân dân.
Theo đó, cần có quy định rõ một phường 17.000 dân cần bao nhiêu cán bộ và một phường có 100.000 dân thì cần phải có bao nhiêu cán bộ để khi có tình huống khẩn cấp xảy ra làm sao để kịp thời ứng cứu dân, vì khi có tình huống khẩn cấp thì Chính phủ dù có yêu thương dân đến mấy cũng biết rằng “nước xa không cứu được lửa gần”.
Vụ tiêu hủy đàn chó của cặp vợ chồng về Cà Mau: Đại diện Cục Thú y lên tiếng
Đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trả lời tờ Tuổi trẻ, cần làm rõ ai đã lấy mẫu xét nghiệm cho đàn chó và đã có đơn vị nào xét nghiệm SARS-CoV-2 trên đàn chó hay chưa.
Bầy chó trên chặng đường về tránh dịch cùng chủ. Ảnh: facebok
Hôm nay, ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã có thêm những chia sẻ liên quan vụ việc nhà chức trách địa phương tiêu hủy đàn chó, méo 15 con của nhóm người từ từ vùng dịch về.
Ông Công nói, có 5 người chủ của bầy vật nuôi mắc Covid-19 nên người dân rất sợ và phản ánh. Nếu chủ đàn chó âm tính với SARS-CoV-2 thì địa phương sẽ không chọn phương án tiêu hủy. Còn ở đây, người chủ dương tính, không có ai quản lý đàn chó.
Ngoài ra, dù lực lượng làm nhiệm vụ ở khu cách ly nhiều lần nhắc nhở phía chủ chó, nhưng đàn chó vẫn nhiều lần tung bao chạy ra ngoài.
"Những người chủ dương tính nCoV nhưng họ vẫn ôm ấp đàn chó. Sau đó, đàn chó chạy lung tung nên người dân phản ứng. Chính quyền địa phương luôn đặt nhiệm vụ phòng, chống dịch và sức khỏe của người dân lên trước.
Chúng tôi ngày đêm tập trung lo đón, tiếp nhận, chăm sóc chu đáo cho người dân về từ vùng dịch", Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời trả lời tờ Vietnamnet.
Trả lời Tuổi trẻ online, đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định, hiện chưa có bằng chứng nào nói động vật nhiễm virus SARS-CoV-2 thì lây lan sang người. Trong khuyến cáo của các tổ chức quốc tế có nêu nếu người chủ của chó, mèo mắc Covid-19 thì vật nuôi phải được nhốt. Ngoài ra, ở dự thảo mới nhất của Tổ chức Nông - lương Liên Hiệp Quốc (FAO) không khuyến cáo buộc phải tiêu hủy.
Theo vị này, trong vụ việc ở Cà Mau, cần làm rõ ai đã lấy mẫu xét nghiệm cho đàn chó và đã có đơn vị nào xét nghiệm SARS-CoV-2 trên đàn chó hay chưa. Theo phân công thì Chi cục Thú y vùng 7 được giao nhiệm vụ xét nghiệm và kết luận chó có nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Ngoài ra, trong Luật Thú y có quy định, nếu vật nuôi mắc bệnh có khả năng lây lan sang người thì phải có biện pháp, không loại trừ tiêu hủy.
"Trong trường hợp đàn chó bị tiêu hủy ở Cà Mau, tôi cho rằng chúng ta cần có cái nhìn thông cảm, khách quan với chính quyền địa phương, nhất là khi họ đang phải chịu áp lực phòng chống dịch bệnh trong thời gian dài.
Người ta quan ngại khi chủ chó mèo không quản lý được, đàn chó đó tiếp xúc với người khác, bài thải ra virus khiến virus lây lan", đại diện Cục Thú y nói với báo Tuổi trẻ, đồng thời cho biết, dự kiến 1 - 2 tuần tới, Cục sẽ ban hành dự thảo hướng dẫn ứng phó, giám sát SARS-CoV-2 trên động vật.
Vụ tiêu hủy chó ở Cà Mau: Chưa có bằng chứng nói động vật nhiễm COVID-19 lây sang người Theo đại diện Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), hiện chưa có bằng chứng nào nói động vật nhiễm SARS-CoV-2 lây lan sang người và địa phương nên phối hợp với cơ quan thú y để xử lý thay vì tiêu hủy đàn chó. Những con chó theo chủ rong ruổi từ Long An về Cà Mau nhưng...