ĐBQH nói thế nào về đề xuất nâng trình độ chuẩn nhà giáo?
“Nâng cao trình độ người thầy là điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, từ thực trạng hiện nay cần tính toán lại tính khả thi và các tác động tiêu cực của quy định này, thậm chí dễ bị lạm dụng”. Đó là đề nghị của Đại biểu Quốc hội (ĐB) khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) diễn ra hôm qua (21/5).
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu tại hội trường.
Chỉ tiêu tuyển sinh cần dựa trên nhu cầu thực tế
ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị cần có chính sách ưu tiên đối với sinh viên học Đại học sư phạm như với các trường Đại học công an, Đại học quân sự, nhưng với điều kiện điểm sàn phải rất cao so với các ngành khác chứ không phải ngang các ngành khác như hiện nay.
Theo ĐB Hòa, sinh viên ra trường có Bằng giỏi cần được tuyển thẳng vào ngành. Tốt nghiệp suất sắc, giỏi sẽ được hưởng mức lương cao hơn 1 bậc so với các trường hợp khác. Như vậy mới có học sinh giỏi tranh nhau vào ngành Sư phạm, giống như vào các trường Đại học Y, Dược, Công an, Quân sự.
Đồng quan điểm, ĐB Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu ý kiến của ĐB Hòa. Theo đó, thực hiện chế độ đối với sinh viên và nhà giáo như những ngành công an, quân đội. Tuyển sinh đầu vào có sơ tuyển, coi trọng tiêu chí hạnh kiểm, đạo đức và học lực. Cùng với đó, chỉ tiêu tuyển sinh cần được xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, sinh viên ra trường được bố trí công tác, được đãi ngộ xứng đáng, giáo viên có thể có mức sống cao từ đồng lương của mình, từ đó yên tâm công tác, cống hiến.
Nên kéo dài thời gian chuẩn hóa giáo viên
Đối quy định nâng trình độ chuẩn nhà giáo, ĐB Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) kiến nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc lại khi quy định trình độ chuẩn nhà giáo đối với giáo viên Mầm non, có Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên, còn đối với giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có Bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Đối với môn học chưa đủ giáo viên được đào tạo ở trình độ Đại học sư phạm thì có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
ĐB Giang cho rằng quy định trên chưa phù hợp với chủ trương tuyển dụng, trọng dụng người có tài năng và đội ngũ viên chức là nhà giáo. Đặc biệt, thời gian gần đây, các trường sư phạm rất khó thu hút số lượng người học, cũng như chuẩn đầu vào của các trường sư phạm rất thấp. “
Vấn đề quan trọng là khi người được tuyển dụng vào, khi chưa có nghiệp vụ sư phạm thì cần được bồi dưỡng với một chương trình phù hợp mà không chỉ giao cho các trường sư phạm đào tạo giáo viên giáo dục phổ thông. Trên thực tế một số ngành hiện nay chỉ tuyển người được đào tạo tại các trường đặc thù, như công an, quân đội”, ĐB Giang nêu quan điểm.
Video đang HOT
Lấy dẫn chứng từ thực tế, ĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai) khẳng định, nếu Chính phủ không quy định lộ trình thực hiện chuẩn hóa đối với giáo viên, khi Luật này có hiệu lực sẽ có hàng vạn giáo viên không đạt chuẩn.
“Ai cũng biết nâng cao trình độ người thầy là điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, từ thực trạng hiện nay cần tính toán lại tính khả thi và các tác động tiêu cực của quy định này, thậm chí dễ bị lạm dụng”, ĐB Vượt nêu ý kiến và đề nghị Dự thảo luật cần tính toán kéo dài thời gian, thậm chí là 10 năm, để chuẩn hoá số lượng lớn giáo viên, đồng thời có quy định việc tuyển giáo viên mới từ các năm học sau phải đạt chuẩn.
Tán thành về lộ trình nâng chuẩn trình độ nhà giáo, ĐB Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) cho rằng đây là điều cần thiết và nên giao Chính phủ quy định thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở để không làm xáo trộn, ảnh hưởng công tác tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, thời gian áp dụng của quy định trình độ đạt chuẩn của nhà giáo vào năm 2030 để có thêm thời gian cho giáo viên chưa đạt chuẩn đi học.
Ngoài ra, quy định về độ tuổi đi học cũng được nhiều ĐB cho ý kiến. Điều 28 Dự thảo luật quy định độ tuổi vào lớp 1 là 6 tuổi, vào lớp 6 là 11 tuổi, vào lớp 10 là 15 tuổi. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phát triển sớm về trí tuệ thì có thể học sớm. Đối với học sinh học trễ, tuổi cao hơn thì chia thành 6 trường hợp: học sinh người dân tộc thiểu số; học sinh khuyết tật, kém phát triển; học sinh mồ côi, không nơi nương tựa; học sinh hộ nghèo; học sinh người nước ngoài về nước; học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho rằng những đối tượng không nằm trong những trường hợp này, mà là con của phụ huynh ở điều kiện tốt, không khó khăn, như ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh nếu muốn học nhưng đã qua tuổi cũng không thể vào trường được. Hay con em đang mắc bệnh phải điều trị, bỏ dở qua năm sau mới được vào lớp 1, lớp 6, lớp 10.
“Nếu theo luật này thì không thể học được trong điều kiện không phải là vùng khó khăn”, ĐB Tuấn nhấn mạnh và đề nghị Ban soạn thảo chỉnh sửa lại theo hướng: hơn tuổi nhưng có lý do chính đáng vẫn được học.
Cùng quan điểm, ĐB Bùi Văn Phương đề nghị Dự thảo luật nên quy định độ tuổi vào lớp một là không dưới 6 tuổi, vào lớp 6 không dưới 11 tuổi và vào lớp 10 không dưới 15 tuổi bởi trên tuổi là việc bình thường, còn việc học là suốt đời….
Cũng trong ngày hôm qua, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Kiến trúc. Đa số các ĐB cho rằng, việc xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc đối với các công trình kiến trúc là hết sức quan trọng. Tuy nhiên do quy định bản sắc văn hóa dân tộc đòi hỏi phải có sự am hiểu sâu sắc, chuyên về văn hóa dân tộc, phù hợp với các vùng miền.
Chính vì thế các ĐB đề nghị Ban soạn thảo chỉnh lý theo hướng giao cho Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch phối hợp xây dựng và quy định văn hóa bản sắc dân tộc để đảm bảo tính thống nhất.
Phạm Diệu
Cần quy định rõ sách giáo khoa phải sử dụng ổn định lâu dài
Sáng 21/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Đây là dự án Luật có nhiều nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến người dân nên nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Linh hoạt trong kỳ thi THPT
Báo cáo giải trình tiếp thudự án Luật này, Chủ nhiệm Uỷ ban VH-GD-TN-TN-NĐ Phan Thanh Bình cho biết, đây là dự án Luật quan trọng liên quan trực tiếp đến người dân nên nhận được sự quan tâm, theo dõi sát sao của cử tri và nhân dân. Dự án Luật này đã được Quốc hội thảo luận tại hai kỳ họp (kỳ họp thứ năm và thứ sáu); được Chính phủ tổ chức lấy ý kiến nhân dân một cách rộng rãi. Sau đó, UBTVQH đã tiếp tục lấy ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách và các chuyên gia tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tổ chức vào tháng 4/2019.
Chủ nhiệm Uỷ ban VH-GD-TN-TN-NĐ Phan Thanh Bình trình bày báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật
Liên quan đến quy định về kỳ thi tốt nghiệp THPT, Chủ nhiệm Uỷ ban VH-GD-TN-TN-NĐ Phan Thanh Bình cho biết, một số ý kiến đại biểu đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, chỉ thực hiện kỳ thi tuyển sinh vào CĐ, ĐH. Tuy nhiên có ý kiến đề nghị vẫn giữ kỳ tốt nghiệp THPT và giao các địa phương thực hiện.
UBTVQH cho rằng, hiện nay việc tổ chức kỳ thi để cấp bằngtốt nghiệp THPT nhằm đánh giá mức độ đạt chuẩn GDPT của học sinh; cung cấp dữ liệu quốc gia cho việc nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy, chính sách giáo dục và tuyển sinh đại học, đồng thời tạo hành lang pháp lý để thể chế hóa giáo dục thường xuyên, tự học của người dân trong tương lai. Bởi lẽ, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc tổ chức thi và cấp bằng tốt nghiệp THPT sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khi tiếp tục việc học ở nước ngoài.
Để linh hoạt cho Chính phủ trong tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT, chỉ cần quy định nguyên tắc học sinh học hết chương trình THPT thì được dự thi để lấy bằng tốt nghiệp THPT, không quy định phương thức cũng như quy mô tổ chức thi.
Thảo luận về nội dung này, Đại biểu Phạm Văn Hoà - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh, kỳ thi "2 trong 1" thời gian qua rất được dư luận quan tâm. Bên cạnh xảy ra một số tiêu cực thì tỷ lệ đậu rất cao, có địa phương đạt 99% là cần xem xét lại đã hợp lý hay chưa?
ĐB đề nghị, vẫn quy định thi THPT nhưng cần có điều khoản giao Chính phủ nghiên cứu để sau này, tuỳ thực tế mà có thể bỏ thi tốt nghiệp THPT, chỉ cấp bằng THPT với những điều kiện cụ thể. Đồng thời tổ chức thi tuyển sinh ĐH như trước kia để tuyển học sinh có năng lực khá giỏi tham gia, còn học sinh học lực trung bình thì có thể học nghề, lao động theo sở thích, năng lực. Như vậy vừa tiết kiệm được cho gia đình và cả xã hội.
Về quy định kỳ thi tốt nghiệp THPT, ông Hòa đồng tình với việc vẫn tổ chức thi THPT, nhưng đề nghị bổ sung quy định giao cho Chính phủ nghiên cứu tiến tới xét công nhận tốt nghiệp THPT để đỡ gây tốn kém ngân sách, lãng phí thời gian của xã hội bởi hiện nay tổ chức thi thì hơn 99% đỗ.
ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu tại hội trường
Còn theo ĐB Phạm Trọng Nhân, những tiêu cực trong thi cử bị phát hiện trong thời gian qua đã đặt giáo dục trong tâm điểm của dư luận. Vai trò của gia đình quan trọng, phải được đặt trong gốc rễ vấn đề này. Vụ tiêu cực thi cử như vừa qua cho thấy việc cán bộ, lãnh đạo "tạo điều kiện" cho con em mình theo một cách thức phi giáo dục. Nhiều gia đình hiện vẫn "khoán trắng" việc giáo dục cho nhà trường và do đó, sẽ rất bất công nếu đổ hết lỗi về các hành vi xấu, thiếu chuẩn mực của học sinh cho nhà trường. Bệ đỡ từ gia đình và xã hội chưa đủ để các em hình thành nhân cách thì không thể trông đợi hết vào nhà trường.
Băn khoăn ở góc độ khác, lo lắng về "bệnh thành tích" trong trường học, ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) nêu: Trước đây, đi học lưu ban là chuyện bình thường, điểm thấp cũng bình thường. Nhưng đó là chất lượng thực sự. Vậy hiện nay thì sao, cái gì cũng sợ. Điểm thấp sợ các cháu buồn, lưu ban, không tốt nghiệp được các cháu tổn thương. Làm gì cũng sợ, nên rất băn khoăn về giáo dục. Liệu tỷ lệ 100% khá giỏi đó liệu có giỏi thực chất hay không? Nếu tiếp tục kéo dài như thế này thì "bệnh thành tích" sẽ khó dẹp bỏ được.
Sách giáo khoa cần ổn định lâu dài
Liên quan đến vấn đề sách giáo khoa (SGK), Chủ nhiệm Uỷ ban VH-GD-TN-TN-NĐ Phan Thanh Bình cũng cho biết, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về chương trình, SGK GDPT; đề nghị xây dựng một chương trình, một bộ SGK dùng chung cho cả nước.
UBTVQH cho rằng, hiện nay quy định về chương trình, sách giáo khoa GDPT trong dự thảo Luật đã cụ thể hóa tinh thần nghị quyết của Đảng và Quốc hội. Theo đó, việc giảng dạy và học tập phổ thông chuyển từ giáo dục thiên về truyền thụ kiến thức sang giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Hiện nay Bộ GD-ĐT đã công bố chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trong cả nước và đang soạn thảo ban hành bộ sách giáo khoa theo chương trình này, sẽ hoàn thành sau năm 2022. Do vậy, UBTVQH đề nghị được giữ quy định một chương trình thống nhất, mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa như trong dự thảo Luật.
Về quy định việc lựa chọn SGK, dự thảo Luật quy định UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK để sử dụng ổn định trong các cơ sở GDPT trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) băn khoăn: Trong thời gian qua, SKG là vấn đề được dư luận xã hội hết sức quan tâm, từ việc quy định một chương trình nhiều bộ SGK, việc thực nghiệm sách giáo khoa đến việc độc quyền in ấn, xuất bản, phát hành, dự kiến tăng giá về sách giáo khoa... Với thực tế đó, đề nghị UBTVQH cần hết sức cân nhắc trong tiếp thu, giải trình các quy định dự thảo Luật về chương trình này. "Quy định như xuất bản SGK theo quy định của pháp luật, cơ sở giáo dục được lựa chọn SGK theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhưng quy định gì thì không rõ. Đây là hạn chế có thể dẫn đến loạn SGK, mỗi trường một kiểu, mạnh ai nấy làm, học một đường thi một nẻo. Bên cạnh đó, quy định UBND cấp tỉnh chủ động biên soạn tài liệu còn chung chung. Đề nghị quy định cụ thể tiêu chí quy trình biên soạn, việc lựa chọn SGK", ĐB đề nghị.
Bên cạnh đó, theo ĐB "việc quy định của UBND cấp tỉnh tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương còn chung chung không rõ loại tài liệu giáo dục này là loại tài liệu giáo dục gì, thuộc lĩnh vực nào, có giá trị như sách giáo khoa không, có gì khác với sách tài liệu tham khảo không? Vì vậy, tôi đề nghị phải có các quy định cụ thể, rõ ràng trong mục này về tiêu chí, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông".
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, đây là nội dung thu hút sự quan tâm của dư luận trong thời gian qua. Xã hội hoá SGK là một chương trình nhiều bộ sách nhưng đề nghị quy định rõ sách giáo khoa phải sử dụng ổn định lâu dài, chứ không thể dùng một năm rồi bỏ. Hội đồng thẩm định SGK nên giao cho Thủ tướng thành lập, không nên giao cho Bộ trưởng, bởi Thủ tướng thành lập thì hội đồng này sẽ có thành phần đa dạng, uy tín.
Theo congly
Tuyển sinh trường công an 2019: Trường nào tuyển chỉ tiêu cao nhất? Năm 2019, chỉ còn 3 trường công an tuyển sinh và số lượng chỉ tiêu của từng trường thì không phải ai cũng biết. Chỉ tiêu Học viện Cảnh sát nhân dân cao nhất Theo Dự thảo về hướng dẫn tuyển sinh Công an nhân dân năm 2019, chỉ còn ba trường công an tuyển sinh là là Học viện An ninh nhân...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Việt cả đời chỉ đóng 1 phim mà sau 15 năm vẫn hot rần rần, nhan sắc gây sốc khiến dân tình hết hồn
Hậu trường phim
23:37:42 24/04/2025
"Nàng tiên hoa" đẹp chấn động địa cầu: Nhan sắc vô địch Trung Quốc, visual không có thực ở nhân gian
Sao châu á
23:34:25 24/04/2025
NSND Thu Hà đẹp mặn mà tuổi 56, diễn viên Phương Oanh gây sốt
Sao việt
23:19:40 24/04/2025
Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu
Nhạc việt
22:59:58 24/04/2025
Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do
Tv show
22:29:23 24/04/2025
'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt
Phim âu mỹ
22:24:36 24/04/2025
Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler
Sức khỏe
21:40:42 24/04/2025
Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù
Pháp luật
21:20:25 24/04/2025
NÓNG: Kênh Spotify của BLACKPINK bất ngờ tràn ngập video 18+, chuyện gì đây?
Nhạc quốc tế
21:18:12 24/04/2025
Số lượng sắc lệnh 'khủng' của Tổng thống Trump
Thế giới
21:17:51 24/04/2025