ĐBQH: “Nhà nhà đào tạo thủ tướng, trường trường đào tạo bộ trưởng”
“Ai được sinh ra trong cuộc sống này cũng muốn mình là người tốt, người giỏi. Nhìn thẳng vào sự thật, ta thấy hiện nay, nhà nhà đào tạo thủ tướng, trường trường đào tạo bộ trưởng”, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (Gia Lai) phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều nay (11.6).
Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (ảnh VPQH).
Chiều nay (11.6), Quốc hội thảo luận tại hội trường cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Góp ý vào cho dự thảo Luật, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp đã đề nghị luật này phải được sửa toàn diện với tinh thần không vội vàng, có thể xem xét qua 3 kỳ họp để ban soạn thảo có thời gian điều kiện nghiên cứu, tiếp thu nhằm đảm bảo hiệu quả khi cho ra lò một sản phẩm không theo tư duy nhiệm kỳ.
Video đang HOT
“Bác Hồ có nói: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tôi nhận thấy, Bộ GD-ĐT thời gian gần như buông lỏng hai chữ giáo dục mà chỉ lao vào tập trung cho hai chữ đào tạo”, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp nói.
Theo đại biểu Ksor H’Bơ Khăp, chúng ta có từng nghĩ, tại sao đất nước đang ngày một phát triển mà đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp. Nguyên nhân từ đâu, do ai và ai là người phải chịu trách nhiệm cho mâu thuẫn này.
“Bản thân tôi nhận thức đây không phải trách nhiệm của riêng ai. Ai được sinh ra trong cuộc sống này cũng muốn mình là người tốt, người giỏi. Nhìn thẳng vào sự thật, ta thấy hiện nay, nhà nhà đào tạo thủ tướng, trường trường đào tạo bộ trưởng. Và kết quả là, học sinh chưa vào lớp 1 đã thuộc bảng cửu chương và nói tiếng nước ngoài như gió để thi tuyển đầu vào lớp 1. Lên cấp 2 thì giỏi toàn diện cả văn toán, ngoại ngữ với thang điểm tuyệt đối. Vào cấp 3 thì thuộc sử người như chính mình được sinh ra và lớn lên tại xứ sở ấy nhưng chả mảy may suy nghĩ cha ông đã đổ máu để giành độc lập dân tộc…”, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp nói.
Ở góc độ khác, đại biểu Nguyễn Hồng Hải (Bình Thuận) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung tại điều 29 khoản 2 quy định: Mỗi học sinh có thể có nhiều sách giáo khoa, cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa được sử dụng ổn định trong giảng dạy học tập. Tuy nhiên, cũng tại khoản 3 điều này lại quy định: “Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong giảng dạy, học tập.
“Nội dung quy định như trên là mâu thuẫn khó áp dụng trong thực tế. Do đó, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu sửa lại cho phù hợp, đồng thời cần có quy định cụ thể trong luật thời gian ổn định của sách giáo khoa là bao lâu, tránh tình trạng thay sách giáo khoa liên tục gây khó khăn cho thầy cô trong biên soạn giáo án, chương trình giảng dạy thiếu ổn định, đặc biệt là lãng phí tiền của dân khi các bộ sách không được sử dụng lại”, đại biểu Hải bày tỏ.
Cũng nói về sách giáo khoa, đại biểu Dương Minh Tuấn (Bà Rịa -Vũng Tàu) cho rằng, dự thảo Luật quy định một môn học có thể có nhiều sách giáo khoa và cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng. Khi có nhiều bộ sách giáo khoa thì ai được quyền chọn sách giáo khoa cho từng lớp, từng cấp học, từng môn, e rằng việc chọn nhiều sách dẫn đến “đa thư loạn mục”, không đảm bảo tính thống nhất và ăn khớp của toàn nền giáo dục. “Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm, nếu mỗi trường chọn một bộ sách giáo khoa thì ngành giáo dục có đảm đương nổi nhiều công việc, trong đó có việc tập huấn cho giáo viên của từng trường hay không? Theo tôi Bộ GD-ĐT phải khảo sát và có sách giáo khoa chuẩn theo vùng, miền, khu vực”, đại biểu Tuấn nói.
Theo Dân Việt
Chính phủ yêu cầu có kết luận vụ kiện tại Đại học Ngoại thương trước tháng 5.2018
Trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1.2018, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Chính phủ đã yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì xác minh giải quyết, kết luận và báo cáo Thủ tướng về vụ kiện kéo dài tại Đại học Ngoại thương trước 1.5.2018.
ảnh minh họa
Chủ trì phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 2.2, trước câu hỏi của phóng viên liên quan tới giải quyết vụ việc tại Đại học Ngoại thương, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Với vụ Đại học Ngoại thương, vụ việc này kéo dài 2 năm rồi. Thanh tra của Bộ GDĐT và Thanh tra Chính phủ cũng đã vào cuộc thanh tra theo đơn tố cáo, liên quan đến công tác quản lý tài chính của Đại học Ngoại thương.
Vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cũng đã chủ trì các cơ quan liên quan, lãnh đạo TP.Hà Nội, Phó Thủ tướng đã kết luận giao cho Thanh tra Chính phủ rà soát tổng thể lại các nội dung tố cáo. Trong đó xác định những nội dung nào có kết luận đúng theo quy định pháp luật thì thông báo cho người tố cáo biết, nội dung nào giải quyết chưa đúng hoặc nội dung nào người tố cáo nêu lên chưa giải quyết thì yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì xác minh giải quyết. Yêu cầu có kết luận và báo cáo Thủ tướng trước 1.5.
Là một trong những trường đại học công lập có uy tín, Trường ại học Ngoại thương đang có được sự đánh giá cao ở cả trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Đại học Ngoại thương liên tiếp để xảy ra những vụ kiện kéo dài để lại nhiều dư luận không tốt như lãnh đạo thiếu dân chủ, không có sự công khai, minh bạch trong quản lý tài chính...
Theo Cafef.vn
Buộc trách nhiệm gia đình học sinh trong việc chống xúc phạm, bạo hành nhà giáo? Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục có quy định về trách nhiệm của gia đình phối hợp với nhà trường, nhà giáo trong việc giáo dục học sinh, tôn trọng nhà giáo, không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm và thân thể nhà giáo... Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trình luật sửa đổi,...