ĐBQH hỏi Bộ trưởng mất bao lâu để giáo dục đi hết con đường quá độ?
Dẫn lại lời của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về việc giáo dục đang trong giai đoạn quá độ nên việc thay đổi là cần thiết, đại biểu Hồ Thị Vân ( Quảng Ngãi) chất vấn: Mất bao lâu để giáo dục đi hết con đường quá độ này?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn sáng 6.6-ẢNH GIA HÂN
“Sau khá nhiều thay đổi thì giáo dục của chúng ta đã đi đến đâu, đến giai đoạn nào của con đường quá độ? Trong nhiệm kỳ của mình, Bộ trưởng dự kiến đạt được bao nhiêu phần trăm của quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục?”, đại biểu Vân nêu câu hỏi.
Phúc đáp đại biểu tỉnh Quảng Ngãi, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định, việc đổi mới, đặc biệt là đổi mới giáo dục, không nóng vội được vì liên quan nhiều đối tượng, do đó, cần phải có giai đoạn quá độ. “Không thể cứ thấy bí, thấy vướng là làm ngay vì giáo dục là việc động chạm nhiều vấn đề nhạy cảm, muốn thực hiện phải có lộ trình, bước đi”, ông Nhạ nói.
Bộ trưởng Nhạ dẫn chứng, như việc tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia cũng đã được đổi mới theo lộ trình 3 năm, từ 2 kỳ thi với 2 mục đích chỉ còn 1 kỳ thi duy nhất. Từ việc tổ chức 2 loại cụm thi chỉ còn 1 cụm thi duy nhất. Đến năm 2017, việc tổ chức kỳ thi đã tương đối ổn định về cơ bản và năm nay chỉ chỉnh sửa một số vấn đề kỹ thuật để hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng khẳng định, chúng ta đang đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thì không thể đứng yên được.
Về việc “giáo dục Việt Nam đang ở đâu trong giai đoạn quá độ”, ông Nhạ khẳng định: “Chúng ta đang ở giai đoạn thực hiện nhiều nhiệm vụ và có hiệu quả”.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Nhạ, giáo dục mầm non thì đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, so với các nước trong khu vực được UNICEF đánh giá cao; hay tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 cũng thuộc diện cao; cấp tiểu học cũng đạt kết quả tốt như kết quả PISA, được các tổ chức như World Bank đánh giá cao; chương trình giáo dục phổ thông cũng đã hoàn thành chương trình tổng thể và tới đây xây dựng sách giáo khoa.
Bộ trưởng Nhạ cũng cho hay: “Trong lúc chờ chương mình mới, chúng tôi cũng đổi mới, cải tiến các chương trình hiện hành. Đây là bước chuyển không sốc nhưng vô cùng gian lao, vì vậy, rất mong các đại biểu chia sẻ với ngành giáo dục”.
Cho biết hiện tại chưa thể kết luận được ngay đạt được bao nhiêu phần trăm trong nhiệm kỳ, tuy nhiên, ông Nhạ khẳng định, trong nhiệm kỳ của mình sẽ cố gắng hoàn thành việc ban hành chương trình sách giáo khoa, chất lượng giáo dục phổ thông có chuyển biến rõ nét và đưa ra giải pháp có tính chất đột phá trong tự chủ đại học, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng của các trường đại học công lập.
“Trong nhiệm kỳ này, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng, chúng tôi cố gắng triển khai để có đội ngũ nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao năng suất lao động, giải quyết những vấn đề nút thắt về thị trường lao động. Dưới sự phối hợp của các bộ, ngành, chúng tôi có cơ sở tin rằng, nhiệm kỳ này sẽ đạt được những kết quả rõ nét”, Bộ trưởng Nhạ nói.
Theo thanhnien.vn
Thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT
Một trong những lý do cần thiết để sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học là nhằm đáp ứng những yêu cầu về thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH của Đảng và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn để phát triển và hội nhập.
Thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Ảnh minh họa/internet
Quán triệt quan điểm đổi mới của Đảng
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ vụ Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học (GDĐH), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nêu rõ: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) đã đề ra mục tiêu đối với GDĐH:
Tập trung đào tạo nhân lực trinh đô cao, bôi dương nhân tai, phát triển phẩm chất và năng lực tư hoc, tư làm giàu tri thưc, sang tao cua ngươi hoc; Hoàn thiện mang lươi cac cơ sở GDĐH, cơ câu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hơp vơi quy hoach phát triển nhân lưc quốc gia; Đa dạng hóa các loại hình cơ sở đào tạo phù hơp vơi nhu câu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề.
Theo đó, Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra các nhiệm vụ cho GDĐH như: Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDĐH gắn với quy hoạch phát triển kinh tê - xã hôi, quy hoach phat triên nguồn nhân lực; Thông nhât tên goi cac trinh đô đao tao, chuân đâu ra; Hoàn thiện mô hình đại học quốc gia, đại học vùng; Đây manh xã hôi hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và GDĐH; Tăng tỉ lê trương ngoài công lập đôi vơi GDĐH; Đổi mới căn bản công tác quản lý GDĐH, bao đam dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH; coi trọng quản lý chất lượng.
Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khoá XII đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã chỉ rõ mục tiêu "Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao.
Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức.
Giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công".
Ảnh minh họa/internet
Giải quyết những vấn đề cấp bách
Do vậy, cần thiết phải đổi mới hệ thống quản lý GDĐH, với những nhiệm vụ chính là: Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ GDĐH trên các phương diện: hoạt động chuyên môn, tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với GDĐH phù hợp với điều kiện tự chủ đại học, trên cơ sở sắp xếp lại hệ thống các cơ sở GDĐH, hoàn thiện cơ chế tài chính đối với GDĐH; Nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở GDĐH; Đổi mới quản lý đào tạo để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn quốc tế...
Bên cạnh đó, yêu cầu về hội nhập quốc tế đối với GDĐH có tác động tới toàn bộ hệ thống, từ các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý có thẩm quyền, các cơ sở GDĐH, người học và người dạy, cũng như hệ thống cơ quan, tổ chức sử dụng sản phẩm đào tạo của GDĐH.
Thực hiện hội nhập quốc tế đối với GDĐH sẽ đảm bảo tốt hơn lợi ích của người học và người dạy, của cơ sở GDĐH, khu vực doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng sản phẩm GDĐH.
Điều đó không chỉ đóng góp phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia mà còn đóng góp cho khu vực và thế giới theo cơ chế đa văn hóa, đa quốc gia nhưng chung thị trường và cạnh tranh cùng phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đặc biệt, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành trong thời gian qua khi tình hình kinh tế-xã hội của đất nước và thế giới đã có nhiều thay đổi khác biệt so với thời điểm ban hành Luật GDĐH năm 2012. Do đó, cần phải thay đổi quan điểm, mục tiêu, biện pháp điều chỉnh các chính sách đối với GDĐH.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành Luật GDĐH năm 2012, Dự án Luật được ban hành sẽ mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học, giải quyết những đòi hỏi cấp bách trong đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hệ thống GDĐH phát triển.
Theo Giaoducthoidai.vn
Tạo cơ sở pháp lý thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 22, chiều 12/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. ảnh minh họa Trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào...