Dạy văn sắp tới: Khơi suối nguồn hay phủ đồi trọc?
“Thay vì đào sâu sẽ đi phủ đất trống đồi trọc”. Đây là ví von của một giáo viên văn về đổi mới cách dạy trước định hướng ra đề thi tốt nghiệp như hiện nay của Bộ GD-ĐT.
Học sinh phải tích cực hơn
Cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên dạy văn Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) nhận xét mức độ yêu cầu của đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm nay không quá sức học trò.
“Cấu trúc đề thi đem đến không khí mới cho cách dạy và học môn học này. Cụ thể, với cách ra đề đưa vấn đề thời sự xã hội quan tâm sẽ giúp học sinh có ý thức công dân, quan tâm hơn đến cuộc sống xung quanh. Qua đó giảm cách sống vô cảm hướng học sinh đến những vấn đề thời sự như vấn đề chủ quyền dân tộc được đề cập trong đề thi.
Cá nhân tôi cho rằng, với câu đọc hiểu 3 điểm yêu cầu học sinh viết một đoạn văn… sẽ buộc học sinh quan tâm và tự nói lên cảm xúc của mình trước các vấn đề nóng bỏng của xã hội. Trong ôn tập cho học sinh trước thi tốt nghiệp tôi cũng rất chú trọng hướng học sinh quan tâm đến những vấn đề nóng.
Tranh thủ ôn bài trước giờ thi. Ảnh: Lê Huyền
Riêng vấn đề chủ quyền biển đảo, nếu có định hướng trong cách dạy sẽ giúp học sinh có tinh thần yêu nước sáng suốt, bình tĩnh – tránh được những phát ngôn ảnh hưởng đến cộng đồng”.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương) cho rằng nếu Bộ tiếp tục ra đề theo hướng này, học sinh sẽ phải học cách tư duy, chủ động hơn”.
Video đang HOT
Trước đây có câu vè “Đầu vào Thị Nở, đầu ra Chí Phèo” để nói về sự quá quen thuộc của các đề thi văn. Mặc dù đã bỏ bộ đề, nhưng với việc chỉ có một vài tác phẩm trong chương trình nên vẫn có những khuôn mẫu nhất định. Với kiểu ra đề này, học sinh không còn khuôn mẫu và cả… tài liệu để trông cậy, các em sẽ phải học tích cực hơn”.
Cô Trần Thị Phương Loan, Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) cũng khẳng định học sinh sẽ phải tích cực hơn trong việc học trên lớp, mở rộng tìm hiểu xã hội, bộc lộ chính kiến nhiều hơn.
Băn khoăn khi chất văn không nhiều
Về phương pháp giảng dạy trước việc đổi mới cách ra đề thi, theo cô Trịnh Thu Tuyết, với sự kết hợp giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội ở câu 7 điểm sẽ “có tác động tích cực đến cách dạy và học, sẽ phải có những thay đổi để không tách văn khỏi đời. Lâu nay tách văn học với xã hội là tách văn ra ngoài đời. Do đó, cách lồng ghép văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học là phương pháp tốt giúp học sinh tiếp cận cộng đồng. Từ đó giúp học sinh biết chia sẻ, có trách nhiệm hơn giảm thiểu lối sống vô cảm…”.
Đồng tình với nhận định đề văn đã làm cho văn chương không xa rời thực tế, cô giáo Thu Trang khẳng định giáo viên chắc chắn là phải thay đổi cách dạy. Theo cô Trang, trước đây giáo viên không chú trọng đến dạy Tiếng Việt khi ôn thi cho học sinh. Thi gì học nấy, không thi bỏ luôn, lâu không học nên học sinh cũng quên các biện pháp tu từ.
Bên cạnh đó, “giáo viên văn chúng tôi chắc chắn sẽ phải chuyển từ việc dạy kỹ, sâu một vài tác phẩm, nhân vật chủ yếu sang dạy theo diện rộng, phủ kín tất cả các tác phẩm trong sách giáo khoa- có thể ví như “phủ xanh đất trống, đồi trọc”.
Trước đây, phần nghị luận văn học và nghị luận xã hội tách rời nhau, bây giờ sẽ phải dạy học sinh cách xử lý một đề thi ra gộp cả nghị luận văn học và nghị luận xã hội, xác định trọng tâm yêu cầu của đề thi thế nào”.
Tuy nhiên, cô Trang rất băn khoăn trước một đề văn có “hơi nhiều” câu hỏi nghị luận xã hội.
“Viết để đạt điểm cao đối với nghị luận xã hội không khó, không có nhiều kiến thức văn học vẫn viết được. Ra đề như vậy thuận cho học sinh. Nhưng nếu như học sinh viết không khéo, các bài thi văn sẽ biến thành bài xã hội học đơn thuần.
Bài văn khi đọc lên phải thấy sự rung động với hình tượng nghệ thuật, gợi mở ra những giá trị của văn học. Bài văn không nhất thiết là bài xã hội học”.
Cô Lan Anh, giáo viên văn trường THPT Trần Phú (Hà Nội) thì tỏ ra khá luyến tiếc với cấu trúc đề thi trước đây, bởi lẽ, “Kiểu ra đề mới này cho thấy xu hướng nghị luận xã hội chếm tỉ lệ gần ngang ngửa với nghị luận văn học. Là giáo viên dạy văn, tôi cảm thấy không có hồn văn chương lắm, tôi không thích lắm”.
Đề văn đã đảm bảo được tính hiện đại, thời sự. Nhưng cứ ra như vậy, học sinh sẽ ít còn muốn tìm hiểu sâu về cái hay, cái đẹp của văn chương. Bởi vì, không cần học các em vẫn “chặt chém” được”.
“Văn là sự cảm thụ của tâm hồn. Các tác phẩm thơ được dạy trong chương trình cực đẹp, nhưng đề không có một tí thơ nào. Với một đề văn ít chất văn, thầy cô cảm thấy khó trong cách dạy. Có lẽ, Bộ cần sớm cho biết định hướng sau này như thế nào” – cô Lan Anh đề nghị.
Theo VNN
Chỉ để kiến thức cần thiết trong SGK môn ngữ văn
Sẽ có nhiều thay đổi từ hình thức đến nội dung trong chương trình - sách giáo khoa môn ngữ văn, nhằm giúp học sinh yêu thích môn học này.
Phát biểu tại hội thảo, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng chương trình - sách giáo khoa môn ngữ văn nên theo các mô hình hoạt động - Ảnh: Minh Luân
Những vấn đề này được thảo luận trong hội thảo "Dạy học ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông", diễn ra ngày 25.4 tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Học nhiều nhưng lại thiếu kiến thức
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, chương trình - sách giáo khoa (CT-SGK) ngữ văn hiện nay có quá nhiều tác phẩm. Để theo kịp, cả giáo viên và học sinh (HS) đều phải chạy đua. Tuy học nhiều nhưng HS lại thiếu kiến thức lẫn kỹ năng giải quyết tác phẩm. PGS-TS Bùi Mạnh Hùng, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: "Chúng ta không nên chạy theo số lượng tác phẩm mà cần phải chọn lọc để HS học cái gì chứ không phải học hết chương trình mà kiến thức có được chẳng đạt bao nhiêu. Có như vậy, chúng ta mới giảm được áp lực, nỗi khổ cho cả giáo viên và HS".
PGS-TS Đỗ Ngọc Thống, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, Thường trực Ban soạn thảo đề án đổi mới CT-SGK phổ thông, cho rằng vì cứ chạy theo số lượng các tác giả, tác phẩm nên dù có cố gắng bao nhiêu vẫn không đủ được. Đó là chưa kể nội dung chương trình hiện hành còn chồng chéo, giẫm đạp lên nhau; vừa thừa, vừa thiếu.
Đổi mới theo hướng phát huy năng lực
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia đã đưa ra các giải pháp để CT-SGK ngữ văn sắp tới thật sự hiệu quả, thiết thực với cả HS và giáo viên.
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, cho rằng hiện nay trên thế giới có 3 mô hình SGK ngữ văn chính: lý thuyết, kỹ năng, hoạt động. "Trong đó, mô hình hoạt động tôi thấy có nhiều điểm hay. Đây là loại sách triển khai nội dung theo chủ đề hoạt động của HS nhằm tìm hiểu các lĩnh vực khác nhau của đời sống, lấy các hoạt động đó làm môi trường giao tiếp để hình thành kiến thức, phát triển các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho HS", ông Thuyết nhận định.
Theo PGS-TS Đỗ Ngọc Thống, CT-SGK ngữ văn mới sẽ có rất nhiều thay đổi, nhằm phát triển năng lực HS. Chương trình sẽ không chạy theo số lượng mà chỉ lựa chọn những kiến thức cần thiết (tác giả, tác phẩm, đơn vị tiếng Việt các kiểu văn bản), tiêu biểu giúp cho việc hình thành và phát triển các năng lực chung cũng như một số năng lực chuyên biệt, đặc biệt là năng lực giao tiếp và tiếp nhận, cảm thụ cái đẹp. Ngoài ra, chương trình mới cũng nhằm phát triển năng lực, yêu cầu HS vận dụng được kiến thức vào cuộc sống.
Theo TNO
Lo lắng với cấu trúc đề thi đề xuất Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014 môn ngữ văn sẽ hoàn toàn dựa vào mẫu đề thi do PGS-TS Đỗ Ngọc Thống đề xuất. Tuy nhiên, đọc đề thi đề xuất này, giáo viên và học sinh không khỏi lo lắng. Ngày 15-4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã gửi công văn số 1933 /BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn ôn...