Dạy Văn phải hướng tới chủ thể người học
Dạy Văn trong nhà trường phổ thông luôn là vấn đề mà xã hội quan tâm. Bên cạnh yếu tố về nội dung chương trình thì yếu tố người dạy và người học quyết định nhiều tới sự thành công trong một giờ dạy. Đổi mới dạy Văn theo hướng học sinh là bạn đọc là một trong những cách dạy hấp dẫn người học.
Trong giờ giảng văn, GV là người tổ chức cho HS hoạt động làm việc, vì vậy cần đa dạng hóa hình thức hoạt động của HS. Giáo viên có vai trò điều khiển định hướng trong các hoạt động như: đọc, đóng vai, hoạt động theo nhóm, thuyết trình, trao đổi giữa HS với nhau hoặc giữa HS với GV… kết hợp việc đưa power point vào trình chiếu.
Đổi mới phải hiểu không phải là xóa bỏ hoàn toàn cái cũ mà trên cơ sở là phát huy những cái tích cực trên nền tảng đó cho phù hợp với xu thế hiện đại. Đổi mới PPDH phải là sự kế thừa có chọn lọc các PPDH truyền thống kết hợp với các PPDH hiện đại. Cốt lõi của vấn đề là HS phải được làm việc để tự lĩnh hội, khám phá tác phẩm. Giờ văn không chỉ cung cấp kiến thức mà còn rèn cho HS kỹ năng để HS chiếm lĩnh kiến thức. Cho nên cách thức xây dựng hệ thống câu hỏi, cách nêu vấn đề và đưa các PPDH vào từng bài phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự khéo léo của người thầy.
Dạy Văn cần hướng đến sự tìm tòi sáng tạo (Ảnh: Tuấn Anh)
Giáo sư Phan Trọng Luận – một trong những giáo sư đầu ngành về phương pháp dạy học từng chia sẻ: Trong giờ giảng văn thì hoạt động đọc rất được quan tâm. Tiếc rằng có người hiểu không kỹ càng cho rằng “đọc hiểu” là đặc trưng của dạy học văn. Đọc hiểu chỉ là một hình thức, một mức độ của đọc văn bản văn học mà thôi.
Đọc có nhiều cách: đọc hiểu, đọc diễn cảm, đọc phân vai, đọc nghệ thuật, đọc sáng tạo…và cao nhất là đọc thẩm mỹ. Đọc hiểu là đọc đúng nội dung phản ánh trong tác phẩm. Đọc thẩm mỹ là cách đọc cao nhất, nó cần có sự đồng cảm giữa người đọc với tác giả thông qua tác phẩm, thực chất là quá trình cộng hưởng cảm xúc. Khi người đọc, đọc thông tin mà câu chữ đưa đến và đọc cả thông tin mà câu chữ không đưa đến. Người đọc dùng kinh nghiệm và vốn sống của mình để cảm nhận điều nhà văn gửi gắm qua văn bản thì đó là đọc sáng tạo. Chính việc đọc thẩm mỹ tác phẩm sẽ góp phần tạo không khí văn chương trong giờ học, đưa người học tiếp cận tác phẩm đến gần với cảm xúc tác giả.
Video đang HOT
Chính cách tiếp cận bắt đầu từ tác phẩm qua các mức độ đọc, HS sẽ được sống trong môi trường văn học, được cảm được nghĩ và sẽ là cơ sở để bày tỏ tình cảm. Để phát huy tính chủ thể của người học, giáo viên nên định hướng cho HS nhưng không làm thay cho các em phát biểu những cảm nhận riêng.
Hiện nay, bên cạnh những GV áp dụng cách dạy phát huy tính chủ thể cá nhân người học vẫn còn nhiều GV vẫn dạy theo cách áp đặt vì vậy dẫn đến cách học thụ động theo hướng đọc chép. Điều đó đang là rào cản trong quá trình dạy và học.
Trong giờ giảng văn thì những lời bình của người thầy sẽ có tác dụng lớn không chỉ tạo không khí văn chương trong giờ giảng mà còn bồi dưỡng cách đánh- giá, thẩm bình cho các em. Điều cốt lõi để HS yêu thích môn văn là GV cần bồi dưỡng cho các em phương pháp tự học tự tìm hiểu.
Trong bối cảnh xã hội phát triển hiện nay mỗi GV cần phải thấy việc tự thay đổi tìm tòi trong quá trình dạy học là một hoạt động thường xuyên và liên tục. Cô Phạm Thị Giang, Phó Hiệu trưởng của trường THPT tại Ninh Bình chia sẻ: Theo xu thế phát triển chung, môn văn cũng không nằm ngoài quy luật cần phải có sự đổi mới từ vấn đề chương trình, SGK và cả cách ra đề đánh giá. Có như vậy việc đổi mới mới đồng bộ và đáp ứng được một cách toàn diện.
Như vậy việc đổi mới cách dạy học văn nên đi từ những vấn đề thiết thực gần gũi, mục đích chính là nhằm tập trung hình thành cho HS phương pháp học. Có như vậy việc dạy và học văn mới trở nên tự nhiên nhẹ nhàng không gò ép theo một khuôn mẫu chung, giúp HS tự học, tự khám phá, tự kích thích sáng tạo.
Theo Hồng Vân (Giáo dục & Thời đại)
Tuyển liên thông để né quy định mới
Nhiều trường ĐH, CĐ và cả người học đang vội vàng tổ chức và thi tuyển sinh liên thông để né quy định mới.
Đông đảo thí sinh ghi hồ sơ dự thi liên thông ĐH tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TP.HCM sáng 16-1 - Ảnh: Như Hùng
Quy định mới về liên thông CĐ, ĐH của Bộ GD-ĐT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7-2-2013. Theo các trường và người học, quy định mới buộc người muốn liên thông CĐ, ĐH phải thi chung đề trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ, nếu không phải chờ ba năm sau ngày tốt nghiệp mới được dự thi theo đề do trường CĐ, ĐH ra là quá ngặt nghèo.
Người học dao động
Năm 2009, Lương Thanh Tùng (Q.6, TP.HCM) trúng tuyển vào Trường ĐH Hoa Sen với 16 điểm và Trường CĐ Kinh tế đối ngoại với 19 điểm. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không kham nổi mức học phí ĐH nên Tùng chọn học CĐ. Năm 2012 Tùng tốt nghiệp và dự định dự thi liên thông lên ĐH nhưng với quy định mới, Tùng lo lắng "bao nhiêu năm học CĐ, giờ còn nhớ gì kiến thức phổ thông nữa đâu mà thi ĐH". Mấy tuần gần đây, Tùng đôn đáo tìm hiểu xem trường nào tuyển sinh liên thông trước khi quy định mới có hiệu lực (từ ngày 7-2, PV) để dự thi né quy định mới.
Cũng tìm cách né nhưng N.V.S. lại chấp nhận bỏ bằng CĐ và sử dụng bằng trung cấp để liên thông ĐH. S. cho biết mình học trung câp ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp và đã liên thông lấy bằng CĐ. S. dự định học tiếp lên ĐH nhưng quy định mới buộc S. phải chờ thêm vài năm nữa. "Mấy năm học liên thông CĐ coi như bỏ, bằng này chỉ để đi làm. Bằng trung cấp của tôi đã hơn 36 tháng nên sẽ sử dụng bằng này để thi liên thông lên ĐH. Tuy thời gian có dài hơn nhưng khả năng tiếp tục học cao hơn. Nếu lấy bằng CĐ liên thông thì phải thi ĐH, như thế khả năng trúng tuyển cực kỳ thấp vì có còn nhớ gì kiến thức phổ thông đâu. Còn chờ cho bằng CĐ đủ 36 tháng thì quá lâu" - S. cho biết.
Ngay cả những sinh viên đang theo học CĐ cũng bị dao động. N.T.B. - sinh viên năm nhất bậc CĐ Trường ĐH Sài Gòn - cho biết năm 2012 B. thi ĐH được 15 điểm khối A, rớt ĐH và chấp nhận học CĐ với hi vọng sau này sẽ tiếp tục học lên ĐH. Tuy nhiên, nếu theo quy định mới, B. sẽ phải mất năm năm nữa mới được liên thông lên ĐH. Do đó, B. cho biết năm nay sẽ ôn thi để thi lại ĐH, tiết kiệm thời gian và công sức học tập, tránh phải thi lại ĐH sau ba năm học CĐ.
Trường lo lắng
Nhiều trường đã tranh thủ ra thông báo tuyển sinh liên thông đợt cuối để chạy đua trước ngày quy định có hiệu lực. Ngày 8-1 Trường CĐ Bách Việt ra thông báo tuyển sinh liên thông CĐ chính quy với thời gian thi tuyển ngay sát ngày quy định mới của bộ có hiệu lực. Tương tự, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng ra thông báo trong tháng 1 và thi tuyển vào ngày 2-2. Trường CĐ Kinh tế công nghệ thi tuyển vào cuối tháng 1. Trường ĐH Hồng Bàng, Võ Trường Toản tổ chức thi liên thông vào đầu tháng 2...
Ông Trần Mạnh Thành, phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cho rằng quy định mới quá ngặt nghèo khiến người học khó có thể vượt qua được kỳ thi tuyển sinh ĐH vì đã bỏ kiến thức phổ thông quá lâu. Trong khi đó, đối tượng đủ 36 tháng đã thi liên thông các năm trước đó nên cũng rất khó để các trường tuyển sinh.
"Vì điều này mà nhiều trường muốn tuyển sinh liên thông theo quy định cũ. Việc đào tạo liên thông bát nháo lâu nay lỗi là do cơ quan quản lý chứ không phải của người học. Bộ cứ thanh tra và xử phạt thật nặng trường nào làm không đúng quy định và phải tạo điều kiện để người học tiếp tục nâng cao trình độ. Tôi cho rằng điều quan trọng không phải siết đầu vào mà là làm sao quản lý chất lượng đào tạo, đầu ra của các trường" - ông Thành nói.
Trong hội nghị tổng kết tuyển sinh của ĐHQG TP.HCM mới đây, hiệu trưởng một số trường thành viên bày tỏ quan điểm không đồng tình với quy định mới của bộ khi đánh đồng "cá mè một lứa" tất cả các trường. PGS-TS Dương Anh Đức - hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM) - nêu ý kiến: trong quá trình tuyển sinh liên thông, có trường làm tốt, đảm bảo chất lượng nhưng cũng có không ít trường làm không tốt.
Từ điều này mà đánh đồng tất cả các trường là không hợp lý. Quan trọng là quy trình đảm bảo chất lượng đầu vào, đầu ra như thế nào. Quá quan trọng đầu vào sẽ làm mất đi tính khách quan và nản lòng những người có nhu cầu học thật sự. Tại sao họ học ba năm rồi phải chờ thêm ba năm nữa mới được học tiếp?
Theo tuổi trẻ
Siết liên thông: Đang học có được chuyển tiếp? Trong khi Bộ GDĐT khẳng định: Thông tư 55 chỉ "chỉnh" chứ không "chặn" người có nhu cầu học, kèm theo các điều kiện để "siết" đầu vào nhằm nâng cao chất lượng. Câu hỏi dư luận cũng như người đang học hệ đào tạo liên thông quan tâm: Người đang học "dở dang" có được "chuyển" tiếp hay phải chịu "thiệt thòi"...