Dạy văn hóa trong trường nghề: Cần đảm bảo quyền lợi cho người học
“Trong cùng một khoảng thời gian, chẳng hạn là 3 năm vừa muốn các em học sinh hoàn thành việc học văn hóa với khối lượng kiến thức như giảng dạy trong trường THPT, vừa hoàn thành chương trình học nghề thì có quá sức?’.
Ảnh minh họa
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ ĐH, Bộ GDĐT đặt vấn đề về việc dạy văn hóa trong trường nghề.
Còn theo ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT) hiện đang soạn thảo Thông tư quy định khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) sau đây sẽ thay thế cho Thông tư 16/2010TT-BGDĐT đang được các cơ sở GDNN áp dụng.
Ghi nhận thực tế cho thấy, hiện nay nhiều trường cao đẳng (CĐ) đang đào tạo hệ 9 cộng và muốn mở rộng mô hình này trong những năm tới. TS Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng trường CĐ Cơ Điện Hà Nội cho biết năm 2020, trường tuyển 140 học sinh hệ 9 cộng. Dự kiến năm 2021, trường sẽ nâng chỉ tiêu học sinh tốt nghiệp THCS lên khoảng 400 em.
Hiện đơn vị này đang liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) huyện Ba Vì để dạy học sinh theo mô hình 9 cộng. Các em vừa học văn hóa vừa học nghề. Các giáo viên dạy văn hóa là của trung tâm GDTX. Sau khi hoàn thành chương trình này, các em có quyền tham gia vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Tuy nhiên, theo quy định mới, trường muốn tổ chức cho người học học chương trình GDTX cấp THPT phải liên kết, phối hợp với trung tâm GDTX. Tức là giảng viên của trung tâm GDTX vẫn dạy hợp đồng các môn văn hóa nhưng dưới sự quản lý, kiểm soát của trung tâm.
Ông Ngọc cho rằng, khi các trường cần đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và quản trị được chất lượng đầu ra theo quy định, Bộ GDĐT nên tạo cơ chế, trao quyền cho các trường nghề được dạy văn hóa cho học sinh theo mô hình 9 cộng.
Lý giải của ông Ngọc là với đối tượng học sinh này, nếu các em xác định học các môn kỹ thuật thì nhà trường sẽ tăng cường các môn văn hóa gắn liền với nghề nghiệp như Toán, Lý. Các môn khác chỉ cần học vừa đủ để thi tốt nghiệp THPT.
Video đang HOT
Nhìn nhận vấn đề này, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ ĐH, Bộ GDĐT đặt câu hỏi: trong cùng một khoảng thời gian, chẳng hạn là 3 năm vừa muốn các em hoàn thành việc học văn hóa với khối lượng kiến thức như giảng dạy trong trường THPT, vừa hoàn thành chương trình học nghề thì có quá sức?
Còn nếu cắt xén, tinh giản chương trình để đáp ứng yêu cầu về thời gian thì như vậy, rõ ràng sẽ không thể đảm bảo yêu cầu về chất và cả lượng so với yêu cầu đặt ra đối với một học sinh tốt nghiệp THPT.
Ủng hộ quyết định của Bộ GDĐT về việc không cho phép cơ sở GDNN được tuyển sinh vào lớp 10 GDTX hệ THPT, TS Khuyến cho biết: Nhìn ra thế giới, các nước mở hệ trung học nghề – không phải trung cấp nghề. Hệ trung học nghề thời gian đào tạo là 3 năm, có học các môn văn hóa chính ở THPT như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ… còn những môn khác thì tùy từng nghề nghiệp họ chọn học môn phù hợp cùng với dạy các môn nghề để thành một nghề nghiệp. Kinh nghiệm của thế giới là 50-50. Người có bằng trung học nghề có đủ tư cách để học tiếp lên trình độ cao hơn vẫn trong hệ thống GDNN. Trong đó, có các trường ĐH theo hướng ứng dụng cũng vẫn có thể học tiếp lên được.
Trao đổi với phóng viên báo Đại Đoàn Kết, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết đối với lực lượng học sinh không có định hướng chọn THPT mà đi theo hướng GDNN sau THCS thì học ở các cơ sở GDNN, các trường trung cấp nghề.
Những năm vừa qua, nội dung giáo dục phổ thông vẫn đang thực hiện trong chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp với các modul về khối lượng kiến thức văn hóa cho học sinh theo Thông tư 16/2010TT-BGDĐT. Hiện Bộ GDĐT đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn về khối lượng kiến thức THPT cho đối tượng học sinh có bằng tốt nghiệp THCS học theo chương trình trung cấp trong cơ sở GDNN. Dự kiến trong tháng 4 sẽ đăng tải dự thảo này để lấy ý kiến góp ý trước khi chính thức ban hành.
Dạy văn hóa trong trường nghề: Loay hoay chờ hướng dẫn
Gần đây, Bộ GDĐT đã có chủ trương đồng ý cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) dạy văn hóa trung học phổ thông (THPT) cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) học trung cấp (TC) nghề.
Điều này được kỳ vọng là tạo điều kiện cho người học, nhất là học sinh 9 cộng không phải học nghề một nơi, học văn hóa ở nơi khác. Tuy nhiên, băn khoăn đang được đăt ra là khi nào mới có thể triển khai thực hiện được chủ trương này? Hiện các cơ sở GDNN vẫn trông ngóng Thông tư hướng dẫn cụ thể của Bộ GDĐT để chủ động trong việc chuẩn bị các điều kiện đáp ứng.
Học sinh mô hình 9 cộng tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa. Ảnh: Văn Lý.
Chỉ đạo chưa đồng nhất
Thời gian qua, câu chuyện dạy văn hóa trong trường nghề luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của dư luận. Trong khi phía Bộ LĐTBXH và các trường nghề muốn dạy chương trình văn hóa 7 môn dành cho đối tượng học sinh tốt nghiệp lớp 9 theo học nghề, thì tại nhiều văn bản, Bộ GDĐT khẳng định các trường nghề phải liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX).
Tháng 11/2020 Bộ LĐTBXH có công văn đề nghị Bộ GDĐT cho phép các trường CĐ, trung cấp giảng dạy các môn văn hoá THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề trình độ TC ngay tại trường mình. Khi ấy, đại diện Bộ GDĐT cho biết đã có công văn đồng ý cho các trường nghề được dạy văn hóa THPT dành cho học sinh tốt nghiệp THCS học trung cấp nghề. Để đảm bảo chất lượng, Bộ GDĐT cũng đề nghị Bộ LĐTBXH chỉ đạo các cơ sở GDNN phối hợp với các cơ sở GDTX thực hiện giảng dạy văn hóa THPT trong các cơ sở GDNN.
Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 đã cho phép các cơ sở GDNN được dạy văn hóa. Trong khi chờ đợi hướng dẫn cụ thể của Bộ GDĐT về triển khai dạy văn hóa trong các trường nghề, bản thân các cơ sở GDNN thì lúng túng trong việc bố trí sắp xếp giáo viên; còn học sinh theo học chương trình 9 cộng vẫn phải đi lại nhiều nơi để theo đuổi cả học nghề và văn hóa.
Theo thống kê hiện cả nước có hơn 300.000 học sinh đang theo học song song văn hóa và kỹ năng nghề trong các trường TC,CĐ hay còn gọi là mô hình 9 cộng. Cần nói rõ mô hình 9 cộng là mô hình các em học sinh tốt nghiệp THCS nhưng sau đó không học lên THPT tại trường công mà vào học văn hóa và nghề tại các trường nghề. Vấn đề ở chỗ, khi các em muốn thi tốt nghiệp THPT phải về các trung tâm GDTX để học văn hóa.
Điều đáng lưu tâm là chuẩn bị cho chủ trương dạy văn hóa trong trường nghề, nhiều trường đã đầu tư, bố trí, chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ để giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên bậc THPT theo Luật từ nhiều năm trước.
Nhưng do chờ đợi quá lâu, một số địa phương đã có văn bản yêu cầu dừng tuyển sinh vào lớp 10 GDTX cấp THPT từ năm học 2021-2022 tại các cơ sở GDNN. Điều này dẫn tới nguy cơ lãng phí nguồn lực rất lớn trong các trường nghề.
Ghi nhận mới đây tại Trường CĐ nghề Công nghiệp Thanh Hóa cho thấy, chỉ còn một còn học kỳ nữa là các em sẽ không còn học tại đây bởi trường sẽ dừng dạy văn hóa. Phía Sở GDĐT Thanh Hóa đã có công văn cụ thể hướng các cơ sở GDNN dạy chương trình GDTX cấp THPT trên địa bàn về nội dung này. Theo đó, việc không tiếp tục tuyển sinh vào lớp 10 GDTX cấp THPT năm học tới - theo Sở GDĐT Thanh Hóa là nhằm đảm bảo quyền lợi cho người học.
Thầy Lê Văn Minh - Trưởng khoa Khoa học cơ bản, Trường CĐ nghề Công nghiệp Thanh Hóa cho biết: việc bố trí học văn hóa một nơi khác sẽ khó khăn trong bố trí chuyên môn. Từ 3 năm trước, để đảm bảo cho các em vừa tốt nghiệp THCS vừa học văn hóa vừa học nghề 1 cách tập trung, trường đã bố trí riêng 1 khu giảng đường riêng với đầy đủ phòng học, phòng chức năng và tuyển 50 giáo viên, mua sắm trang thiết bị để dạy hơn 1.000 học viên hệ 9 cộng.
Tuy nhiên, việc dừng dạy văn hóa tại đây sẽ đẩy nhiều giáo viên thất nghiệp và lãng phí cơ sở vật chất. Mô hình đào tạo 9 cộng cho phép học sinh tốt nghiệp THCS có thể học song song văn hóa và kỹ năng nghề tại các trường TC,CĐ nghề. Thế nhưng để được dự thi tốt nghiệp THPT thì học sinh lại phải quay về các trung tâm GDTX để học. Quy định này khiến việc học tập sinh hoạt của các em học sinh gặp nhiều khó khăn.
Ông La Ngọc Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Công nghiệp Thanh Hóa cho rằng: Quy định mới của Sở GDĐT sẽ khiến trường khó đạt được chỉ tiêu tuyển sinh. Rõ ràng cùng một đối tượng học viên nhưng lại chịu sự quản lý của 2 đơn vị là trường CĐ dạy nghề và trung tâm GDTX dạy văn hóa. Chưa kể hàm lượng học văn hóa ra sao cho phù hợp với định hướng học nghề cũng đang vướng mắc.
Liệu có khuyến khích được người học?
Hiện với những học sinh THPT đang vừa học văn hóa và học nghề, thay vì phải kéo dài thời gian học tập với 3 năm THPT và 2-4 năm CĐ hay ĐH, thì chỉ sau 3 năm vừa học văn hóa, vừa học nghề, các em đã có thể bước chân vào thị trường lao động với đầy đủ kỹ năng của người thợ trình độ trung cấp.
Ghi nhận từ các trường nghề cũng cho thấy, kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua cho kết quả là học sinh học văn hóa tại trường nghề có kết quả cao tại trung tâm GDTX, bởi họ bố trí đủ giáo viên, cơ sở vật chất trong khi các trung tâm GDTX rất khó đảm nhiệm dạy văn hóa có cả nghìn học sinh cùng lúc.
Được biết hiện nay, nhiều cơ sở GDNN ở các địa phương đã không được tiếp tục thực hiện giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT và nhiều nơi như Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.... UBND tỉnh đã có văn bản kiến nghị với Bộ GDĐT về việc này, thì đều được Bộ GDĐT trả lời việc giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT phải do các trung tâm GDTX thực hiện.
Các cơ sở GDNN muốn tổ chức cho người học học chương trình GDTX cấp THPT phải liên kết, phối hợp với trung tâm GDTX. Nhưng thực tế tại nhiều địa phương, trung tâm GDTX đã giải thể hoặc cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên không có vậy việc liên kết này được thực hiện thế nào ?
Trong khi tại Điều 5 Chỉ thỉ số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ qui định rõ nhiệm vụ của Bộ GDĐT như sau: Chủ trì, phối hợp với Bộ LĐTB&XH hội thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông vào học các trình độ GDNN theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ và có cơ chế đánh giá, giám sát việc thực hiện các hoạt động này tại các địa phương; Ban hành quy định khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông và hướng dẫn việc dạy học, cấp giấy chứng nhận đủ khối lượng kiến thức văn hóa trong các cơ sở GDNN trong quý III năm 2020...
Câu hỏi đặt ra là khi nào Bộ GDĐT có thông tư hướng dẫn qui định khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở GDNN? Trường nghề và người học sẽ còn phải chờ đợi đến bao lâu?
Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT thì người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp cũng là một trong những đối tượng được dự thi THPT, nhưng lại đòi hỏi phải bảo đảm điều kiện là đã học và thi đạt yêu cầu đủ số lượng các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT. Quy định "khó" như vậy liệu có khuyến khích được học sinh đi học nghề hay không?
Gây khó cho trường nghề và học sinh hệ 9+ Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2021 - 2022, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) sẽ không thực hiện việc tuyển sinh vào lớp 10 giáo dục thường xuyên cấp THPT. Tuy nhiên, Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 đã cho phép các cơ sở GDNN được dạy văn hóa. Điều này khiến...