Dạy và thi tiếng Hàn: Thêm cơ hội tiếp cận ngoại ngữ mới
Tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022 của Hà Nội, tiếng Hàn tiếp tục được chọn là 1 trong 5 ngoại ngữ để dự thi. Đây là bước đi phù hợp với thực tế và xu hướng, thêm cơ hội cho học sinh tiếp cận với ngoại ngữ mới…
Sôi nổi Ngày hội văn hóa Hàn Quốc tại Trường THCS Ngô Gia Tự.
Tiệm cận với qui định tiếng Hàn là ngoại ngữ 1
Để đáp ứng nguyện vọng của học sinh cũng như thực tế dạy, học thí điểm môn tiếng Hàn trong trường phổ thông, từ năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT Hà Nội đã qui định tiếng Hàn là 1 trong 5 ngoại ngữ trong thi tuyển sinh lớp 10. Theo đó, học sinh có thể đăng ký dự thi môn ngoại ngữ bằng 1 trong 5 ngoại ngữ bất kỳ gồm Anh, Pháp, Đức, Hàn, Nhật, không nhất thiết là ngoại ngữ được học ở bậc THCS.
Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có 4 trường đang thí điểm dạy tiếng Hàn là ngoại ngữ 2 cho học sinh. Đó là 2 trường THCS: Thăng Long (quận Ba Đình), Ngô Gia Tự (quận Hai Bà Trưng) và 2 trường THPT: Việt Đức, Nguyễn Gia Thiều.
Việc đưa thêm tiếng Hàn vào thi tuyển sinh lớp 10 THPT gắn với thực tế triển khai dạy thí điểm tại một số trường, tiệm cận qui định đưa tiếng Hàn là ngoại ngữ 1 và quyết định cho phép thí sinh được lựa chọn tiếng Hàn để đăng ký thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng từ năm 2021 của Bộ GD&ĐT.
Theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội, cũng như các môn ngoại ngữ khác, đề thi môn tiếng Hàn chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng.
Bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là 60 phút/bài thi. Có nhiều mã đề thi trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc: 2 thí sinh liền kề không trùng mã đề thi; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm. Bài thi của thí sinh trên Phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.
Video đang HOT
Nhà trường sẵn sàng đầu tư
Cô Nguyễn Bội Quỳnh- Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho biết: Trường hiện vẫn duy trì lớp tiếng Hàn với 20 học sinh, chương trình học được bố trí 3 tiết/tuần. Để có giáo viên dạy tiếng Hàn, nhà trường phải liên kết với một trung tâm tiếng Hàn.
Học sinh THPT Việt Đức hào hứng hội nhập quốc tế.
“Dạy theo chương trình thí điểm, gần như phải “tự bơi”, song để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của học sinh về môn học này, nhà trường sẵn sàng đầu tư để môn học đạt chất lượng. Các em có thể lựa chọn tiếng Hàn để thi tốt nghiệp THPT theo qui định mới của Bộ GD&ĐT”- cô Quỳnh chia sẻ.
Trường THPT Nguyễn Gia Thiều đang duy trì 2 lớp tiếng Hàn với 43 học sinh lớp 10, 11. Thầy Lê Trung Kiên- Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường ký hợp đồng với 1 giáo viên để dạy cho 2 lớp. Chương trình giảng dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT. Sách giáo khoa đã được Bộ thẩm định.
Theo thầy Kiên, nhu cầu thực sự học tiếng Hàn là cao nhưng chỉ tập trung ở một số quận. Để tiếng Hàn là ngoại ngữ 1 cần có quy hoạch nguồn từ cấp THCS và đội ngũ giáo viên có chất lượng.
Cùng quan điểm, cô Nghiêm Thúy Châm- Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Gia Tự (quận Hai Bà Trưng) cho rằng: Chọn tiếng Hàn là ngoại ngữ 1 thì nhà trường phải có được biên chế giáo viên cũng như nhiều sân chơi, giao lưu văn hóa nhằm tăng cường vốn tiếng Hàn cho học sinh.
Cô Châm cho hay: Trường THCS Ngô Gia Tự triển khai dạy thí điểm tiếng Hàn là ngoại ngữ thứ 2 từ năm 2016, đã có 1 khóa học sinh ra trường. Hiện nay, mỗi một khối của trường có 1 lớp học tiếng Hàn với 45 học sinh/lớp. Trường được Trung tâm văn hóa Hàn Quốc cử một giáo viên người Hàn Quốc đến dạy tiếng Hàn, ngoài ra phải hợp đồng với trung tâm bên ngoài để có thêm giáo viên người Việt dạy tiếng Hàn cho học sinh.
Thuận lợi của chương trình thí điểm này là học sinh được tham gia nhiều hoạt động tìm hiểu, giao lưu Việt- Hàn; thụ hưởng chương trình trao đổi học sinh 2 nước; thêm cơ hội học ngoại ngữ mới… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số khó khăn nhất định, đặc biệt là về vấn đề giáo viên.
“Hiện nay tiếng Hàn là trào lưu với giới trẻ. Việc đưa tiếng Hàn vào dạy trong trường phổ thông và được chọn là môn thi vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT là phù hợp với xu thế” - cô Nghiêm Thúy Châm nhấn mạnh.
Thêm 2 ngoại ngữ trong nhà trường: Có cần thiết? Kỳ cuối: Chớ làm cảm tính
Với việc Bộ GDĐT quyết định đưa hai ngôn ngữ Hàn, Đức vào chương trình bắt buộc giáo dục phổ thông hệ 10 năm (ngoại ngữ 1), dư luận không khỏi băn khoăn về tính thiết thực, sự cần thiết của hai ngoại ngữ này.
Nếu cơ quan quản lý không thể chứng minh được sự hữu ích khi học hai ngôn ngữ này thì khó mà thuyết phục được xã hội.
Ảnh minh họa.
Tất nhiên, nói cho đến cùng thì cái sự học chẳng bao giờ là thừa, là đủ cả. Học nữa, học mãi, thậm chí càng học càng thấy dốt nên cần phải trau dồi càng nhiều kiến thức càng tốt. Song, điều đó không có nghĩa là cơ quan quản lý giáo dục, mà ở đây là Bộ GDĐT có thể dễ dàng đưa ra quyết định khi chưa đủ cứ liệu khoa học, trải nghiệm thực tiễn.
Dù đã cho dạy thử nghiệm hai loại ngôn ngữ Hàn và Đức theo hình thức lựa chọn (ngoại ngữ 2), nhưng tới thời điểm này Bộ GDĐT chưa hề công bố kết quả sơ kết, tổng kết về tính thiết thực, sự hữu ích của hai loại ngôn ngữ này, để có căn cứ quyết định đưa chúng trở thành ngoại ngữ 1 bắt buộc. Vậy quyết định trên dựa vào cơ sở nào?
Để lý giải cho việc đưa hai ngôn ngữ Hàn và Đức trở thành ngoại ngữ 1, Bộ GDĐT khẳng định qua quá trình dạy và học thí điểm, các học sinh đón nhận hết sức hào hứng, tham gia học nhiều, rất khả quan. Đó chỉ là lời giải thích phiến diện, chứ chưa hề có con số thống kê cụ thể từ một cuộc khảo sát nghiêm túc do tổ chức hay đơn vị nào thực hiện.
Hiện, trong các môn ngoại ngữ 1, chỉ có tiếng Anh là phổ biến, được triển khai dạy và học tại hầu hết các trường phổ thông. Còn lại những ngoại ngữ khác như Pháp, Nga, Nhật... thì cũng chưa thể phổ biến (nếu không muốn nói là rất ít) dạy trong các trường phổ thông. Vậy thì cớ sao lại phải "cố gắng" đưa thêm hai ngôn ngữ Hàn, Đức vào làm gì?
Dù Bộ GDĐT có đưa tiếng Hàn, tiếng Đức vào thành ngoại ngữ 1, nhưng nếu các trường phổ thông trên toàn quốc không muốn, hoặc không thể triển khai dạy và học thì quyết định đó cũng chỉ nằm ở trên giấy. Biết là rất khó triển khai trên diện rộng toàn quốc (bởi nhiều lý do) còn cố đưa ra một quyết định "cứng" như vậy để làm gì?
Nói là hầu hết các trường phổ thông trên toàn quốc (trừ hai địa phương lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) khó có thể triển khai dạy và học hai ngôn ngữ Hàn và Đức là hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, để triển khai dạy và học những ngoại ngữ này, điều kiện cần và đủ là phải có giáo viên tiếng Hàn, tiếng Đức đạt chuẩn, cùng với đó là cơ sở vật chất đi kèm.
Cứ cho là việc tuyển giáo viên các ngoại ngữ trên đơn giản, dễ dàng, các trường cũng sẵn sàng nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất dạy và học. Cứ cho là nhiều học sinh sẽ đăng ký học hai ngoại ngữ này, vì văn hóa Hàn Quốc cũng đang hấp dẫn giới trẻ, khiến giới trẻ bị choáng ngợp. Song, ngay cả như vậy thì Bộ GDĐT cũng phải tính toán kỹ lưỡng về hiệu quả khi triển khai dạy và học hai ngoại ngữ này.
Nếu không được cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét thấu đáo, chỉ đưa ra quyết định theo cảm tính, rất có thể sẽ là sai lầm dẫn đến lãng phí nguồn lực. Một chuyên gia giáo dục đã đưa ra cảnh báo rằng, nhiều học sinh hiện đang "mê" các sao Hàn Quốc nên sẽ rất hào hứng đăng ký học ngoại ngữ này. Nhưng khi lớn lên các em không thể sử dụng ngôn ngữ này để làm việc, trong khi lại không có ngôn ngữ phổ thông là tiếng Anh thì sẽ rất khổ.
Đó là chưa kể đến việc thiếu đồng bộ giữa các cấp học, giữa các trường. Chẳng hạn như một học sinh đang học tiếng Hàn hoặc tiếng Đức, nhưng vì lý do bất khả kháng nào đó phải chuyển sang trường mới mà ở đó không có loại ngoại ngữ trên, các em sẽ phải học lại từ đầu ngoại ngữ khác sẽ rất vất vả, không thể theo kịp các bạn cùng lớp, cùng trường.
Hay việc ở cấp THCS các em học tiếng Hàn hay tiếng Đức, nhưng khi lên cấp THPT lại không dạy hai ngoại ngữ này thì các em phải làm sao? Chắc chắn là phải bắt nhịp ngay với ngoại ngữ mới đang được dạy tại trường THPT. Đó không chỉ là sự lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc, mà còn khiến các em học sinh vô cùng khổ sở khi phải làm quen với môn học mới.
Theo cách giải thích của Vụ trường Vụ Giáo dục trung học (Bộ GDĐT) Nguyễn Xuân Thành, gọi là ngoại ngữ 1 bắt buộc, nhưng học sinh có quyền lựa chọn có học ngoại ngữ đó hay học ngoại ngữ khác. Nghe đã thấy trúc trắc, và "sai sai" rồi. Vậy thì cớ sao Bộ GDĐT không giữ nguyên đó là các ngoại ngữ 2, cớ sao cứ nhất thiết phải "nâng cấp" chúng trở thành ngoại ngữ 1?
Dư luận xã hội cho rằng, với vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, liên quan đến nguồn lực con người có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước, Bộ GDĐT cần có sự thấu đáo, cẩn trọng trong từng quyết định đưa ra, tránh việc phải sửa sai, thu hồi như đã từng có tiền lệ. Mỗi quyết sách phải dựa trên cứ liệu khoa học, kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn, chớ làm theo cảm tính, để rồi lại phải "nói lại cho rõ".
Thêm 2 ngoại ngữ trong nhà trường: có cần thiết? - Bài 4: Cần nhưng thiếu tính khả thi Mở ra một ngoại ngữ mới cho học sinh (HS) là thêm những cơ hội mới để HS thỏa sức, hạn chế dần sự rập khuôn, để giáo dục cùng vận hành với xu hướng của cuộc sống và nhu cầu của xã hội. Nhưng cùng với đó, phải là sự chuẩn bị sẵn sàng về chương trình, đội ngũ, truyền thông và...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay
Sao châu á
17:52:17 31/03/2025
Rộn ràng lễ hội được mong đợi nhất tại Malaysia
Thế giới
17:51:08 31/03/2025
Lan Ngọc tiết lộ chuyện lấy chồng
Sao việt
17:45:57 31/03/2025
'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm
Tv show
16:55:25 31/03/2025
Cho mượn xe rồi bị mang đi cầm cố lấy 7 tỷ đồng, bà xã Hoàng Kim Khánh không báo công an mà còn cho vay gần 3 tỷ để chuộc lại
Netizen
16:50:56 31/03/2025
Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc
Mọt game
15:50:33 31/03/2025
Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
15:31:43 31/03/2025
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
15:24:37 31/03/2025
Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?
Hậu trường phim
15:18:18 31/03/2025
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu
Pháp luật
15:07:02 31/03/2025