Dạy và học trực tuyến: Trường đầu tư mạnh tay, trường gặp khó!
Dạy trực tuyến ở nhiều trường học không còn là giải pháp tạm thời mùa dịch COVID-19, sinh viên không được dạy bù nếu không theo học.
Gần hai tháng qua, hầu hết các trường học đã triển khai dạy học trực tuyến vì dịch COVID-19. Nhiều trường ngày càng đầu tư chất lượng và bắt buộc người học phải tham gia. Tuy nhiên, để việc dạy và học trực tuyến thực chất, công nhận được kết quả cho người học không phải đơn giản.
Đại học tăng tốc, phổ thông còn lúng túng
Sau một tháng triển khai dạy học trực tuyến, trên 90% giảng viên của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã hưởng ứng thực hiện. Do đây là hình thức học bắt buộc nên gần như tất cả sinh viên phải theo học.
Phó Hiệu trưởng nhà trường, PGS-TS Nguyễn Đức Trung, cho hay thông qua hệ thống LMS, giảng viên và các lớp học phần đã tổ chức dạy online face-to-face thông qua ứng dụng Zoom meeting. Theo cách này, giảng viên và sinh viên có thể tương tác trực tiếp khi giảng bài, thuyết trình, thảo luận… như trên lớp học truyền thống.
Tuy nhiên, theo PGS-TS Trung, do điều kiện kết nối mạng ở mỗi nơi mỗi khác nên một số em bị gián đoạn khi học. Hơn nữa, do cũng mới thực hiện, nhà trường cũng chủ trương lùi việc thi của các em đến tháng 7 thay vì tháng 4. Để khi các em quay trở lại học ở trường, các thầy cô sẽ dạy một số buổi để hệ thống kiến thức giúp các em có kết quả tốt hơn.
Tương tự, Trường ĐH Luật TP.HCM cũng triển khai dạy trực tuyến bắt buộc ở tất cả môn học, ngành học, kể cả môn thể dục. Do đó, nhà trường không bố trí học bù hay học lại những bài đã dạy online. Trường chỉ tổ chức hệ thống, ôn tập kiến thức, giải đáp thắc mắc cho sinh viên trước khi kết thúc học phần.
Để việc dạy hiệu quả, nhà trường cũng yêu cầu giảng viên cần giảng dạy trực tuyến phải đảm bảo sự tương tác với sinh viên như giao bài tập, tiếp nhận bài, sửa bài, gợi mở, đưa ra các vấn đề thảo luận,…
Tại Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), tất cả thầy cô đã thực hiện ghi hình những tiết giảng dạy tại phòng dạy học số hoặc thực hiện thông qua một số ứng dụng trực tuyến. Giảng viên sẽ thực hiện giảng dạy online theo thời khóa biểu của từng môn học và có thể thống nhất với người học để tăng cường vào những ngày nghỉ cuối tuần nhằm đảm bảo kế hoạch năm học vì tất cả giờ học online đều được tính vào giờ giảng chính thức. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có điều kiện để học online nên nhà trường quyết định hỗ trợ mỗi sinh viên của trường 50.000 đồng cho việc tăng cường dung lượng tốc độ cao trên Internet.
Video đang HOT
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tự học tại thư viện và qua trực tuyến trong thời gian dịch COVID-19. Ảnh: TRƯỜNG THỊNH
Khó để công nhận kết quả học trực tuyến
Ở phổ thông, việc dạy trực tuyến cũng được nhiều trường triển khai nhưng còn gặp nhiều trở ngại.
Ông Nguyễn Văn Đông, Hiệu trưởng Trường THPT Lý Thường Kiệt (Bình Thuận), cho biết dù trường đã triển khai dạy online nhưng qua theo dõi số lượng học sinh vào học rất ít. Có những môn có từ 5-10 em tham gia.
Theo ông Đông, để công nhận kết quả dạy trực tuyến rất khó với tình hình hiện nay của trường. Bởi nhiều em chưa có ý thức trong việc học, trừ những em có đam mê. Hơn nữa, điều kiện để học online không phải gia đình nào cũng có thể đáp ứng được. Giáo viên cũng khó có thể kiểm soát quá trình học của học sinh.
Đó cũng là thực tế tại Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP.HCM khi triển khai dạy học trực tuyến.
Do đó, theo ông Phạm Phương Bình, Phó Hiệu trưởng nhà trường, việc công nhận kết quả dạy trực tuyến là điều cần thiết trong thời gian này vì chưa thể xác định được ngày nào học sinh sẽ trở lại trường.
Thế nhưng muốn thực hiện, theo ông, thứ nhất là Sở GD&ĐT cần có sự chỉ đạo thống nhất về nội dung cũng như về chương trình dạy. Các trường cần xây dựng kế hoạch cụ thể thống nhất để sắp xếp thời gian học tránh mỗi giáo viên mỗi kiểu. Thứ hai, cần có quy định cụ thể một tiết học trực tuyến cần đảm bảo tiêu chí như thế nào, tránh nhà trường, giáo viên làm qua loa để chạy chương trình. Thứ ba, sở cần có hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh tương ứng vì hình thức này không giống tiết dạy truyền thống và khó giao bài kiểm tra trực tuyến.
Về vấn đề này, ThS Nguyễn Văn Tài, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho rằng để có thể làm tốt được công tác đào tạo trực tuyến thì giảng viên vẫn là người quyết định. Nó không chỉ liên quan đến tỉ lệ học sinh tham gia lớp học mà còn chất lượng buổi học đó đối với học sinh, sinh viên sau các bài giảng. Do đó, trường đang tập trung xây dựng và chuẩn hóa chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện tốt hình thức dạy này.
Để công nhận kết quả học trực tuyến, theo ThS Tài, cần có thời gian để đưa ra một quy định cụ thể một cách khách quan, khoa học, đảm bảo việc thẩm định chương trình và khung chương trình hiệu quả. Tránh tình trạng đưa ra quy định sau đó lại chạy theo để sửa đổi khi vấp phải khó khăn hay sai lầm. Hơn nữa, việc dạy trực tuyến hay không chỉ là vấn đề sớm hay muộn, bởi thực tế các trường đại học hiện nay chủ yếu là đã tự chủ rồi. Cho nên họ cũng có thể triển khai và tự công nhận kết quả của trường mình bằng hình thức học này.
Khi học sinh trở lại trường mới cho kiểm tra chính thức
Theo PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT), muốn được công nhận kết quả dạy học trực tuyến, nhà trường phải triển khai xây dựng kế hoạch giáo dục. Trong đó có kế hoạch dạy học bằng ứng dụng công nghệ thông tin, có phân công nhiệm vụ cụ thể để quản lý, giám sát học sinh thực hiện, có kế hoạch kiểm tra, đánh giá khi trở lại trường.
Với đặc thù của giáo dục phổ thông, nhà trường không chỉ cung cấp kiến thức mà cần nhiều phẩm chất, năng lực. Do đó học sinh phải đến trường vì phẩm chất, năng lực chỉ có thể hình thành trong môi trường giáo dục trực tiếp.
Còn đối với dạy học qua truyền hình, các trường cần xây dựng kế hoạch quản lý, kiểm soát học sinh. Giáo viên có trách nhiệm thông tin đến học sinh, phụ huynh về lịch học các tiết dạy. Giáo viên sẽ dựa trên nội dung bài dạy để giao nhiệm vụ cho các em qua các group học tập…
Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo việc đánh giá, công nhận kết quả học qua Internet, qua truyền hình cũng như học thông thường, những bài đã được thầy cô giảng, giáo viên giao làm, khi trở lại trường, học sinh phải trình bày lại kiến thức đó.
Từ đó, giáo viên có thể thay cho các bài kiểm tra thông thường hoặc giao bài kiểm tra về các kiến thức học sinh đã học. Nhưng việc kiểm tra đánh giá chính thức phải được thực hiện khi học sinh trở lại trường.
PHẠM ANH – NGUYỄN QUYÊN
Trường cho sinh viên học online hết kỳ II
Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ tổ chức dạy và học trực tuyến đến hết 10/5, thời điểm kết thúc học kỳ II năm học 2019-2020.
Ảnh minh họa
Thông báo ngày 27/3 của trường nêu rõ quyết định này được đưa ra do Covid-19 diễn biến phức tạp, trường đã triển khai hiệu quả việc dạy và học trực tuyến trong thời gian qua và hiện hình thức học tập này đã dần đi vào ổn định. Trường hợp sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh được phép học tập trung tại các giảng đường, nhà trường sẽ có thông báo bổ sung.
Hiệu trưởng Đại học Ngoại ngữ yêu cầu các khoa đào tạo và bộ môn trực thuộc trường dạy học online nghiêm túc, bài bản, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Nhà trường sẽ kiểm tra thường xuyên và lấy ý kiến phản hồi của người học.
Về việc kiểm tra đánh giá, trưởng các khoa, bộ môn tự thống nhất hình thức phù hợp cho từng học phần, đảm bảo nguyên tắc nghiêm túc, đánh giá được đúng chuẩn đầu ra theo quy định, tránh gây áp lực quá mức cho sinh viên.
Đại học Ngoại ngữ cũng lên kế hoạch để sinh viên năm cuối nộp khóa luận và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp theo hình thức trực tuyến.
Cùng ngày 27/3, Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành văn bản công nhận kết quả học trực tuyến, dạy học từ xa. Theo đó, các học phần được tổ chức trên hệ thống quản lý học tập (LMS); quản lý nội dung học tập (LCMS), có đầy đủ học liệu và hệ thống mô phỏng thí nghiệm theo yêu cầu của chương trình đào tạo thì hiệu trưởng quyết định công nhận kết quả tích lũy cho sinh viên.
Đối với học phần chỉ tổ chức đào tạo qua các công cụ dạy học trực tuyến như Microsoft Teams, Zoom, Google meeting, việc tổ chức đánh giá chỉ được tiến hành khi thực hiện đầy đủ khối lượng học tập của học phần. Nếu chưa đủ, khi quay trở lại học tập trung, các đơn vị đào tạo phải dạy bù để đánh giá, công nhận kết quả học tập tích lũy theo quy định.
Các học phần khác chỉ coi đào tạo trực tuyến là hình thức hỗ trợ sinh viên tự học thì sau khi Covid 19 tạm lắng, các lớp cần học tập trung trực tiếp, hệ thống hóa, giải đáp, củng cố, sau mới kiểm tra đánh giá kết thúc học phần.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm 23/3 cũng có công văn gửi đến các trường đại học, cao đẳng và trung cấp sư phạm cho phép hiệu trưởng nhà trường quyết định công nhận kết quả học tập tích lũy trong thời gian sinh viên nghỉ do Covid-19. Các trường chưa cung cấp giải pháp đào tạo trực tuyến cần xây dựng phương án, kế hoạch học tập phù hợp.
Khoảng 2 triệu sinh viên cả nước đang nghỉ phòng chống Covid-19. Nhiều trường cho nghỉ suốt từ Tết đến giờ. Một số trường đã cho sinh viên đi học trở lại nhưng được một tuần thì thông báo nghỉ tiếp do số ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam tăng nhanh. Nhiều trường đã sớm đưa vào phương thức dạy và học trực tuyến như Đại học Mở Hà Nội, Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM.
Đến trưa 30/3, Covid-19 xuất hiện tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 722.000 người nhiễm bệnh, trong đó gần 40.000 người chết. Tại Việt Nam, số ca mắc bệnh tăng lên 194, trong đó 48 người đã khỏi và chưa ai tử vong.
Dương Tâm
Đảm bảo chương trình cho sinh viên năm cuối Với thông điệp tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học, toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng trong thời gian qua đã nỗ lực để đảm bảo việc dạy và học. Giảng viên giảng bài cho sinh viên học online tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Dù rất khó khăn nhưng với sự...