Dạy và học trực tuyến cần nỗ lực của thầy, ý thức của trò
Không thể phủ nhận việc dạy và học trực tuyến đang là lựa chọn tối ưu với ngành giáo dục trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.
Nhưng để có những giờ học chất lượng, ngoài khả năng tương tác, nỗ lực của người dạy thì đòi hỏi người học phải có ý thức, cũng như văn hóa học trực tuyến.
Để việc dạy học online đạt hiệu quả, đòi hỏi sinh viên phải chủ động, có ý thức tự giác học tập.
Thầy cô cần chuẩn bị bài giảng kỹ
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), đến đầu tháng 4.2020, cả hệ thống giáo dục đại học có 98/ 240 cơ sở đang tổ chức giảng dạy trực tuyến. Việc chuyển đổi phương thức dạy học diễn ra trong bối cảnh trường học phải tạm đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 và bảo vệ sức khoẻ của học sinh, sinh viên.
Đến thời điểm này, Bộ GDĐT chưa đặt ra những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt do việc dạy học trực tuyến vẫn được coi biện pháp tình thế để phòng chống dịch. Tuy nhiên, về lâu dài, Bộ đang xây dựng quy chế mới về đào tạo chính quy bậc đại học và sẽ bổ sung các quy định theo hướng cho phép các trường có thể đào tạo trực tuyến kết hợp với đào tạo trực tiếp.
Khi dạy học trực tuyến được công nhận, đồng nghĩa với việc phải tính đến các giải pháp để việc dạy học theo hình thức này thực sự có hiệu quả.
Là một trong những cơ sở sớm triển khai mô hình lớp học trực tuyến và đạt được những hiệu quả nhất định, GS-TS Nguyễn Văn Hiếu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa cho rằng, để tạo nên những giờ học online chất lượng thì người thầy luôn là nhân tố quan trọng nhất, quyết định cho sự thành công hay thất bại của quá trình dạy – học.
Một lớp dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Phenikaa.
Video đang HOT
“Để hình thức học trực tuyến đạt được hiệu quả mạnh hơn và tiếp cận sâu hơn đến toàn thể sinh viên, nhà trường đã tăng tiến độ cập nhật các bài giảng trực tuyến, các diễn đàn tương tác giữa giảng viên và sinh viên, diễn đàn thảo luận sinh viên,… để sinh viên nắm bắt được kiến thức. Bên cạnh đó, các giảng viên sẽ tạo lập các nhóm học tập để thu hút sinh viên trao đổi và thảo luận.
Và người thầy luôn là nhân tố quan trọng nhất. Trong đó kỹ năng soạn giáo án, quản lý lớp học tốt luôn là yêu cầu trước nhất trong việc khai thác các tính năng giáo dục của công nghệ thông tin trong đào tạo” – GS Nguyễn Văn Hiếu khẳng định.
Sinh viên chủ động học
Cũng trong quá trình dạy học trực tuyến, nhiều thầy cô đã gặp phải những tình huống “dở khóc dở cười”. Đây cũng chính là những hạn chế của phương thức dạy học này và cần khắc phục trong thời gian tới.
“Tôi đã gặp phải tình huống đến “đứng hình” như đang giảng bài thì nghe được cả tiếng chó sủa, tiếng hàng xóm cãi nhau… lớp học lại phải dừng và im lặng để nghe”- Tiến sĩ Vũ Trọng Nghĩa, giảng viên trường ĐH Kinh tế quốc dân chia sẻ.
Những cơ sở sử dụng phần mềm học trực tuyến Zoom thì lo ngại về tính bảo mật của phần mềm. Còn theo phản ánh của sinh viên, hình thức học trực tuyến có một số hạn chế như người học mở tài khoản lên rồi để đó, làm một việc khác. Nếu học online lâu dần, người học cũng không còn cảm giác được gặp nhau trò chuyện trực tiếp, mất đi niềm vui của việc đến trường, đến lớp.
Ngoài ra, học online cũng không thể áp dụng cho các môn thực hành, đường truyền mạng yếu cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài.
Theo TS Diêm Thị Thanh Hải – Phó Trưởng Khoa Kinh tế và Kinh doanh (Trường Đại học Phenikaa), để học trực tuyến đạt hiệu quả, đòi hỏi sinh viên phải có ý thức học tập và văn hóa sử dụng mạng xã hội. Thực tế, nhiều em vẫn lên mạng học theo trào lưu.
TS Hải cho rằng sinh viên phải có ý thức tự học và chủ động. Sự tự giác này không bắt nguồn tự nỗi sợ bị rầy la hay áp lực điểm số, mà cần được hình thành từ hứng thú với bài giảng và ham muốn khám phá kiến thức.
Để hình thành cho sinh viên kỹ năng tự học, theo TS Lê Mạnh Tú – Giảng viên Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, cần có sự phối hợp tích cực giữa giảng viên và sinh viên. Kỹ năng tự học không phải là đòi hỏi nhất thời trong thời gian dịch bệnh mà đó là một trong những năng lực tiên quyết của công dân toàn cầu và công dân thời đại số.
BÍCH HÀ
Dạy học trực tuyến, những cái khó giờ mới biết!
Từ khi Bộ GD-ĐT hướng dẫn dạy học trực tuyến như một giải pháp thay thế học trực tiếp do học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19 quá dài, nhiều địa phương đã 'nháo nhào' thay đổi dù chưa thực sự sẵn sàng.
Một học sinh tiểu học ở Hà Nội tham gia buổi học trực tuyến - Ngọc Thắng
Thành thị, miền núi đều gặp khó
Sở GD-ĐT Hà Nội mới có văn bản hướng dẫn, đặt ra mục tiêu bằng mọi biện pháp để hỗ trợ, tạo điều kiện cho 100% học sinh (HS) được học tập qua internet.
Để đạt mục tiêu này, Sở GD-ĐT Hà Nội hướng dẫn các phòng GD-ĐT, các đơn vị, trường học thực hiện theo các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, về học liệu, về tổ chức hoạt động dạy học và quản lý HS... Sở này cũng yêu cầu các phòng GD-ĐT, đơn vị trường học... xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến và báo cáo bằng văn bản về Sở GD-ĐT trước ngày 10.4.
Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục Hà Nội, cho hay việc dạy học trực tuyến rất khác nhau ở các nhà trường. Hà Nội rất rộng và không phải gia đình nào cũng có internet cũng như thiết bị để con học trực tuyến.
Chị T.H, ở một khu đô thị lớn trên đường Minh Khai (Hà Nội), cũng cho hay nhà có 2 con, 1 học tiểu học, 1 học lớp 9 nên bố mẹ có 2 máy tính đều phải nhường con vì ưu tiên việc học. Tuy nhiên, khi cách ly xã hội, yêu cầu làm việc trực tuyến thì bố mẹ phải xin cơ quan cho đến nhiệm sở làm việc vì ở nhà không còn máy tính.
Hà Nội đã vậy, nhiều tỉnh miền núi còn khó khăn hơn. Ông Lê Thanh An, Trưởng phòng GD-ĐT H.Con Cuông (Nghệ An), chia sẻ toàn huyện có 44 trường trực thuộc huyện và chỉ có 8 trường ở vùng thuận lợi có thể triển khai được dạy học trực tuyến vì phụ huynh có điều kiện hơn. Các trường còn lại phần lớn chưa thể dạy - học trực tuyến.
Bà Lê Thị Thủy, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Lai Châu, thì cho biết Sở đã làm việc với Đài truyền hình Lai Châu về dạy học trên truyền hình tỉnh, mỗi ngày khoảng 30 phút. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình ở vùng sâu không có ti vi thì thật khó để triển khai giải pháp này. Theo ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên, dạy học trên truyền hình với các tỉnh miền núi như Điện Biên "là một thử thách, khi kinh nghiệm chưa có. Các thầy, cô giáo phải vừa làm vừa dò, chứ chưa thể làm tốt được ngay".
Học sinh mệt mỏi vì những tiết học dài lê thê
Do chưa có kinh nghiệm xây dựng, thiết kế các bài giảng trực tuyến nên mỗi nhà trường, thậm chí mỗi giáo viên (GV) thiết kế bài giảng theo một cách khác nhau. Có trường lên thời khóa biểu rõ ràng về thời gian học từng môn gần giống như giờ lên lớp trực tiếp nhưng có trường thì cả buổi chỉ học 1 môn khiến cho tiết học kéo dài lê thê.
Trên các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm dạy học trực tuyến, có GV cho biết trường yêu cầu xây dựng giờ dạy là 2 tiếng để dạy theo chuyên đề cho... gọn. Điều này cũng có thuận lợi là giúp người học ở một lớp đông HS có nhiều cơ hội tương tác hơn. Tuy nhiên, GV khó kiểm soát HS có tham gia cả thời gian học hay không...
Việc kéo dài thời gian không phải vì giáo viên xây dựng bài giảng quá dài mà là do cả cô trò đều chưa quen với việc học trực tuyến. Nhiều khi chờ các em đăng nhập, điểm danh xong đã mất vài chục phút. Chưa kể, trong quá trình học còn trục trặc về kết nối mạng, đường truyền, micro của học sinh phát biểu mà cô không nhận được...
Một giáo viên dạy tiểu học ở Hà Nội
Một GV dạy tiểu học ở Hà Nội chia sẻ việc kéo dài thời gian không phải vì GV xây dựng bài giảng quá dài mà là do cả cô trò đều chưa quen với việc học trực tuyến. Nhiều khi chờ các em đăng nhập, điểm danh xong đã mất vài chục phút. Chưa kể, trong quá trình học còn trục trặc về kết nối mạng, đường truyền, micro của HS phát biểu mà cô không nhận được...
Phụ huynh có con học tiểu học, nhất là ở lớp 1 và lớp 2 phải rất vất vả khi kèm con học trực tuyến. Không ít ý kiến phản ánh, không chỉ trò rất vụng dại, lúng túng mà GV cũng chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý công nghệ thông tin, phụ huynh cũng lúng túng khi các thiết bị gặp trục trặc... Thậm chí, có HS khi vào được hệ thống, buổi học trực tuyến chỉ còn 5 - 10 phút thì kết thúc, hoặc đang học đường truyền bị gián đoạn, mất tiếng, mất hình... GV không xử lý được. "Bố mẹ ngồi kèm con học còn mong nhanh hết giờ nữa là con trẻ mới 6, 7 tuổi", một phụ huynh cho biết.
Ghi nhận của PV Thanh Niên cho thấy, điều lo lắng nhất của cả phụ huynh, HS và các nhà trường là với điều kiện dạy học trực tuyến quá chênh lệch như hiện nay, nếu áp chung một cách thức kiểm tra, đánh giá và tính vào thời gian học chính khóa thì khó tránh khỏi "bệnh hình thức" và hậu quả là HS sẽ chịu thiệt thòi lớn nhất, khi đã học mà như chưa.
Nên chọn tương tác qua từng nhóm nhỏ
Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT), cho biết ông nhận được rất nhiều email của GV nhờ hỗ trợ do dạy và học trực tuyến hiện nay đang là giải pháp tình thế, lúc đại dịch tràn đến mà nhiều trường, nhiều GV chưa kịp chuẩn bị kịch bản sư phạm. Lời khuyên mà ông Ngọc đưa ra là mỗi tiết dạy trực tuyến không quá 40 phút vì người học không thể ngồi nghe quá lâu.
Ông Ngọc cũng cho rằng GV nên chọn phương án tương tác không đồng bộ với HS, tốt nhất là qua nhóm email của từng lớp, từng GV, hay qua mạng xã hội, qua nhóm chat... để trả lời thắc mắc, để kiểm tra kiến thức HS qua các câu hỏi trực tiếp hay trắc nghiệm. Với cách làm như trên thì không lo mạng bị nghẽn, không lo phải chờ đủ HS thì GV mới giảng bài được và HS thậm chí không cần webcam (để chat video với GV) mà vẫn học bài được.
Đồng quan điểm, tiến sĩ Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội), đề nghị các nhà trường tuyệt đối không chuyển đổi cơ học các tiết dạy (trước đây) thành các tiết dạy trực tuyến theo thời gian thực với thời lượng tương đương; ví dụ: 5 tiết (45 phút) thành 225 phút dạy trực tuyến liên tục trong 1 buổi. Nên bố trí xen kẽ các môn học, mỗi môn kéo dài khoảng 35 - 40 phút, giữa có giải lao 10 - 15 phút, mỗi buổi chỉ nên 3 tiết, ngày 2 buổi, thời gian bắt đầu và kết thúc buổi học linh hoạt, phù hợp với thời gian sinh hoạt gia đình HS hiện nay.
Về nguyên tắc sư phạm, phương pháp triển khai, tiến sĩ Tôn Quang Cường lưu ý, cách dạy học trực tuyến cần tuân theo nguyên tắc lớp học đảo ngược, dạy học hỗn hợp và dạy học cá nhân hóa. Theo đó, trước mỗi bài học trực tuyến, GV phải cung cấp nội dung học tập, yêu cầu, tài liệu học tập trước cho HS. Trong quá trình giảng bài không ôm đồm, sa đà vào phân tích, giảng giải nội dung mà chủ yếu quan tâm xem HS tiếp thu được đến đâu, lưu ý đến các điểm HS chưa rõ.
Tuệ Nguyễn
Tăng trách nhiệm giám sát tới học sinh trong dạy và học online Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, khi cả nước cùng cố gắng chống dịch thì ở môi trường giáo dục cũng vậy, từ các Sở GD&ĐT đến các phòng, ban và đặc biệt, nhà trường, phụ huynh, giáo viên cùng học với học sinh. Để hiểu rõ hơn nội dung này, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã trao đổi với ông Thái...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

"Mợ chảnh" Jeon Ji Hyun tuyên bố chấn động về vòng 1 của "chị đại đáng sợ" Kim Hye Soo
Sao châu á
20:28:38 07/04/2025
Động đất Myanmar: Mưa trái mùa đang thách thức nỗ lực cứu hộ
Thế giới
20:26:39 07/04/2025
Diễn viên "lùn nhất" Việt Nam kết hôn với chồng Tây: Sống chill trong biệt thự sân vườn, mua hàng hiệu không tiếc tay
Sao việt
20:26:01 07/04/2025
Vụ kẹo rau củ Kera: Dược sĩ Tiến có mục đích gì?
Netizen
20:10:36 07/04/2025
Mourinho nhận đền bù tới 135 triệu euro
Sao thể thao
19:54:56 07/04/2025
Ông Nguyễn Đắc Vũ không còn là tu sĩ hợp pháp
Pháp luật
19:53:19 07/04/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 22: Việt cảnh cáo Đại vì muốn làm bạn trai của An
Phim việt
17:37:17 07/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon mà không ngán ngấy sau dịp nghỉ lễ
Ẩm thực
17:29:29 07/04/2025
8 kiểu giấc mơ nhắc bạn chú ý vấn đề sức khỏe
Sức khỏe
17:12:34 07/04/2025
SOOBIN công bố concert cá nhân, thiết kế lightstick "trông như đèn pin" khiến fan chia phe tranh cãi
Nhạc việt
15:53:57 07/04/2025