Dạy và học trải nghiệm để giảm thiểu dạy thêm, học thêm
Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT cho đến nay vẫn là hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về việc dạy thêm, học thêm.
Có thể thấy việc dạy và học thêm vẫn có tác dụng nhất định đối với quyền lợi người học, chỉ cần các nhà trường thực hiện nghiêm túc các quy định này.
Việc dạy thêm, học thêm quy định như thế nào?
Ngày 26/8/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Công văn 2499/QĐ-BGDĐT ban hành Quyết định công bố hết hiệu lực các Điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT (ngày 16/5/2012) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Theo đó, Điều 4 quy định các trường hợp không được dạy thêm (trích): Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Điều 5 quy định tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường (trích): Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết;
Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Điều 7 quy định thu và quản lý tiền học thêm (trích): Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường. Như thế, việc dạy thêm học thêm vẫn được thực hiện theo Điều 4, Điều 5, Điều 7 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Giáo viên có nhiều phương pháp dạy và học phong phú có thể giảm thiểu dạy và học thêm.
Giảm thiểu dạy thêm học thêm bằng giáo dục trải nghiệm?
Có thể nhận thấy, nguyên nhân của tình trạng học sinh vẫn bươn bả học thêm là do chương trình học quá tải, hàn lâm. Phương pháp dạy và học nặng về nhồi nhét lí thuyết. Ngoài ra, áp lực kiểm tra, thi cử, bệnh thành tích… khiến học sinh phát sinh nhu cầu học sinh và giáo viên thì cũng có lý do dạy thêm để kiếm thêm thu nhập.
Video đang HOT
Vậy nên, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần thực hiện một số hoạt động sau ở mức độ thường xuyên để giảm thiểu việc học thêm cho học sinh.
Giáo viên có thể liên hệ bài học với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng vào đổi mới phương pháp giáo dục, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.
Học thông qua chơi tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm đa dạng loại hình chơi, đảm bảo các em được học thông qua hoạt động và học qua trải nghiệm, từ đó có những kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 và tạo nền tảng bền vững cho sự nghiệp học tập suốt đời.
Cùng với đó, giáo viên cần động viên, khích lệ các học sinh có học lực yếu hơn để các em có nhiều cơ hội tham gia vào bài học. Mỗi khi học sinh hiểu được bài cho dù chỉ ở mức tối thiểu thì đó cũng chính là động lực để các em tự học, học từ bạn bè để tiến bộ từng ngày mà không cần phải đi học thêm.
Bên cạnh đó, đề kiểm tra, đề thi yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, để tránh hàn lâm như đề của các tỉnh thành khác, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm học 2019-2020 có rất nhiều câu hỏi mang tính thực tiễn không khó về mặt tính toán, học sinh dễ dàng làm được bài.
Ngoài ra, giáo viên cần nhận thức đúng chương trình dạy thêm bên ngoài trường hướng đến các kì kiểm tra, kì thi nhiều hơn là đến phát triển năng lực của học sinh. Học sinh có thể đạt điểm cao qua các bài kiểm tra, bài thi nhưng sau đó kiến thức đọng lại cũng chẳng là bao. Việc ép học sinh đi học thêm bên ngoài nhà trường sẽ khiến cho các em học không hiệu quả.
Và cuối cùng, việc sửa đổi các quy định chính sách tiền lương dành cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (trong đó có giáo viên) cần được thực hiện một cách khoa học, hợp lý. Hiện nay, lương giáo viên mới ra trường còn thấp hơn tiền hỗ trợ sinh viên sư phạm. Nhà nước cần cải cách tiền lương cho đội ngũ nhà giáo thay vì chỉ tăng lương cơ sở thì sẽ giảm thiểu việc dạy thêm và học thêm. Học sinh cũng được thỏa mãn với chương trình chính khóa mà không lo đi học thêm.
Dạy thêm ở THPT đang đè nặng lên vai phụ huynh nghèo, ai dám can đảm từ chối
Những phụ huynh nghèo có lẽ họ sẽ khổ tâm lắm khi thấy mức tiền học thêm và vô vàn các khoản tiền trường được nhà trường liệt kê ở đầu năm học.
Hiện nay, cấp tiểu học đang thực hiện cấm dạy thêm các môn văn hóa nên hầu như các trường không tổ chức dạy thêm tại trường, cấp trung học cơ sở thì việc dạy thêm tại trường chủ yếu chỉ diễn ra vào giai đoạn lớp 9 gần thi tuyển sinh 10 đối với các môn thi.
Các lớp, các môn còn lại rất ít khi nhà trường tổ chức mà thông thường là giáo viên dạy thêm tại nhà.
Thế nhưng, cấp trung học phổ thông lại hoàn toàn khác, gần như khi học sinh bước vào lớp 10 là đã phải "tự nguyện" tham gia học thêm do nhà trường tổ chức. Vì nhiều lý do khác nhau mà học sinh rất khó chối từ "thiện chí" của nhà trường.
Cũng chính vì vậy mà vừa qua, báo chí nói nhiều đến chuyện học sinh lớp 11A2, Trường Trung học phổ thông Đông Sơn 1 (Thanh Hóa) phải đóng hơn 10 triệu đồng/học sinh.
Đặc biệt, nhà trường đưa ra mức thu tiền học thêm: 4.662.000 đồng/em. Theo quy định, đây là khoản thỏa thuận giữa phụ huynh và học sinh. Nhưng theo phản ánh của phụ huynh, nhà trường ấn định mức này và không hề có sự trao đổi, thỏa thuận. [1] Ngay sau khi báo chí phản ánh, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã chỉ đạo yêu cầu nhà trường dừng thu.
Bảng kê của một phụ huynh. (Ảnh minh họa: Báo Lao động)
Đa phần các trường trung học phổ thông đang tổ chức dạy thêm tại trường
Những năm vừa qua, ngành giáo dục liên tục đổi mới nhưng có một điều phụ huynh cảm nhận được là học thêm không thay đổi. Không chỉ với chương trình 2006 mà ngay cả chương trình 2018 ở một số lớp hiện nay thì học sinh vẫn học thêm như thường.
Chắc không chỉ Trường Trung học phổ thông Đông Sơn 1 ở Thanh Hóa tổ chức học thêm tại trường mà nhiều trường trung học phổ thông trên cả nước tổ chức dạy thêm, học thêm và đang phải đóng tiền học thêm rất cao.
Một phụ huynh ở một tỉnh phía Nam chia sẻ với chúng tôi rằng ngay vào đầu năm học, nhà trường đã thu 500.000 đồng/ môn/ học kỳ. Trong các môn học bắt buộc, đương nhiên học sinh sẽ phải đăng ký 3 môn: Toán, Văn, Anh.
Các môn học trong tổ hợp cũng phải đăng ký những môn quan trọng nếu không sẽ khó theo được bạn bè trong lớp. Vì thế, chỉ ngay đầu năm học thì phụ huynh này đã phải đóng tiền học thêm cho con lên đến nửa tháng lương của mình. Đó là chưa kể tiền học phí và các loại bảo hiểm bắt buộc.
Một phó hiệu trưởng hào hứng nói với chúng tôi, mỗi tháng, ngoài lương anh có trên dưới 20 triệu đồng từ tiền chiết khấu dạy thêm của nhà trường. Vì theo quy định mà nhiều trường đang áp dụng hiện nay thì giáo viên đang trực tiếp giảng dạy sẽ được hưởng 70% tiền thu của học sinh.
30% còn lại sẽ trích về nhà trường và tất nhiên những thành viên trong Ban giám hiệu sẽ được nhận phần lớn số tiền này. Chính vì thế, mỗi tháng nhiều quản lý nhà trường tự nhiên có một khoản tiền lớn và hơn rất nhiều lương chính lĩnh hàng tháng.
3 năm nay, Bộ đã chủ trương tinh giản rất nhiều các đơn vị kiến thức của sách giáo khoa qua hướng dẫn của Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH 2021 hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông và Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH 2021 hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Nhưng có lẽ chuyện tinh giản kiến thức môn học với việc dạy thêm, học thêm chẳng liên quan gì đến nhau. Nhà trường vẫn tổ chức dạy thêm và tất nhiên là học sinh cũng phải học thêm theo kế hoạch của nhà trường.
Hơn nữa, việc dạy thêm, học thêm ở cấp trung học phổ thông hiện nay không bị cấm mà các trường thường gắn với kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Vì thế, dù khó khăn thì cũng chẳng có phụ huynh nào đủ can đảm chối từ chuyện học thêm của con em mình.
Câu chuyện dạy thêm, học thêm không mới và nó chưa bao giờ là cũ nên ma trận dạy thêm, học thêm được thực hiện xuyên suốt và tất nhiên các nhà trường cứ âm thầm thực hiện từ năm này sang năm khác.
Gánh nặng đè lên vai phụ huynh nghèo
Sau sau 2 năm dịch bệnh Covid-19 hoành hành khiến cho nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Trong đó, nhiều địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề về công việc và thu nhập hàng tháng.
Trong số hàng trăm, hàng ngàn học sinh ở các nhà trường, chắc chắn không phải đều là con những gia đình khá giả, có điều kiện.
Bởi lẽ, trong một lớp học, bao giờ cũng có những em đủ đầy về vật chất nhưng chắc chắn sẽ có những học sinh là con em lao động phổ thông nên không tránh được nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và cũng đồng nghĩa với những gia đình còn nghèo khó.
Những đồng tiền học ở trường của một số em học sinh nghèo là sự đánh đổi mồ hôi, công sức lam lũ của phụ huynh. Và, có biết bao nhiêu phụ huynh đang làm những công việc nặng nhọc để chắt chiu, dành dụm những đồng tiền ít ỏi cho con em mình đến trường...
Những phụ huynh nghèo có lẽ họ sẽ khổ tâm lắm khi thấy mức tiền học thêm và các khoản tiền trường được liệt kê ở đầu năm học. Nếu đóng tiền cho con em mình, chắc chắn sẽ có nhiều phụ huynh khó khăn lắm nhưng không đóng tiền cho con em mình phụ huynh lại càng khổ tâm hơn.
Vẫn biết, cấm dạy thêm, học thêm bây giờ khó lắm vì nó liên quan đến lợi ích của nhiều người, nhiều đơn vị trường học nhưng có lẽ ngành Giáo dục cũng cần thiết nghiên cứu và có giải pháp cho việc thi cử cuối cấp trung học phổ thông để giảm bớt gánh nặng học thêm cho học sinh nghèo.
Học sinh mỗi vùng miền, mỗi địa phương, địa bàn có điều kiện kinh tế, học tập khác nhau nhưng cuối lớp 12 các em đều thi chung một đề, một thang điểm như nhau. Tất nhiên, vì thành tích của mỗi địa phương nên chuyện dạy thêm, học thêm vì thế mà nở rộ khắp các nhà trường.
Học thêm ngay từ khi bước vào lớp 10, học thêm suốt 3 năm trung học phổ thông ở trường, thậm chí còn học thêm ở nhà cô giáo, ở các trung tâm gia sư để cuối cùng năm nào cũng gần 100% đỗ tốt nghiệp.
Bức tranh dạy thêm, học thêm vẫn là gam màu xám đang hiện hữu ở ngành Giáo dục hiện nay nếu ngành và các địa phương không có những giải pháp căn cơ và cứ mãi chạy theo bệnh thành tích.
'Ép' học sinh học thêm, uy tín thầy cô sẽ bị giảm sút Việc giáo viên ra đề kiểm tra khó để 'ép' học sinh đi học thêm (như các phụ huynh nghi vấn, phản ánh) là không đúng quy định, kéo theo uy tín thầy cô cũng bị giảm sút. ra đề kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng học sinh là cách hạn chế dạy thêm, học thêm. Ảnh: Image Ra đề kiểm tra...