Dạy từ thô tục cho học sinh lớp 1 là không phù hợp
Đối với học sinh lớp 1, không chỉ dạy để các cháu biết được những chữ viết đầu đời, mà còn “viết” lên tâm hồn ngây thơ, trong trẻo của các cháu những điều thật trong sáng.
Các bài học gây tranh cãi trong SGK tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh diều.
Liên quan tới những ý kiến góp ý về nội dung sách giáo khoa lớp 1 còn nhiều từ thô tục, không phù hợp giáo dục dục học sinh lớp 1, GS Trần Đình Sử – Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt 1 cho rằng, những từ như “gà nhí”, “gà nhép”, “chả”, “tợp” đều có trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, nên không thể nói không thông dụng.
Ngoài ra, GS Trần Đình Sử phân tích, từ “chén” trong bài “Cua, cò và đàn cá (1)” được sử dụng để chỉ việc ăn thô tục. Với bối cảnh của bài học này, dùng từ “chén” là hoàn toàn phù hợp, không sai.
Rất đồng ý với GS Trần Đình Sử, dạy cho trẻ lớp 1 những từ trên là không sai. Bởi vì các từ đó là từ trong Từ điển Tiếng Việt, đang tồn tại trong đời sống giao tiếp và sử dụng trong văn viết của người Việt.
Tuy nhiên, sử dụng những từ ngữ có tính thô tục để dạy cho học sinh lớp 1 không thể nói là phù hợp được.
Từ trong từ điển rất nhiều, nhưng mang tính liệt kê, có từ nghĩa đẹp, có từ nghĩa xấu, không phải có trong từ điển là cứ đưa vào sách dạy cho học sinh.
Video đang HOT
Dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1, trong đó có kỹ thuật ghép vần. Hãy chọn những từ đẹp, có ý nghĩa giáo dục cao để dạy cho các em hơn là những từ thô tục. Những từ như “cám ơn”, “xin lỗi”, “làm ơn”, “xin vui lòng”, nếu người biên soạn cố tình dụng công để đưa vào thì sẽ làm được.
Tiếng Việt phong phú, nhiều từ có ý nghĩa sâu sắc và đẹp, nên chọn những từ đó để đưa vào trang sách vỡ lòng, để con cái chúng ta lần đầu tiếp cận với sách giáo khoa dạy Tiếng Việt ở trường học, chỉ học toàn từ ngữ đẹp.
Các từ khác như “tợp”, “chén” (ăn thô bạo, nghĩa xấu), rồi đây học sinh cũng sẽ biết, không vội vàng gì phải nhét vào đầu các cháu ngay từ lớp 1.
Cho nên, các nhà soạn sách nên lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ dư luận.
Trước phản ứng của dư luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa đề nghị rà soát lại SGK Tiếng Việt lớp 1, nhưng ai sẽ là người rà soát. Nếu cũng những người soạn sách này, cũng những người trong hội đồng thẩm định sách, thì việc rà soát sẽ không có kết luận khách quan.
Những người soạn sách cho rằng đã làm rất kỹ lưỡng, những người thẩm định sách đã khen ngợi là sách rất hay, rất tuyệt vời. Họ không còn vai trò rà soát nữa.
Khoa học là khách quan, muốn khách quan phải có một hội đồng độc lập, ngoài những người cũ.
Chúng ta phải làm với tất cả trí tuệ và tấm lòng, vì chính con cái chúng ta.
Chủ tịch Hội đồng Thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 phản hồi yêu cầu rà soát
Theo GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, yêu cầu rà soát của Bộ GD-ĐT là cần thiết để đưa ra những thông tin khách quan.
GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1, cho biết ông đã nhận được công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về đề nghị rà soát lại SGK Tiếng Việt lớp 1.
GS Trần Đình Sử cho rằng yêu cầu rà soát SGK tiếng Việt cần thiết để đưa ra những thông tin khách quan
Theo Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1, việc Bộ GD-ĐT yêu cầu rà soát SGK tiếng Việt là cần thiết để đưa ra những thông tin khách quan tới xã hội. Từ hôm nay 12-10, Hội đồng thẩm định sẽ làm việc và sau khi có kết quả, sẽ thông tin chính thức.
Trước những luồng dư luận trái chiều về SGK Tiếng Việt 1 trong thời gian qua, GS Trần Đình Sử mong muốn phụ huynh hãy bình tĩnh và tin tưởng vào giáo viên cũng như nền giáo dục, kết quả của chương trình sẽ được trả lời trong cuối năm học.
Phản hồi trước thông tin SGK lớp 1 còn nhiều "sạn", Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt 1 cho rằng, những từ như "gà nhí", "gà nhép", "chả", "tợp" đều có trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, nên không thể nói không thông dụng.
Ông cũng cho rằng từ "chén" trong bài "Cua, cò và đàn cá (1)" được sử dụng để chỉ việc ăn thô tục. Với bối cảnh của bài học này, dùng từ "chén" là hoàn toàn phù hợp, không sai.
Bộ GD-ĐT yêu cầu rà soát SGK Tiếng Việt 1
Liên quan đến việc mạng xã hội liên tục lan truyền hình ảnh bài học "Chữ số 4" với ví dụ minh họa "Bốn cái làn" khiến dư luận xôn xao. Nhiều phụ huynh đã bức xúc cho rằng, sách sử dụng nội dung như trên là không phù hợp để dạy trẻ, GS Trần Đình Sử nhấn mạnh không có bài học với nội dung "bốn cái làn" trong cả 5 bộ sách Tiếng Việt hiện hành, thậm chí các sách Toán hay những môn khác cũng đều không có trang nào chứa hình ảnh hay nội dung nêu trên.
"Trong quá trình thẩm định, tôi đã lật giở từng trang, xem từng câu chữ, từng hình ảnh minh họa, nhưng không có xuất hiện nội dung trên. Tôi cũng đã hỏi Hội đồng thẩm định SGK Toán và được trả lời không có ví dụ này" - GS Trần Đình Sử khẳng định.
Trước đó, ngày 11-10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã ký công văn gửi Hội đồng quốc gia thẩm định SGK môn Tiếng Việt lớp 1 về việc rà soát, báo cáo về nội dung SGK Tiếng Việt lớp 1.
Công văn nêu rõ, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hội đồng quốc gia thẩm định SGK đã tổ chức thẩm định SGK lớp 1. Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phê duyệt 5 bộ SGK lớp 1 để các nhà trường lựa chọn, triển khai các hoạt động dạy học theo quy định.
Trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra, khảo sát, nắm tình hình triển khai chương trình, SGK mới ở một số địa phương. Kết quả kiểm tra cho thấy SGK lớp 1 đã được các nhà trường lựa chọn, tổ chức dạy học bước đầu đáp ứng yêu cầu; học sinh lớp 1 được làm quen với phương pháp dạy học mới, hứng thú và tự tin trong học tập.
Tuy nhiên, những ngày qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã có phản ánh về việc SGK môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp đối với học sinh lớp 1. Bộ GD-ĐT đề nghị Hội đồng rà soát, kiểm tra các nội dung báo chí nêu. Báo cáo của Hội đồng thẩm định gửi về Bộ GD-ĐT trước ngày 17-10.
Không chỉ dạy chữ, quan trọng là dạy người Sau khi cha mẹ học sinh lớp 1 nêu lên những vấn đề bất cập trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều, cả GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên và GS Trần Đình Sử - Chủ tịch Hội đồng thẩm định đã có phát ngôn trên báo chí. Nhưng, đó là những lời biện minh chưa có...