Dạy trực tuyến và những câu chuyện vui, buồn giờ mới kể
Rất cần sự thấu hiểu, cảm thông của người thầy để tha thứ, bao dung, ít dần đi sự trách móc, có thế những buổi học online mới không trở thành cực hình với với trẻ
Dù không ai muốn thì dạy học trực tuyến hiện vẫn đang được áp dụng thường xuyên, đại trà ở nhiều tỉnh thành phía Nam do tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phúc tạp.
Tính đến thời điểm này, có nơi đã dạy trực tuyến được 5 tháng, học sinh đang trong giai đoạn kiểm tra giữa học kỳ. Để triển khai và duy trì việc dạy học trực tuyến như thế, là cả một sự cố gắng của ngành và của chính mỗi học sinh và gia đình các em.
(Ảnh minh họa: TTXVN)
Thầy cô cũng trở thành học trò
Dạy học trực tuyến, nếu dạy ào ào cho hết tiết thì không khó nhưng dạy đạt hiệu quả, không phải giáo viên nào cũng có khả năng này. Bởi thế, khi các địa phương triển khai việc dạy học trực tuyến, trong mỗi trường học, không khí học tập (học tập huấn, học lẫn nhau) trở nên sôi nổi khác thường.
Ngoài việc nhờ sự hỗ trợ của những đồng nghiệp dạy tin học, thì giáo viên còn nhờ cả những học trò cũ rành về công nghệ thông tin giúp đỡ với mong muốn có được nhiều hơn những thao tác, những kỹ thuật để thiết kế bài dạy thêm hấp dẫn, thêm sinh động nhằm thu hút học sinh.
Có những em học sinh khi được thầy cô hỏi đã rất nhiệt tình chỉ dẫn một cách tỉ mỉ như quay clip từng thao tác và gửi về, đóng vai học trò ngồi học, gọi điện, nhắn tin hỏi han xem cô thầy đã thực hiện tốt chưa.
Có vô vàn thứ để học từ đơn giản đến phức tạp. Như việc sao không có âm thanh? Sao không có hình ảnh? Tắt âm thanh của học trò thế nào? Chia sẻ màn hình, gắn thẻ, chọn hình thức một cửa sổ hay toàn màn hình?
Rồi đổi phông nền sao cho đẹp, cách sử dụng bảng trắng ra sao?…đến việc thiết kế các slide sao cho đẹp, thiết kế trò chơi sao cho sinh động, cho hay để giờ học thêm hấp dẫn.
Gần đến ngày vào dạy chính thức, từng tổ chuyên môn lại xoay vòng tập giảng. Một người là giáo viên, những người còn lại sẽ vào vai học sinh ngồi học để góp ý những ưu điểm và phản hồi những điều còn bất cập.Không khí học tập ở các trường bỗng trở nên sôi nổi lạ thường. Ai cũng trở thành học trò để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Những thầy cô giáo trẻ có lợi thế hơn về công nghệ thông tin thường rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho những thầy cô giáo lớn tuổi.
Video đang HOT
Các thầy cô giáo nhập cuộc rất nhanh và say mê học đôi khi quên cả giờ giấc. Có những buổi tập giảng kéo dài từ buổi sáng qua cả những giờ nghỉ trưa thông thường nhưng ai nấy vẫn chưa muốn kết thúc. Theo lời một giáo viên vì càng học càng thấy mình cần phải học.
Chưa hết, về đêm cha mẹ, con cái vợ (hoặc chồng) đôi khi lại vào vai học sinh ngồi nghe giảng, tương tác như những giám khảo để duyệt lại lần cuối bài dạy để ngày mai “lên sóng”. Khi bài giảng đã xong, là lúc các thầy cô giáo lo trang phục, đầu tóc. Những giáo viên nữ còn chuẩn bị thêm chút đồ trang điểm lên hình cho đẹp.
Thầy giáo Thanh, giáo viên một trường trung học cơ sở tại Bình Thuận cho biết: “Mình không chỉ xuất hiện trước vài chục em học sinh để giảng dạy mà có khi cũng có chừng ấy phụ huynh đang ngồi bên con để quan sát, theo dõi. Vì thế, xuất hiện trước học sinh bao giờ cũng phải chỉnh chu và hoàn hảo như khi đi dạy trực tiếp ở trường”.
Cô giáo Mai cũng nói rằng: “Dạy trực tuyến mà chỉ ngồi đọc bài giảng thì học sinh chán lắm. Muốn thu hút sự chú ý của các em, giáo viên phải soạn thêm bài giảng điện tử, tổ chức thêm trò chơi để tạo sự hấp dẫn. Bởi thế, việc đầu tư cho từng bài giảng là vô cùng cần thiết nên học bao nhiêu vẫn chưa đủ”.
Tổ chức giảng dạy trực tuyến cho học sinh vừa giúp các em học tập trong mùa dịch mà cũng chính là dịp để các thầy cô giáo trau dồi thêm kỹ năng công nghệ thông tin của bản thân mình.
Giáo viên chuẩn bị chu toàn nhưng bài giảng có thành công lại phụ thuộc rất lớn vào phụ huynh và học sinh.
Muôn vàn lý do để học sinh trốn học và trốn tương tác
Mỗi buổi học, giáo viên đều thực hiện việc điểm danh, có những học sinh vắng học nhắn tin báo với cô rằng nhà em cúp điện, nhà em mạng bị hư hoặc mạng yếu nên đăng nhập không được.
Có hôm, giáo viên vui mừng vì lớp học rất đông đủ nhưng khi gọi trả bài thì 10 em mới một em lên tiếng. Thầy cô yêu cầu bật camera thì đủ lý do nào là camera nhà em hư rồi. Khi được thầy hỏi dồn, học sinh bật camera lên thì thấy đang cởi trần bên tô mì ăn dở.Sự việc chỉ bị lộ khi một học sinh nào đó ở cùng khu phố tố rằng: “Hôm qua khu phố nhà mình có cúp điện đâu? Thầy ơi! Bạn ấy chơi game á, chiều con đi ngang qua nhà vẫn thấy bạn ý chơi mà”.
Đôi khi gọi trả lời đợi hoài mới nghe tiếng “con vừa đi vệ sinh nên không nghe gì ạ”.
Có phụ huynh thật thà gọi cho thầy, nó dậy sớm mở máy điểm danh xong đi ngủ lại rồi. Có em cô đang giảng bài thì liên tục xin có ý kiến. Tưởng bé thắc mắc gì, cô dừng lại thì nghe: “Cô ơi! Phi Nhung chưa chết!”. Cả lớp nhốn nháo “Ai chưa chết? Ai bảo thế…”… phải cả lúc sau cô mới ổn định được trật tự.
Một đồng nghiệp kể rằng, có em nhắn tin: “Cô ơi! Em không nghe cô nói gì hết á nhưng bỗng nhiên cô lại nghe rất rõ tiếng một người vọng vào: sao cô mày giảng bài to vậy?
Rồi hàng chục lý do khác được đưa ra như, mạng yếu nên em không nghe câu hỏi của cô. Máy nhà em hết pin rồi, em nghỉ sớm nha cô. Cô ơi! Nhà hàng xóm hát karaoke nên cô đừng gọi em nha cô. Em gãi tai chớ không giơ tay cô ơi. Chữ nhỏ quá cô ơi! Sao chữ mờ vậy cô? Cô chiếu nhanh quá vậy cô … Các em khác thấy rõ không? – Dạ rõ cô ạ!
Những chuyện trăn trở
Có những gia đình nơi ngồi học của con cũng chính là phòng sinh hoạt chung của cả nhà nên nếu người lớn bất cẩn, nhiều hình ảnh tế nhị cứ lọt vào lớp học. Khi thì ba cởi trần mặc quần đùi, mẹ mặc áo 2 dây cứ vô tư lượn qua lại trước lớp.
Khi thì ba, mẹ nằm trên nệm nói chuyện khá lớn, có khi lại vọng vào cả tiếng gáy thật to. Học sinh nhao nhao “Cô ơi! Tiếng gì ồn quá!”, “Nhà bạn Hùng đó cô! Ô, ô, bố bạn Hùng đang ngủ”…kèm sau những câu nói ấy là tiếng cười vang vọng của cả lớp.
Lớp đang học, lại nghe tiếng hát karaoke, tiếng chúc tụng nhau trong tiệc nhậu”Dô! Dô! Trăm phần trăm nhé!”, rồi giọng một bé rụt rè: “Nhà con ồn lắm cô ạ”.
Phụ huynh can thiệp sâu vào quá trình học tập của con
Trẻ học trực tuyến không có phụ huynh bên cạnh cũng lo vì một số em tính tự giác học tập yếu nên dễ lơ là việc học mà lậm sâu vào các trò chơi trên mạng.
Tuy nhiên can thiệp quá sâu vào việc học của con cũng gây áp lực cho không ít giáo viên.
Một đứa trẻ ngồi học đôi khi có đến 2 tài khoản (nick name), hỏi ra mới biết mẹ con đi làm nhưng vẫn mở ra để theo dõi con học, hoặc trong một khung hình có tới vài người ngồi bên để hỗ trợ. Thầy cô đặt câu hỏi, trò chưa kịp trả lời đã nghe tiếng nhắc bài và tiếng chì chiết “Dốt thế? Có vậy mà cũng không trả lời được”.
Có em câu trả lời nào cũng đúng, cũng nhanh nhưng cô hỏi giải thích vì sao con chọn đáp án ấy, lại ú ớ và cho biết là mẹ con bày đó.
Suốt cả thời gian dài, trẻ không được đến trường, không được giao lưu với bạn bè mà suốt ngày phải ngồi học online đôi khi bên cái màn hình bé tý cũng vô cùng bức bối.
Về phía phụ huynh, nhiều gia đình phải bỏ công ăn việc làm để theo con từng buổi trong điều kiện kinh tế khó khăn. Bởi thế, đôi khi cũng khó tránh khỏi những uẩn ức, sự kìm nén mà trút giận lên các em.
Từ những thực trạng trên, cũng rất cần sự thấu hiểu, cảm thông của những người thầy để tha thứ, bao dung mà ít dần đi sự trách móc, có thế những buổi học online mới không trở thành cực hình đối với trẻ.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện câu chuyện, góc nhìn của tác giả.
Nhiều băn khoăn khi học sinh trở lại trường
Nhằm chuẩn bị đón học sinh trở lại trường vào tháng 12 tới, các trường học trên địa bàn TPHCM đã cải tạo cơ sở vật chất, xây dựng nhiều phương án dạy học trong bối cảnh bình thường mới.
Tuy nhiên, làm sao khắc phục tình trạng học sinh (HS) chênh lệch về kiến thức, thay đổi thói quen học tập sau thời gian dài học trực tuyến là câu hỏi đang đặt ra cho nhà trường.
Em Khánh An (quận 8) đang tập trung theo bài học khi học trực tuyến tại nhà. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Rà soát trình độ học sinh khi trở lại trường
Hiện tại, các trường tiểu học, THCS và THPT đã hoàn tất kiểm tra giữa học kỳ 1 năm học 2021-2022. Ghi nhận chung cho thấy, các đề kiểm tra đều ở mức độ nhận biết và thông hiểu, câu hỏi vận dụng thấp và không có câu hỏi vận dụng cao. Lý giải điều này, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết, chưa thể đòi hỏi tỷ lệ 100% HS tham gia học trên internet do khó khăn về đường truyền mạng, thiết bị, dịch bệnh chi phối... "Tình trạng HS tiếp thu kiến thức không đồng đều trong lớp học luôn xảy ra dù dạy học trực tiếp hay trực tuyến. Tuy nhiên, khi tổ chức dạy học trực tuyến, chênh lệch sẽ nhiều hơn do nhiều nguyên nhân khách quan như điều kiện đường truyền, thiết bị đầu cuối, môi trường học tập lẫn nguyên nhân chủ quan từ ý thức, khả năng tự học", đại diện Sở GD-ĐT chia sẻ. Do đó, dạy học qua internet là giải pháp tình thế trong giai đoạn hiện tại.
Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu yêu cầu, khi HS trở lại trường, giáo viên ở từng lớp có trách nhiệm rà soát việc tiếp thu kiến thức của HS để có biện pháp bổ sung kiến thức phù hợp. Ở bậc tiểu học, giáo viên rà soát kiến thức, kỹ năng nào HS chưa nắm vững để bổ sung. Riêng với bậc THCS và THPT, ở từng môn học, giáo viên có kế hoạch củng cố kiến thức theo 2 hình thức: củng cố chung trên lớp hoặc tổ chức phụ đạo riêng từng nhóm HS.
Việc rà soát, bổ sung kiến thức có làm ảnh hưởng đến tiến độ dạy học của học kỳ 2 hay không? Ông Nguyễn Văn Hiếu cho rằng, các trường phổ thông hiện nay đã được trao quyền chủ động phân bổ thời gian hoàn thành các nội dung chương trình giáo dục, do đó giáo viên có thể chủ động xây dựng nội dung bài học, làm sao đảm bảo mục tiêu chương trình. Các thầy cô có thể linh động bố trí thời gian để bổ sung, rà soát việc tiếp thu kiến thức của HS song song với triển khai kiến thức mới. Điều này không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình khi kết thúc năm học. Tuy nhiên, phó hiệu trưởng một trường THCS ở quận Bình Thạnh lo ngại, những lớp có tỷ lệ HS không tham gia dạy học trực tuyến cao hoặc HS cần bổ sung kiến thức nhiều, giáo viên phải phụ đạo. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tổng số tiết dạy và quyền lợi của giáo viên. Đây là vấn đề cần được cơ quan quản lý quan tâm và hướng dẫn thực hiện.
Quan tâm sức khỏe tinh thần học sinh
Theo TS Nguyễn Thụy Phương, giảng viên Trường Đại học Paris (Pháp), khi HS trở lại trường học, nhà trường đứng trước 2 lựa chọn là ưu tiên thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục hoặc quan tâm phát triển các kỹ năng nhận thức, xã hội cho HS sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và giãn cách xã hội. Ở góc độ khác, nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Thúy Uyên Phương, người sáng lập một trong những hệ thống trường ngoại khóa chuyên sâu đầu tiên ở Việt Nam, cho rằng, khi HS trở lại trường học, song song với việc điều chỉnh chương trình, thói quen học tập cũng là nội dung cần được các trường quan tâm. Sau thời gian dài học trực tuyến, nhiều HS đã quen với việc ngồi trước màn hình máy tính 3-10 giờ mỗi ngày, mất thói quen ghi chép bài học do quen với việc sử dụng điện thoại di động chụp hình, xem video clip bài giảng, tương tác qua bàn phím... Chuyên gia này dự báo, khi trường học mở cửa trở lại, các mô hình ngoại khóa sẽ "có đất dụng võ" nhằm bổ sung khoảng trống về kỹ năng và kiến thức mà trường chính khóa không giải quyết nổi. Khi đó, gia đình trở thành phòng học nối dài của nhà trường trong vai trò phối hợp cùng giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục HS.
Một số nghiên cứu giáo dục gần đây cho thấy, khi HS trở lại trường, dạy học trực tuyến vẫn là phương pháp được các trường tiếp tục sử dụng nhằm bổ trợ cho quá trình dạy học trực tiếp. Theo nhà nghiên cứu Vũ Đức Trí Thể, dịch bệnh đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong giáo dục hơn 10 năm, tạo ra áp lực lớn cho cả người dạy lẫn người học. Khi việc học triển khai phần lớn qua màn hình, đòi hỏi khả năng làm chủ của người học, các yếu tố về quản trị cảm xúc, kỹ năng thích ứng và sức khỏe tinh thần cho HS là những yêu cầu mới đặt ra trong giáo dục. Để thực hiện mục tiêu xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", ngành giáo dục cần thêm giải pháp quan tâm sức khỏe tinh thần và nhu cầu xã hội của HS.
Kiểm tra giữa kỳ bằng hình thức trực tuyến: Đặt niềm tin vào sự tự giác, trung thực của học sinh Dịch bệnh khiến học sinh nhiều tỉnh, thành trên cả nước phải học tập trực tuyến từ đầu năm học 2021-2022. Vì vậy, việc tổ chức kiểm tra đánh giá giữa kỳ từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 11 cũng đang được thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Việc tổ chức kỳ kiểm tra được thực hiện trên tinh thần nhẹ...