Dạy trực tuyến sợ nhất là … ‘mất mạng’
Hành trình đến với phương thức giảng dạy trực tuyến của tôi đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc rất đặc biệt.
“Thầy ơi, thầy mất mạng rồi sao ?”
Chắc có lẽ sợ “mất mạng” là sự ám ảnh với cả thầy lẫn trò, khi mà việc dạy và học trực tuyến đều phụ thuộc vào tốc độ và sự ổn định của đường truyền internet.
“Thầy ơi, thầy đâu rồi?”, “Thầy ơi, thầy mất mạng rồi sao?”, “Thầy ơi, thầy bị đá ra khỏi hệ thống rồi”, “Ôi, thầy trở lại rồi, thầy hồi sinh rồi kìa!” là những câu nói được nghe rất thường xuyên trong những buổi học sau mỗi lần mạng internet nhà thầy bị chập chờn hay tạm thời mất tín hiệu.
Có những ngày, thầy say sưa ngồi giảng. Cứ tưởng rằng học trò cũng đang say sưa nghe giảng, nhưng nào ngờ, thầy đang ngồi nói chuyện một mình trước màn hình máy vi tính vì mạng internet bị mất kết nối lúc nào chẳng hay.
Video đang HOT
“Tôi nói các bạn có nghe rõ không ?”
“Tôi nói các bạn có nghe rõ không?”, “Các bạn đâu hết rồi?”, “Xin đừng bỏ thầy giáo một mình!” là những câu hỏi và cảm thán mà người viết thường xuyên phải bật lên để kiểm tra tình hình kiến thức đã được truyền đi. Một số kiến thức phải giảng đi, giảng lại nhiều lần vì sinh viên này nghe được nhưng sinh viên kia lại nghe chẳng rõ. Tất cả tội tình là do sự bất ổn định của đường truyền internet…
Sinh viên trong giờ học online
Hôm nọ, lớp học đang diễn ra lại nghe tiếng ngáy “khò khò” làm nhiễu âm thanh. Kiểm tra một hồi mới biết, có em mang máy tính lên giường, bật điều hòa, nghe bài giảng. Vậy là, 10 phút sau, đã ngủ say sưa vào giấc mộng và bật lên những âm thanh lạ. Cả lớp ai cũng cười, nhờ vậy mà không khí cũng rộn ràng hơn, dù chỉ cảm nhận thông qua những mặt cười (icon) ở cửa sổ tin nhắn của cả lớp học.
Những học trò bất đắc dĩ
Hoạt động dạy trực tiếp tại giảng đường thì đối tượng người học được gói gọn trong phạm vi những học trò theo từng lớp học phần. Tuy nhiên, với việc dạy trực tuyến thì học trò là ai, thầy không thể quản nổi. Một số lượng lớn các em sử dụng loa ngoài để nghe giảng bài, giọng của thầy cứ vang vang. Có trường hợp còn bắt loa cho cả nhà nghe, thậm chí cho cả khu phòng trọ và hàng xóm cùng nghe.
Thậm chí, học trò còn dùng các phần mềm để quay lại, để ghi âm và có em còn livestream luôn phần giảng của thầy. Thế là, một lượng học trò bất đắc dĩ đã xuất hiện…
Tiết học dành cho những học trò rụt rè
Theo quan sát cá nhân của người viết, nhiều sinh viên dường như rất rụt rè trên giảng đường nhưng lại rất siêng năng trao đổi tại lớp học trực tuyến. Dường như việc không đối mặt trực tiếp với giảng viên và ánh mắt của bạn học, rào cản tâm lý được dỡ bỏ. Đây là điều thú vị nhất của việc giảng dạy trực tuyến vì đã tạo điều kiện cho một người học từ trạng thái rụt rè thành chủ động.
Dạo mới bắt đầu triển khai giảng dạy trực tuyến, mọi thứ đều khó khăn. Kinh nghiệm thiếu, tâm thế không sẵn sàng, hệ thống hạ tầng không hỗ trợ. Vậy rồi hoàn cảnh bắt buộc phải thực hiện và dấn thân, chúng ta từng bước làm quen với phương thức giảng dạy phi truyền thống này và phát hiện rằng mình cũng có thể làm được.
Rà soát, điều chỉnh nội dung giảng dạy cấp tiểu học
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị ngày 23/3, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài cho rằng, việc triển khai mô hình giảng dạy trực tuyến cấp tiểu học vừa thể hiện tính chủ động vừa là giải pháp tình thế. Hiện, Bộ GD&ĐT đang tổ chức rà soát để đánh giá, điều chỉnh phù hợp.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài
Ông có đánh giá như thế nào về việc nhiều địa phương bắt đầu triển khai ôn tập, giảng dạy trực tuyến, trên truyền hình cho học sinh cấp tiểu học?
- Về tinh thần chung, Bộ GD&ĐT rất khuyến khích các địa phương xây dựng, triển khai các mô hình giảng dạy sáng tạo, hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến hay qua hệ thống truyền hình hiện nay cho học sinh cấp tiểu học là giải pháp vừa thể hiện tính chủ động trong đào tạo và tính tình thế khi cả nước đang tích cực cùng phòng, chống dịch Covid-19.
Có ý kiến hoài nghi rằng, ở lứa tuổi tiểu học chưa thể áp dụng rộng rãi mô hình giảng dạy trực tuyến hoặc nếu có thì cần triển khai nhiều giải pháp cùng lúc với sự kèm cặp chặt chẽ từ giáo viên, cha mẹ học sinh. Ông nhận định thế nào về nội dung này?
- Đúng là học sinh cấp tiểu học còn quá nhỏ để giao hay làm chủ công nghệ trong học tập. Bởi vậy, khi xây dựng chương trình đào tạo, cơ quan chức năng đã tính toán rất kỹ các yếu tố liên quan. Học sinh ở lứa tuổi này chỉ có lượng kiến thức vừa phải, giáo viên cùng phụ huynh xây dựng các thói quen, kỷ luật học tập và tạo dựng niềm đam mê cho học sinh tìm tòi, yêu thích các giờ giảng.
Đặt giả thiết dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trong thời gian dài, phía Bộ GD&ĐT có điều chỉnh gì để học sinh vẫn đảm bảo được chương trình học tập không, thưa ông?
- Hiện tại, Bộ GD&ĐT đang tổ chức rà soát trên diện rộng các nội dung đào tạo để có những đánh giá, điều chỉnh. Hướng rà soát, đánh giá sẽ tập trung ưu tiên thời lượng kiến thức cốt lõi, lược nội dung mang tính nâng cao và thiết kế bài giảng, nội dung học tập thành các chủ đề. Việc làm này vừa giúp giản tiện bài giảng, tiết kiệm thời gian vừa giảm tải song vẫn đảm bảo kiến thức cơ bản cho học sinh.
Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, các lớp học trực tuyến hay truyền hình hiện chưa thể thay thế mô hình đào tạo truyền thống. Sau khi học sinh trở lại trường, các trường phải tổ chức đánh giá lại toàn bộ quá trình học tập qua trực tuyến hay truyền hình, từ đó, cơ quan quản lý sẽ cân nhắc, xem xét, điều chỉnh các phương pháp đào tạo tiếp theo.
Xin cảm ơn ông!
Du học hè điêu đứng vì Covid-19 Giờ này năm ngoái, Kelly Cheng, sống tại Thượng Hải, đang chuẩn bị kế hoạch du học hè cho con gái Tingting, 10 tuổi. Nhưng năm nay cô bé sẽ ở nhà. Kelly cho biết hai năm qua, Tingting đã tham dự trại hè quốc tế bốn tuần tại Australia và năm tuần tại New Zealand. Các chương trình được lên kế hoạch...