Dạy trực tuyến, đo ’sức khỏe’ các trường Đại học

Theo dõi VGT trên

Khả năng ứng dụng công nghệ trong dạy học online của các trường đại học bộc lộ rõ nét khi sinh viên phải nghỉ học tập trung để phòng dịch.

Dạy trực tuyến, đo sức khỏe các trường Đại học - Hình 1

Sinh viên học trực tuyến trên mạng. Ảnh: hồng vĩnh

Với tình hình dịch Covid-19 như hiện nay, các trường ĐH chưa thể chốt được thời gian sinh viên quay trở lại trường. Trong thời gian này, một số trường đã triển khai dạy trực tuyến. Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn cụ thể hình thức đào tạo này.

Công nhận kết quả học từ xa đối với sinh viên chính quy

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT yêu cầu các ĐH, trường ĐH, học viện, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo) tích cực thực hiện các phương án phòng chống dịch theo chỉ đạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng cơ sở đào tạo.

Theo Bộ GD&ĐT, thời gian qua, nhằm đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch và kế hoạch năm học, một số cơ sở đào tạo đã chủ động triển khai các phương thức đào tạo từ xa (ĐTTX), đào tạo trực tuyến. Để thống nhất thực hiện, Bộ GD&ĐT yêu cầu cơ sở đào tạo căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, để cân nhắc sử dụng các phương thức ĐTTX đối với một số học phần phù hợp, áp dụng cho các khoá đào tạo chính quy, vừa làm vừa học trong thời gian học sinh, sinh viên không học tập trung do dịch Covid-19, trong đó, khuyến khích sử dụng phương thức đào tạo trực tuyến qua mạng, bảo đảm chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra của từng học phần và chương trình đào tạo.

Đảm bảo các điều kiện cần thiết, tổ chức ĐTTX phù hợp với phương thức ĐTTX mà cơ sở đào tạo lựa chọn gồm: hệ thống kỹ thuật hỗ trợ, học liệu, giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý… và các điều kiện khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, theo quy định của Bộ GD&ĐT. Xây dựng các tài liệu hướng dẫn cho giảng viên, cán bộ quản lý, người học về các kỹ năng cần thiết để dạy – học từ xa (ví dụ kỹ năng sử dụng máy tính, thiết bị di động…); quy trình và cách thức tổ chức dạy – học theo phương thức ĐTTX; quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập… Thông báo đầy đủ thông tin tới giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý, người học (tài liệu hướng dẫn ĐTTX, học liệu, kế hoạch học tập, kiểm tra, đánh giá…), bảo đảm có sự chuẩn bị, thực hiện thống nhất giữa cơ sở đào tạo và người học khi tổ chức thực hiện.

đo “ Sức khỏe” trường H thời 4.0

Hơn một tháng nghỉ học vừa qua, việc tổ chức dạy học trực tuyến diễn ra khá thuận lợi ở những trường sớm có tầm nhìn và chiến lược phát triển giáo dục thông minh. Đó là các ĐH mở, ĐH trực tuyến, các trường mạnh về công nghệ thông tin như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Mở Hà Nội, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Các trường khối kinh tế cũng đưa loại hình dạy – học này vào triển khai như ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế quốc dân…

Video đang HOT

Tuy vậy, bên cạnh những ĐH năng động “sáng đèn” dạy học online với hàng loạt bài giảng trực tuyến trong mùa dịch, thực tế cũng cho thấy vẫn còn khá nhiều trường chỉ dừng lại ở mức cho giảng viên, sinh viên làm quen với cái gọi là học trực tuyến. Đáng chú ý là có những trường hoàn toàn offline, chờ ngày sinh viên đến học tập trung. Sinh viên được nghỉ thì giảng viên cũng nghỉ theo.

Nhiều trường không tham gia dạy học trực tuyến vì vẫn chưa có sự chuẩn bị đồng bộ, từ cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cho đến người học. Có trường khi đối diện dịch bệnh và sinh viên nghỉ dài ngày mới thực sự thấy lợi hại của việc đầu tư cho dạy học trực tuyến, muốn xoay cũng loay hoay không kịp. PGS. Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, khẳng định để dạy trực tuyến được “nuột”, quy trình “êm” thì không phải chỉ ngày một ngày hai chuẩn bị là xong. ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã phải chuẩn bị trong 6 năm qua.

Mùa dịch Covid-19 giúp các trường đo được sự cần thiết của việc dạy học online và cũng đo được chính “sức khỏe” của mình trước hoạt động này. “Sức khỏe” ở các trường không đều nhau, vì thế, Bộ GD&ĐT hiện cũng chỉ khuyến khích dạy học trực tuyến trong thời gian nghỉ vì dịch Covid-19.

NGHIÊM HUÊ (tienphong.vn)

Dạy học online: Bậc ĐH vẫn chưa thích nghi

Dạy và học online tưởng chừng như dễ dàng trong thời đại số nhưng thực tế cho thấy hiệu quả không cao khi cả thầy lẫn trò đều bỡ ngỡ

Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 khiến trường học phải ngưng đón học sinh, sinh viên trở lại trường trong thời gian dài và hiện nhiều trường ĐH đã cho sinh viên nghỉ hết tháng 3. Trước tình huống này, nhiều trường tổ chức dạy online nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều hạn chế từ phía thầy lẫn trò.

Không dám dạy bài mới

Để phòng chống dịch Covid-19, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM là trường mạnh dạn ra thông báo sớm cho sinh viên nghỉ dài hạn và chưa tính đến phương án dạy online ngay cả đến thời điểm này. Theo lãnh đạo nhà trường, không riêng gì sinh viên của trường mà phần lớn sinh viên khác cũng chưa quen với hình thức đào tạo này. Mặt khác, điều kiện của sinh viên khác nhau nên nếu áp dụng dạy online thì nhiều sinh viên sẽ thiệt thòi.

Cụ thể, PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho rằng chưa cần đề cập tính tự giác của sinh viên, nếu trường tổ chức dạy online thì hình thức đào tạo này cũng chỉ đáp ứng cho một bộ phận sinh viên ở những nơi có điều kiện. Sinh viên của trường không chỉ có ở các TP, đô thị lớn mà có cả những vùng nông thôn khó khăn. Nhiều gia đình không lắp đặt internet hoặc nếu có thì tốc độ đường truyền thấp không đủ đáp ứng để học online nên nếu tổ chức thì bộ phận này sẽ thiệt thòi.

Tại Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP HCM), từ cuối tháng 2, trường đã triển khai dạy online. Một đại diện của trường cho biết các bài giảng của giảng viên vừa có dạng phát trực tiếp vừa có dạng ghi hình, biên tập hoàn chỉnh rồi cho phát, tùy theo tính chất môn học sẽ có cách thức phù hợp. Theo kết quả khảo sát của trường, có khoảng 10%-15% sinh viên không thể theo dõi hết bài giảng do tốc độ đường truyền thấp. Do vậy, sinh viên cần biết rõ trường sẽ dạy online đến khi nào để sắp xếp chỗ học...

TS Đặng Thị Ngọc Lan, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho biết trước tình hình kéo dài thời gian nghỉ của sinh viên, trường cũng tổ chức dạy online nhưng mục đích chính là củng cố kiến thức, giúp các em ôn tập để tránh tụ tập chứ không đặt vấn đề tổ chức dạy học nội dung mới vì nếu dạy nội dung mới, sinh viên ở khu vực xa xôi không lắp đặt internet sẽ không thể tiếp cận được.

Dạy học online: Bậc ĐH vẫn chưa thích nghi - Hình 1

Giảng viên đang giảng bài tại Phòng Dạy và học số của Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP HCM). Ảnh: HUY LÂN

Cần kết hợp nhiều phương thức

PGS-TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, thông tin: Trường đã đầu tư nhiều tỉ đồng, đồng thời phải mất 6 năm mới xây dựng được cơ bản thói quen học online cho sinh viên. Thế nên, với những trường chỉ mới áp dụng sẽ khó có thể đạt kết quả và chất lượng như mong đợi trong một sớm một chiều.

Theo ông Dũng, vấn đề nhiều trường dễ mắc phải nhất là chưa hình dung hết những khó khăn khi dạy online. Một số đơn vị cứ hiểu rằng học online nghĩa là học từ xa nhưng không phải. Dạy online đúng nghĩa không phải kiểu dạy như trên truyền hình và một số trường hiện nay đang làm là giáo viên cứ quay video dài hàng giờ rồi đưa lên internet cho sinh viên nghe giảng. "Một bài giảng cứ quay video một lèo 1-2 giờ thì sao sinh viên xem và học cho được. Việc thiết kế bài giảng online phải chia nhỏ học phần thành các chủ đề kéo dài khoảng 10-15 phút, ngay sau 10 phút học, phải có đánh giá xem học sinh có hiểu bài không. Sau đó mới phát tiếp nội dung học tập khác" - ông Dũng nói.

Chính vì thế, PGS-TS Đỗ Văn Dũng chỉ rõ khó khăn về tư duy của người lãnh đạo chưa hiểu đúng bản chất của dạy online, giảng viên chưa có kinh nghiệm giảng dạy, sinh viên chưa có thói quen học; hệ thống dạy học chưa chuyên nghiệp nên gây nhàm chán, không tạo ra hứng thú tương tác giữa giảng viên và người học... Đặc biệt, giảng viên phải tâm huyết và dành nhiều thời gian cho việc xây dựng bài giảng, kiểm tra bài tập và trao đổi với sinh viên. Đây là vấn đề cần thời gian để thầy và trò cùng thích nghi.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 10-3, TS Lê Viết Khuyến, Trưởng Ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ Việt Nam), cho rằng với tình hình dịch bệnh hiện nay, không thể biết trước được học sinh, sinh viên sẽ nghỉ học đến bao giờ, vì thế cần chủ động đối phó bằng cách dạy học từ xa. Ông Khuyến cho rằng nếu chỉ dựa vào dạy trên truyền hình thì không ổn mà kinh nghiệm thế giới cho thấy trong điều kiện dịch Covid-19 như hiện nay, việc kết hợp cả 2 phương thức dạy học trực tiếp và từ xa sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là chỉ áp dụng một phương thức. Đánh giá học sinh cũng là việc của nhà trường chứ không thể đánh giá từ xa vì học sinh, sinh viên chưa đủ tự giác. "Người học có thể đến trường làm bài kiểm tra tập trung để có kết quả chính xác nhất" - ông Khuyến nói.

Theo chuyên gia này, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) nên khuyến khích và công nhận kết quả học trực tuyến của các trường đã chủ động triển khai nghiêm túc cũng như việc dạy học từ xa sau này. Có như thế, các trường mới quyết tâm vào việc dạy học, thay vì chỉ là ôn lại kiến thức cũ.

Chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tại phiên họp mới nhất Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Bộ GD-ĐT ngày 10-3, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã khẳng định bộ sẽ tăng cường hướng dẫn việc dạy và học từ xa bảo đảm nền nếp và chất lượng.

Để việc triển khai dạy và học từ xa đồng bộ và hiệu quả, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các đơn vị thuộc bộ tiếp tục tăng cường hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục gắn với hoạt động dạy học theo hình thức từ xa bảo đảm nền nếp và chất lượng. Trong đó, cần làm rõ những nội dung có thể dạy và học từ xa, phương thức triển khai cho từng nhóm đối tượng, đặc biệt phải tính đến học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để các em không bị thiệt thòi.

Bộ GD-ĐT đề nghị các trường sư phạm hỗ trợ nguồn học liệu cho các địa phương, cơ sở giáo dục phổ thông để triển khai việc dạy và học từ xa.

Đề nghị triển khai phương thức giáo dục từ xa

Hiệp hội Các trường ĐH - CĐ Việt Nam và Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam vừa có kiến nghị khẩn gửi tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cho các trường triển khai phương thức giáo dục từ xa trong mùa dịch Covid-19.

Hiệp hội cho rằng đối với khu vực giáo dục, mặc dù Chính phủ đã giao trách nhiệm cho ngành giáo dục chủ động quyết định thời gian trở lại nhà trường cho học sinh, sinh viên nhưng dường như nhiệm vụ đó cho tới nay vẫn là vấn đề rất khó khăn đối với ngành. Hiện trong xã hội vẫn đang tồn tại 2 quan điểm trái ngược nhau, một là cần cho học sinh, sinh viên tiếp tục nghỉ học vì tình hình dịch bệnh rất nghiêm trọng, trong khi trường học là nơi tập trung học sinh nên nguy cơ lây lan sẽ rất lớn. Hai là phải cho học sinh, sinh viên đi học trở lại ngay vì khung thời gian đã kịch trần, kéo dài thời gian nghỉ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn thể hệ thống giáo dục và còn kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực khác.

"Như vậy, bài toán đặt ra đối với giáo dục Việt Nam hiện nay là cần sớm có được một giải pháp vĩ mô để chủ động đối phó với mọi diễn biến xấu có thể của đại dịch. Giải pháp đó một mặt không đòi hỏi nhà trưởng phải ngừng hoạt động nhưng mặt khác không đòi hỏi phải tập trung đông học sinh, sinh viên tại trường để tránh nguy cơ lây lan" - bản kiến nghị nêu rõ.

Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ Việt Nam và Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam cũng cho hay qua theo dõi trên các kênh thông tin truyền thông, việc thay thế phương pháp dạy truyền thống trên lớp bằng các phương thức dạy học từ xa (bao gồm dạy qua truyền hình, dạy trực tuyến online...) đã được Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác triển khai, song song với lệnh đóng cửa trường học đại trà.

"Trên tinh thần như Thủ tướng đã chỉ đạo "chống dịch Covid-19 như chống giặc", trong tình hình nước sôi lửa bỏng về dịch Covid-19, trong bản kiến nghị lần 3, hiệp hội xin kiến nghị Thủ tướng sớm có quyết định chỉ thị cho Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông, Truyền hình Việt Nam và UBND các tỉnh, TP khẩn trương bàn bạc để lên kế hoạch triển khai việc dạy học từ xa, trước hết là dạy học qua truyền hình, cho khối giáo dục phổ thông trước ngày học sinh đến trường đại trà như quyết định của bộ trưởng Bộ GD-ĐT" - bản kiến nghị nêu rõ.

Xung quanh kiến nghị này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao Bộ GD-ĐT xem xét và sớm có ý kiến về kiến nghị cho các trường triển khai phương thức giáo dục từ xa trong thời gian có dịch Covid-19.

Huy Lân - Yến Anh

Theo Người lao động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bỏ nhà ra đi suốt 8 năm vì trượt đại học, ngày trở về nhìn thấy bố, nam thanh niên gào thét: "Ông không phải cha tôi!"Bỏ nhà ra đi suốt 8 năm vì trượt đại học, ngày trở về nhìn thấy bố, nam thanh niên gào thét: "Ông không phải cha tôi!"
08:27:10 19/01/2025
"Ông hoàng" chiêu trò tâm cơ Song Joong Ki: Tung vô số đòn hạ Song Hye Kyo, đâu ngờ "gậy ông đập lưng ông""Ông hoàng" chiêu trò tâm cơ Song Joong Ki: Tung vô số đòn hạ Song Hye Kyo, đâu ngờ "gậy ông đập lưng ông"
08:46:15 19/01/2025
Sao Việt 19/1: Bạn gái Chí Trung tới xem Táo Quân, Công Lý tươi tắn bên vợ trẻSao Việt 19/1: Bạn gái Chí Trung tới xem Táo Quân, Công Lý tươi tắn bên vợ trẻ
09:13:38 19/01/2025
Hơn 20 giờ truy bắt nghi phạm sát hại 4 người thân ở Phú XuyênHơn 20 giờ truy bắt nghi phạm sát hại 4 người thân ở Phú Xuyên
10:58:57 19/01/2025
Phát hiện điều "đắt giá" về gia đình Á hậu Phương NhiPhát hiện điều "đắt giá" về gia đình Á hậu Phương Nhi
08:39:31 19/01/2025
Vệ sinh nhà tắm, bồn cầu đừng chỉ dùng nước tẩy rửa: Thêm 1 thứ này vào là sạch bong, sáng bóngVệ sinh nhà tắm, bồn cầu đừng chỉ dùng nước tẩy rửa: Thêm 1 thứ này vào là sạch bong, sáng bóng
09:13:54 19/01/2025
Clip Luna Đào vừa đến Trấn Thành liền rời thảm đỏ, cái liếc mắt chưa đến 2 giây bị camera bắt gọnClip Luna Đào vừa đến Trấn Thành liền rời thảm đỏ, cái liếc mắt chưa đến 2 giây bị camera bắt gọn
11:30:33 19/01/2025
Buộc 2 bàn chải cũ vào nhau, giải quyết mọi rắc rối, cả nam và nữ đều thíchBuộc 2 bàn chải cũ vào nhau, giải quyết mọi rắc rối, cả nam và nữ đều thích
08:19:18 19/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xuân Son cực tình cảm bên vợ, nằm viện vẫn được bà xã "tiếp sức" bằng món chuối chiên khoái khẩu

Xuân Son cực tình cảm bên vợ, nằm viện vẫn được bà xã "tiếp sức" bằng món chuối chiên khoái khẩu

Sao thể thao

14:09:57 19/01/2025
Sau AFF Cup 2024, ngoài việc ăn mừng chức vô địch bóng đá Đông Nam Á, người hâm mộ bóng đá Việt Nam cũng dành nhiều sự quan tâm cho tình hình sức khoẻ của các cầu thủ ĐT Việt Nam đang gặp chấn thương
Trẻ trung, hiện đại và phóng khoáng bậc nhất là chiếc áo dài cách tân

Trẻ trung, hiện đại và phóng khoáng bậc nhất là chiếc áo dài cách tân

Thời trang

14:03:03 19/01/2025
Áo dài cách tân tựa như một tuyên ngôn về gu thẩm mỹ hiện đại, cách để các quý cô khẳng định cái tôi trong dòng chảy văn hóa hướng về nguồn cội.
Tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vong

Tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vong

Tin nổi bật

13:32:41 19/01/2025
Ô tô va chạm với xe khách và xe container khi chạy trên quốc lộ 1 qua tỉnh Khánh Hòa, gây tai nạn liên hoàn khiến 1 nạn nhân tử vong, 12 người bị thương.
4 ô tô đâm 'dồn toa' ở Đại lộ Thăng Long, xe con biến dạng

4 ô tô đâm 'dồn toa' ở Đại lộ Thăng Long, xe con biến dạng

Sức khỏe

13:22:32 19/01/2025
Rạng sáng 19/1, một vụ tai nạn giao thông liên hoàn đã xảy ra trên Đại lộ Thăng Long (đoạn gần cầu vượt Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội) khiến 4 ô tô hư hỏng nặng.
Minh Tuyết 'lội ngược dòng' ở chung kết 'Chị đẹp đạp gió'

Minh Tuyết 'lội ngược dòng' ở chung kết 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

13:05:21 19/01/2025
Chung kết Chị đẹp đạp gió chứng kiến cú chuyển mình ngoạn mục của Minh Tuyết và các đồng đội khi từ vị trí cuối bảng vươn lên thứ hai.
Ngày nào con cũng mong đến giờ ăn trưa để mở hộp cơm mẹ nấu, bên trong có một thứ rất đặc biệt!

Ngày nào con cũng mong đến giờ ăn trưa để mở hộp cơm mẹ nấu, bên trong có một thứ rất đặc biệt!

Netizen

13:04:38 19/01/2025
Dù hàng quán có rất nhiều món ngon, mới lạ, thế nhưng ai cũng sẽ phải thừa nhận rằng cơm nhà là một điều gì đó cực kỳ đặc biệt. Những món ăn nóng hổi, chắc chắn là hợp khẩu vị mà mẹ nấu mỗi ngày luôn khiến những đứa con phải háo hức, mo...
Hari Won, Minh Hằng rạng rỡ đến mừng Trấn Thành ra mắt 'Bộ tứ báo thủ'

Hari Won, Minh Hằng rạng rỡ đến mừng Trấn Thành ra mắt 'Bộ tứ báo thủ'

Sao việt

13:02:29 19/01/2025
Tối 18.1, Trấn Thành chính thức trình làng phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ . Sự kiện có sự tham gia và ủng hộ của đông đảo khách mời và loạt sao Việt đình đám.
Hot nhất MXH: Đại gia khóc lóc cầu xin vợ diễn viên tái hợp, kêu oan vụ ngoại tình với Hoa hậu Hoàn vũ

Hot nhất MXH: Đại gia khóc lóc cầu xin vợ diễn viên tái hợp, kêu oan vụ ngoại tình với Hoa hậu Hoàn vũ

Sao châu á

12:57:33 19/01/2025
Vị đại gia này khiến MXH xôn xao khi ôm hoa và nhẫn kim cương 11,19 carat lên sóng livestream xin vợ diễn viên tha thứ.
Không khí Tết Việt trên đất Algeria

Không khí Tết Việt trên đất Algeria

Thế giới

12:38:17 19/01/2025
Chị Nguyễn Thị Thu Loan, một kiều bào gốc Trà Vinh sinh sống và làm việc nhiều năm tại thủ đô Algiers, chia sẻ đây là lần đầu tiên chị được tham gia gói bánh chưng tại Algeria, điều này gợi cho chị nhiều kỷ niệm khi còn được đón Tết ở q...
Xuất hiện tựa game Soulslike mới đầy thú vị, được coi là Elden Ring phiên bản "khủng long"

Xuất hiện tựa game Soulslike mới đầy thú vị, được coi là Elden Ring phiên bản "khủng long"

Mọt game

11:33:45 19/01/2025
FromSoftware đã tạo nên một cơn sốt khi phát hành series Dark Souls, và gần đây nhất là Elden Ring - các tựa game Soulslike khiến không ít game thủ phải phấn khích.
Khoe với chồng tổng tiền thưởng Tết của gia đình được 30 triệu, nào ngờ anh muốn dùng số tiền đó biếu mẹ và em dâu

Khoe với chồng tổng tiền thưởng Tết của gia đình được 30 triệu, nào ngờ anh muốn dùng số tiền đó biếu mẹ và em dâu

Góc tâm tình

11:33:23 19/01/2025
Quyết định chồng đưa ra làm tôi bối rối, không biết phải làm sao cho hợp lý nữa?Anh cả muốn độc chiếm 3000m2 đất, thay đổi di chúc của bố mẹ, tôi quyết tâm kiện ra tòa nhưng chồng lại khuyên tôi từ