Dạy trực tuyến cần chút hài hước để SV tỉnh ngủ
Luôn vui vẻ, hài hước, thiết kế bài giảng cũng như cách thức tương tác linh hoạt… là những kỹ năng mà nhiều giảng viên đang hướng tới để thu hút SV trong các tiết dạy trực tuyến.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thoa áp dụng phương pháp “lớp học đảo ngược” – NVCC
Qua hơn một tháng giảng dạy trực tuyến, tiến sĩ Nguyễn Văn Thụy, Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết: “Mỗi buổi dạy, tôi thường bắt đầu sớm trước khoảng 15 phút để SV ổn định. Trong thời gian này, tôi thường cho SV thực hiện chương trình âm nhạc theo yêu cầu để giải trí và tạo cảm hứng cho buổi học. Khi vào tiết học, thay vì thảo luận nhóm như khi giảng trực tiếp trên lớp, tôi tập trung khai thác các ý kiến cá nhân của từng SV về các tình huống trong thực tiễn. Ngoài ra, tôi cố gắng cung cấp càng nhiều tài liệu cho SV về môn học càng tốt và có những bài kiểm tra nhỏ để đánh giá sự theo dõi của SV”.
Theo tiến sĩ Thụy, trong quá trình dạy, giảng viên cần kiểm soát SV có liên tục theo dõi bài giảng hay không. Đây cũng là vấn đề khá “nan giải” trong hình thức đào tạo này. Tiến sĩ Thụy luôn yêu cầu SV phải bật camera, liên tục tương tác thông qua các câu hỏi và yêu cầu SV trả lời.
Để SV không buồn ngủ và có cảm hứng ngồi học suốt 3 – 4 giờ liên tục, tiến sĩ Thụy tìm kiếm rất nhiều tình huống video trên YouTube và các phương tiện khác để đan xen vào bài giảng, tạo sự sống động, giảm sự nhàm chán.
“Đặc biệt, trong giảng dạy trực tuyến, giảng viên cần pha thêm chút hài hước để thay đổi tâm lý của người học. Tiếng cười sẽ giúp SV “tỉnh ngủ” và có thêm cảm hứng theo dõi tiết học. Và nếu được, hãy lưu lại bài giảng của mình, gửi lên hệ thống quản lý học trực tuyến của lớp để SV có thể xem lại”, tiến sĩ Thụy cho biết.
Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thoa, Trưởng khoa Chính trị – Luật, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho hay giảng viên sẽ tăng cường giảng dạy tương tác với SV qua mô hình “lớp học đảo ngược”, nghĩa là SV sẽ phải tự làm việc với nội dung bài trước, bằng việc đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các phương tiện hỗ trợ như băng hình, trình chiếu PowperPoint, và khai thác tài liệu trên mạng. Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải bài tập, ứng dụng lý thuyết bài giảng vào giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để xây dựng hiểu biết dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Video đang HOT
“Thay vì thuyết giảng, trong lớp học, dạy học trực tuyến theo phương pháp lớp học đảo ngược, giảng viên đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, có thể giúp SV giải quyết những điểm khó hiểu trong bài học mới. Nếu sử dụng phương pháp thuyết giảng thì giảng viên tăng cường trao đổi thông qua hệ thống các câu hỏi để tương tác với SV”, tiến sĩ Thoa chia sẻ.
Hà Thành
Vẫn còn nhiều tranh cãi chuyện bỏ thi THPT Quốc gia
Theo một số chuyên gia, nếu bỏ thi THPT Quốc gia, không chỉ học sinh mà thầy cô cũng sẽ không còn động lực để phấn đấu trong học tập và giảng dạy, các em sẽ chỉ dành thời gian vào việc học các môn chính để thi đại học mà bỏ quên các môn khác.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, thời điểm này là thích hợp để bỏ kỳ thi này, ít nhất là trong năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT QG 2019
Dù Bộ GD&ĐT đã công bố tinh giảm chương trình, công bố đề thi minh họa nhưng câu chuyện bỏ hay giữ kỳ thi THPT QG vì dịch COVID-19 vẫn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía các chuyên gia giáo dục. Đây là vấn đề nan giải từ nhiều năm nay, khiến học sinh, phụ huynh quan tâm, nhất là thời điểm năm học bị ảnh hưởng lớn do dịch bệnh COVID-19.
Quá sớm để bàn chuyện bỏ hay giữ.
Ông Nguyễn Thanh Thống, Hiệu trưởng Trường THCS- THPT Trí Đức, quận Tân Phú, TPHCM cho biết, năm học 2019- 2020 bị ảnh hưởng khá nhiều do dịch bệnh ở hầu hết các cấp từ mầm non cho đến đại học. "Riêng học sinh lớp 12 là đối tượng chịu tác động trực tiếp và lớn nhất do còn phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT QG. Tuy nhiên, thời điểm này bàn về việc bỏ hay giữ kỳ thi này thì vẫn còn quá sớm", ông Thống nói.
Theo ông Thống, Bộ GD&ĐT đã công bố tinh giảm chương trình, công bố đề thi mẫu đồng thời cũng đã lùi lịch thi THPT QG 2020 đến tháng 8. "Giả sử đến tháng 5 học sinh đi học trở lại, nếu chiếu theo lịch học và ôn tập đến ngày diễn ra kỳ thi thì mọi chuyện vẫn đúng tiến độ. Thời điểm này hãy khoan bàn chuyện bỏ hay giữ kỳ thi mà phải dựa vào tình hình diễn biến của dịch bệnh", ông Thống nêu quan điểm.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân cho rằng thời điểm này là sớm để bàn. Theo ông Độ, chiếu theo đề thi minh họa và nội dung chương trình đã được tinh giảm thì ngay lúc này, cơ bản học sinh cũng đã có thể tham gia kỳ thi THPT QG.
"Nếu bỏ thi ngay thì sẽ làm cho các em không còn động lực phấn đấu, thầy cô cũng không còn động lực dạy học. Bản thân các trường đại học cũng sẽ tổ chức thêm các kỳ thi riêng, lúc đó càng phức tạp hơn, nhất là trong thời buổi dịch bệnh như hiện nay", ông Độ nói.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyên sinh và truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cho rằng thời điểm này chưa thích hợp để quyết định bỏ kỳ thi, mặc dù có nhiều người muốn bỏ và bỏ sẽ không có ảnh hưởng gì.
Thí sinh trao đổi bài thi sau một buổi thi của kỳ thi THPT QG 2019
"Việc bỏ thi sẽ làm cho các em mất động lực trong việc học tập, các em dành thời gian vào việc học các môn chính để thi đại học mà bỏ quên các môn khác. Và đặc biệt, tâm lý học xong bỏ đó bởi thế nào mà chả tốt nghiệp sẽ xuất hiện ở nhiều em", ông Sơn lý giải.
"Năm nay có thể giảm bớt kiến thức cho kỳ thi, thậm chí có thể dừng không thi 1 năm, nhưng kỳ thi thì không nên bỏ, đến khi nào gỡ bỏ ranh giới giữa các vùng miền thì mới nên bỏ", ông Sơn nêu quan điểm.
Trong khi đó, TS Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TPHCM cho biết, hiện có nhiều ý kiến băn khoăn rằng nếu bỏ thi THPT QG thì phải đề nghị Quốc hội điều chỉnh Luật Giáo dục sửa đổi. "Điều này, tôi cho rằng không cần thiết! Nói khác hơn là Luật đã đủ điều kiện để thực hiện!", ông Lý nói.
Ông Lý dẫn chứng, Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ban hành ngày 14/6/2019 (khoản 3, điều 34 dành cho học sinh THPT) quy định rất rõ: "Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông".
Bạn đọc Báo tienphong.vn bình chọn phương án thi THPT năm 2020
"Như vậy, học sinh THPT hoàn thành chương trình, đủ điều kiện thì được dự thi nhưng không bắt buộc phải là kỳ thi do ai tổ chức! Luật không quy định phải là kỳ thi THPT QG!", ông Lý nói và cho rằng vì dịch phải bỏ thi thôi, các địa phương sẽ phân công cơ quan chuyên môn cấp bằng tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐHQG TPHCM, cần bỏ thi THPT QG (ít nhất là trong năm 2020 do Covid-19) là việc làm dễ nhất hiện nay, chắc chắn được học sinh, phụ huynh ủng hộ. Tuy nhiên, ông Nghĩa cũng đặt câu hỏi nhìn xa hơn nếu bỏ thi THPT QG năm 2020, những năm tiếp theo sẽ như thế nào?
"Kỳ thi THPT QG hiện nay là thành trì cuối cùng để đánh giá kết quả học tập ít nhất là ở năm lớp 12. Đặc biệt, trong những năm tới, làm thế nào để đánh giá hiệu quả, mức độ đạt mục tiêu của chương trình sách giáo khoa phổ thông mới trên phạm vi quốc gia?", ông Nghĩa đặt câu hỏi.
Nguyễn Dũng
Nữ sinh mồ côi cha lăn lộn kiếm tiền từ năm 11 tuổi, rơi nước mắt khi trường giảm học phí Mới 11 tuổi, Nguyễn Thị Mai đã phải vật lộn kiếm tiền sinh sống. Khi Mai đang học năm thứ nhất đại học thì ba mất. Nguyễn Thị Mai hiện đang là sinh viên năm thứ hai, chuyên ngành Kế toán, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. Sinh ra tại Tiền Giang, ở tuổi 11, lúc các bạn đồng trang lứa vẫn...